Ông Biden đang quyết liệt tạo việc làm… cho Trung Quốc

Giúp NTDVN sửa lỗi

“Đây là khoản đầu tư việc làm lớn nhất của Mỹ kể từ Thế chiến thứ hai”, Tổng thống Joe Biden cho biết vào ngày 31/3 vừa qua tại Pittsburgh, khi công bố chương trình cơ sở hạ tầng trị giá 2,3 nghìn tỷ USD, "Nó sẽ tạo ra hàng triệu việc làm, những công việc được trả lương cao". Ông ấy đã đúng. Kế hoạch việc làm Mỹ sẽ tạo ra hàng triệu công việc được trả lương cao. Tuy nhiên, nhiều công việc trong số đó sẽ không ở Mỹ...

Vì 3 ba lý do chính dưới đây, kế hoạch việc làm của ông sẽ toàn dụng lao động ở Trung Quốc: Đầu tiên, Biden sẽ tạo ra nhu cầu nhiều hơn đáng kể đối với vật liệu Trung Quốc để phục vụ cho việc cải thiện cơ sở hạ tầng vật chất theo kế hoạch của Mỹ. Thứ hai, các đợt tăng thuế doanh nghiệp lớn mà ông đề xuất sẽ thúc đẩy nhiều doanh nghiệp hơn nữa ra khỏi Hoa Kỳ - và trên khắp Thái Bình Dương. Thứ ba, các ý tưởng “năng lượng xanh” của Biden sẽ loại bỏ một trong những lợi thế quan trọng mà các nhà sản xuất Mỹ hiện có: năng lượng giá rẻ.

Ở Bắc Kinh, lúc này chắc hẳn đang có rất nhiều người phấn khích và mong đợi.

Về điểm đầu tiên, chi tiêu cho cơ sở hạ tầng của Mỹ sẽ làm tăng lợi nhuận chủ yếu của các nhà sản xuất Trung Quốc. Kế hoạch của ông Biden dự kiến chi tiêu khoảng 621 triệu USD để xây mới 20,000 dặm đường, sửa chữa 10 cây cầu lớn, 10,000 cây cầu nhỏ và cải tạo các cảng biển và sân bay .

Những công việc này đòi hỏi phải sử dụng rất nhiều xi măng và thép. Điều đó sẽ giúp mang lại lợi ích cho nhà sản xuất số 1 thế giới về những sản phẩm này: Trung Quốc. Năm ngoái, Trung Quốc sản xuất 56,5% lượng thép thô của thế giới. Hoa Kỳ chiếm 3,9%, trong bối cảnh sản lượng toàn cầu giảm 0,9%, Hoa Kỳ sản lượng giảm mạnh 17,2% do các nhà máy đóng cửa.

Năm 2020, Hoa Kỳ sản xuất 90,0 triệu tấn xi măng. Trung Quốc sản xuất 2,2 tỷ tấn, chiếm hơn một nửa sản lượng của thế giới.

Ông Biden cũng đề xuất thay thế toàn bộ đường ống dẫn ở Hoa Kỳ. Đường ống ngày nay được làm bằng polyvinyl clorua, PVC. Trung Quốc sản xuất nhiều PVC hơn bất kỳ quốc gia nào khác.

Do đó, Kế hoạch Việc làm của Mỹ chắc chắn sẽ thúc đẩy nhu cầu đối với các nhà sản xuất Trung Quốc, vì Trung Quốc chứ không phải Hoa Kỳ có khả năng sản xuất các sản phẩm và nguyên liệu cần thiết với giá thấp nhất. Đúng là kế hoạch "Mua hàng Mỹ" của Biden, được ban hành trong lệnh hành pháp ngày 25/1 năm nay, đã thể hiện một sự cải thiện đáng kể so với những nỗ lực của Tổng thống Donald Trump trong lĩnh vực này, nhưng các đơn đặt hàng mới của chính quyền Biden có lẽ sẽ không dành cho các công ty Mỹ, không hỗ trợ việc làm cho người Mỹ.

Người ủng hộ chính sách này là ông Jonathan Bass đã nói với Gatestone rằng Kế hoạch việc làm tại Mỹ của Biden nên là một “nỗ lực cơ bản”, yêu cầu sản xuất tại Hoa Kỳ những vật liệu đi vào cơ sở hạ tầng mới. Ông Bass chỉ ