Omicron hợp thức hoá sự thất bại về nhận định lạm phát và đổ lửa vào khủng hoảng năng lượng toàn cầu

Giúp NTDVN sửa lỗi

Mặc dù có tốc độ lây lan chóng mặt, cao hơn nhiều so với biến thể Delta, nhưng biến thể mới Omicron trong đại dịch Covid-19 lại có mức độc tính có thể không đáng ngại. Đây là tin tốt. Nhưng tin xấu là Omicron sẽ là cái cớ để hợp thức hoá các nhận định sai lầm của quan chức Mỹ về lạm phát; tức là lạm phát sẽ ở mức cao và tồn tại trong dài hạn. Omicron cũng là cái cớ để OPEC và Nga tiếp tục thổi giá năng lượng… Một cú đánh bồi vào túi tiền thủng của người dân toàn cầu.

Kể từ khi lạm phát bùng phát vào tháng 2/2021 ở Mỹ, Chủ tịch Fed Jerome Powell và Bộ trưởng Tài chính Mỹ Janet Yellen đều bảo trì quan điểm lạm phát chỉ làm tạm thời do đứt gãy chuỗi cung ứng. Nhưng lạm phát vẫn cứ kéo dài và tăng cao ngược với dự báo. Hai tháng trở lại đây, cả ông Powell và bà Yellen đã thay đổi ngữ điệu về lạm phát; nhưng mới chỉ dừng lại ở mức ‘lạm phát có thể kéo dài hơn dự kiến’.

Omicron cung cấp cho Fed và Bộ Tài chính cái cớ để thừa nhận lạm phát

Nhưng giờ đã khác. Omicron trở thành cái thang giúp Fed và Bộ Tài chính bước xuống từ các nhận định sai về lạm phát.

Thứ 5 (02/12), Bộ Trưởng Tài chính Mỹ Janet Yellen tuyên bố rằng biến thể Coronavirus mới Omicron có thể ảnh hưởng tới lạm phát, làm trầm trọng thêm gián đoạn chuỗi cung ứng và dẫn đến tăng trưởng kinh tế chậm hơn, theo Reuters.

Bà Yellen nói rằng biến thể mới “có thể tồn tại với chúng ta trong một thời gian khá dài”, có thể góp phần vào lạm phát.

Biến thể Delta đã gây ra suy thoái kinh tế Mỹ hồi đầu năm. Và, với mức độ dễ lây lan mà biến thể mới xuất hiện, có rất nhiều sự không chắc chắn trên thị trường và giữa các chính phủ trên thế giới.

Hiện tại, Omicron, được xác định lần đầu tiên ở miền nam Châu Phi, đã lan rộng ra khoảng 24 quốc gia trên thế giới, bao gồm Mỹ, Canada, và các quốc gia ở châu Âu và châu Á.

Cho đến nay, các triệu chứng được báo cáo là nhẹ trong các trường hợp được tìm thấy ở Nam Phi cũng như ở Mỹ. Tuy nhiên, các nhà khoa học đang yêu cầu thêm thời gian để đưa ra kết luận chắc chắn về biến thể mới nhất.

Bà Yellen cho biết Kế hoạch Giải cứu người Mỹ trị giá 1,9 nghìn tỷ USD của chính quyền Biden có thể "phần nào" góp phần vào lạm phát; nhưng chủ yếu, đại dịch lây lan và nhu cầu tiêu dùng gia tăng đã làm tăng giá cả. Trước đó, bà Yellen từng tuyên bố rằng kế hoạch chi tiêu 1,9 nghìn tỷ USD làm giảm lạm phát vì giá dịch vụ y tế, hàng hoá được chính phủ chi trả (!). Đây là một lập luận đáng kinh ngạc từ người chịu trách nhiệm về ngân khố quốc gia Mỹ. Tất cả chúng ta đều biết rằng lạm phát là vấn đề của giá cả; nó không liên quan tới việc ai trả tiền cho hàng hoá. Thêm vào đó, càng là khu vực công chi trả chi phí thì hiệu quả với giá cả, hàng hoá càng thấp; tức là thúc đẩy lạm phát càng mạnh hơn.

Omicron hợp thức hoá sự thất bại về nhận định lạm phát và đổ lửa vào khủng hoảng năng lượng toàn cầu, Omicron cung cấp cho Fed và Bộ Tài chính cái cớ để thừa nhận lạm phát, Omicron đổ thêm dầu vào khủng hoảng năng lượng trong mùa đông 2021, Omicron cản trở phục hồi kinh tế toàn cầu, Omicron khiến tình trạng thiếu chip của thế giới trầm trọng hơn
Bà Janet Yellen, Bộ trưởng Tài chính Hoa Kỳ. (Ảnh: Chip Somodevilla / Getty Images)

Nhà Trắng và hầu hết các quan chức Mỹ từ chối chấp nhận sự thật là lạm phát bùng phát do:

  • (i) tiền rẻ ngập thị trường, các gói cứu trợ không giới hạn trong thời gian dài thúc đẩy đầu cơ; tạo bong bóng giá thị trường chứng khoán và bong bóng bất động sản. Bong bóng giá tài sản tăng cao hiển nhiên tác động vào túi tiền của mọi người dân - những người phải thuê nhà ở với giá cao hơn;
  • (ii) đứt gãy chuỗi cung ứng hiển nhiên cũng tác động làm tăng chi phí vận chuyển, khan nguồn cung. Cung thiếu hụt khiến giá cả tăng và lạm phát tăng. Nhưng đó không phải là tất cả;
  • (iii) các chính sách chống biến đổi khí hậu đã triệt tiêu ngành khai thác dầu, nhiên liệu tự nhiên. Từ đó, giá năng lượng (dầu, than) tăng cao;
  • (iv) cuối cùng, vị thế của Mỹ ở Trung Đông và chính trường thế giới suy giảm khiến các lời kêu gọi OPEC và Nga tăng sản lượng dầu của Mỹ bị vô hiệu. Điều này càng thúc đẩy cuộc khủng hoảng năng lượng toàn cầu nóng hơn bởi lý do chính trị.

Và Omicron xuất hiện, làm trầm trọng thêm tất cả các lý do bùng phát lạm phát này. Một cú đánh bồi vào túi tiền thủng của hầu hết dân số toàn cầu.

Đổ thêm dầu vào khủng hoảng năng lượng trong mùa đông 2021

Giá năng lượng toàn cầu tăng lên mức cao nhất trong vài năm qua. Giá dầu ngọt nhẹ Texas (WTI) đạt 82 USD, mức cao nhất kể từ năm 2014. Và Goldman Sachs dự đoán giá dầu sẽ tiếp tục tăng lên 90 USD vào cuối năm nay. Trong khi đó, giá khí đốt tự nhiên, than, và điện đã leo lên mức cao kỷ lục do tình trạng thiếu hụt ở châu Á, châu Âu, và Mỹ.

Sự phục hồi sau đại dịch COVID-19 đã thúc đẩy nhu cầu trên toàn cầu. Bên cạnh đó, các chính sách năng lượng ở Trung Quốc và châu Âu đã hạn chế sản xuất than và các nhiên liệu hóa thạch khác. Các nhà nghiên cứu của JPMorgan gọi đó là cuộc khủng hoảng năng lượng “COVID-xanh”.

Tại Mỹ, giá dầu đã tăng trở lại từ mức thấp gần 20 USD/thùng vào mùa xuân năm 2020 khi các doanh nghiệp đóng cửa. Và hiện nay chúng ở trên mức trước khi đại dịch xảy ra. Một lý do là OPEC đã cắt giảm sản lượng 10% trong thời kỳ suy yếu. Cho đến nay, tổ chức này vẫn chưa khôi phục lại sản lượng. Một yếu tố khác là tình trạng thiếu khí đốt tự nhiên hóa lỏng (LNG) ở nước ngoài đã khiến các doanh nghiệp chuyển sang dầu mỏ, điều này làm tăng thêm áp lực về giá.

Bên ngoài Hoa Kỳ, các vấn đề còn nghiêm trọng hơn.

Tại Trung Quốc, một số tỉnh vẫn phải cắt điện luân phiên do thiếu than, từ đó làm giảm sản lượng công nghiệp. Sự thiếu hụt bắt nguồn từ những nỗ lực của Bắc Kinh nhằm kiểm soát ô nhiễm và hành động ngừng nhập khẩu than từ Úc sau thỏa thuận phát triển tàu ngầm chạy bằng năng lượng hạt nhân của nước này với Mỹ.

Omicron hợp thức hoá sự thất bại về nhận định lạm phát và đổ lửa vào khủng hoảng năng lượng toàn cầu, Omicron cung cấp cho Fed và Bộ Tài chính cái cớ để thừa nhận lạm phát, Omicron đổ thêm dầu vào khủng hoảng năng lượng trong mùa đông 2021, Omicron cản trở phục hồi kinh tế toàn cầu, Omicron khiến tình trạng thiếu chip của thế giới trầm trọng hơn
Tình trạng cắt điện lan rộng khắp Trung Quốc khiến người dân đại lục bất mãn. (Ảnh: Weibo)

Ở châu Âu, việc cung cấp khí đốt tự nhiên bị ảnh hưởng bởi điều kiện khí hậu và các chính sách xanh nhằm giảm lượng khí thải carbon. Châu Âu đang có một mùa đông lạnh giá bất thường. Trong khi đó, một đợt tĩnh gió kéo dài trên Biển Bắc vào mùa hè đã làm giảm sản lượng của các tuabin gió phát điện. Theo chuyên gia năng lượng Daniel Yergin, các chính phủ châu Âu đang lo lắng về tình trạng thiếu hụt tiếp tục vào mùa đông; và họ đang vật lộn để cung cấp các khoản trợ cấp cho các hộ gia đình và người đi làm.

Omicron xuất hiện khi cuộc khủng hoảng năng lượng đang căng thẳng. Điều này khiến OPEC và Nga, nguồn cung năng lượng chính, có cớ để giảm sản lượng khai thác (vì cầu giảm). Trong khi đó, các lệnh hạn chế đi lại, các biện pháp phong tỏa cũng làm tăng chi phí vận tải và chi phí năng lượng. Nói một cách hình ảnh, Omicron đổ thêm dầu vào lửa của cuộc khủng hoảng năng lượng ngay giữa mùa đông 2021.

Omicron cản trở phục hồi kinh tế toàn cầu

Các biến thể Omicron đang giáng một đòn mạnh vào hy vọng lạc quan rằng kinh tế thế giới sẽ bước vào năm 2022 trên một cơ sở vững chắc hơn. Biến thể này có khả năng phá hoại kế hoạch của các nhà hoạch định chính sách khi đang tập trung vào lạm phát chứ không phải là cầu yếu.

Việc áp đặt các hạn chế đi lại sẽ làm lung lay niềm tin của người tiêu dùng và doanh nghiệp. Các lệnh hạn chế hoạt động có khả năng được ban hành ở một số nơi ngay khi kỳ nghỉ lễ đang diễn ra. Đài truyền hình NTV đưa tin, Nhật Bản sẽ cấm nhập cảnh triệt để tất cả du khách nước ngoài như một phần trong kế hoạch kiềm chế sự lây lan của virus.

Các nhà kinh tế của Goldman Sachs Group Inc. đã chỉ ra 4 khả năng, một trong số đó bao gồm một kịch bản thị trường xuống dốc khi xuất hiện một làn sóng lây nhiễm lớn vào quý I/2022. Khi đó, ​​tăng trưởng toàn cầu chậm lại ở mức 2% theo quý hàng năm - hay thấp hơn 2,5 điểm phần trăm so với dự báo hiện tại của họ. Tăng trưởng toàn cầu nói chung vào năm 2022 sẽ là 4,2% - thấp hơn 0,4 điểm phần trăm so với dự báo hiện tại.

Một kịch bản khác, lành tính hơn, là Omicron không gây nguy hiểm như lo ngại ban đầu. Nhưng sự xuất hiện của biến thể này như một lời nhắc nhở rằng đại dịch sẽ vẫn là mối đe dọa đối với nền kinh tế toàn cầu.

Theo Mickey Levy, nhà kinh tế trưởng về Mỹ và châu Á tại Berenberg Capital Markets, nếu biến thể này lan rộng, “nó có thể làm chậm đà phát triển lành mạnh của nền kinh tế”.

Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) vào tháng 10 đã cảnh báo rằng sự phục hồi đã mất đà và ngày càng trở nên chia rẽ. IMF tính toán tổng sản phẩm quốc nội cho các nền kinh tế tiên tiến sẽ trở về mức trước đại dịch vào năm 2022 và thậm chí vượt mức 0,9% vào năm 2024. Họ cho rằng các thị trường mới nổi và đang phát triển sẽ vẫn kém hơn so với dự báo trước đại dịch là 5,5% vào năm 2024.

Omicron khiến tình trạng thiếu chip của thế giới trầm trọng hơn

Theo BBC, Makoto Uchida cũng đưa ra cảnh báo rằng biến thể Omicron có thể làm trầm trọng thêm áp lực về tình trạng thiếu chip trong ngành công nghiệp ô tô.

Ô tô, điện thoại thông minh, và một số thiết bị gia dụng đều được sử dụng chip. Khi đại dịch năm 2020 vừa bắt đầu, một số nhà máy sản xuất chip đã phải đóng cửa. Trong khi đó, nhu cầu tăng vọt sau đó càng làm trầm trọng thêm vấn đề. Những người làm việc tại nhà cần máy tính xách tay, máy tính bảng, và webcam để hoàn thành công việc.

Một nghiên cứu mới cho thấy, ngoài đại dịch COVID-19, tranh chấp công nghệ giữa Trung Quốc và Mỹ đã khiến nhiều công ty Trung Quốc tích trữ một lượng lớn chip trong những năm gần đây. Đây là một nguyên nhân quan trọng khác dẫn đến tình trạng thiếu chip toàn cầu.

Omicron hợp thức hoá sự thất bại về nhận định lạm phát và đổ lửa vào khủng hoảng năng lượng toàn cầu, Omicron cung cấp cho Fed và Bộ Tài chính cái cớ để thừa nhận lạm phát, Omicron đổ thêm dầu vào khủng hoảng năng lượng trong mùa đông 2021, Omicron cản trở phục hồi kinh tế toàn cầu, Omicron khiến tình trạng thiếu chip của thế giới trầm trọng hơn
Một nhà máy của nhà sản xuất chất bán dẫn Đài Loan TSMC ở Đài Trung, Đài Loan, ngày 25/3/2021. (Ảnh: Sam Yeh / AFP qua Getty Images)

Theo nghiên cứu của tổ chức tư vấn của Đức Stiftung Neue Verant wortung, yếu tố quan trọng nhất làm gián đoạn chuỗi cung ứng chip toàn cầu là sự gia tăng nhu cầu đối với chip trong chuỗi giá trị bán dẫn sau COVID-19 và cuộc cạnh tranh công nghệ Mỹ - Trung. Khi Mỹ áp đặt lệnh cấm xuất khẩu đối với Huawei vào năm 2019, “một số công ty Trung Quốc đã bắt đầu tích trữ chip vì sợ phải đối mặt với những thách thức tương tự Huawei”.

Tuy Trung Quốc là quốc gia sản xuất lớn nhất thế giới nhưng nước này vẫn phụ thuộc nhiều vào nhập khẩu trong lĩnh vực chủ chốt là chip. Trung Quốc là thị trường tiêu thụ chất bán dẫn lớn nhất thế giới, đặc biệt ở khúc đầu chuỗi cung ứng với tỷ lệ tự cung tự cấp rất thấp. Trung Quốc chủ yếu vẫn phụ thuộc vào nhập khẩu. Vượt qua dầu thô, chất bán dẫn thậm chí đã trở thành mặt hàng nhập khẩu lớn nhất của Trung Quốc.

Bộ trưởng Thương mại Mỹ Gina Raimondo thừa nhận đây là một vấn đề toàn cầu do tính chất phức tạp của chuỗi cung ứng. Điều này có nghĩa là sự bùng phát dịch bệnh ở phía bên kia của địa cầu có thể khiến giá cả tại Mỹ tăng vọt. Ví dụ, giá ô tô mới vào tháng 10 tại Mỹ đã tăng mạnh nhất kể từ những năm 1970; bởi các nhà sản xuất ô tô không thể có được số lượng chip mà họ cần để chế tạo ô tô.

Thủy Tiên



BÀI CHỌN LỌC

Omicron hợp thức hoá sự thất bại về nhận định lạm phát và đổ lửa vào khủng hoảng năng lượng toàn cầu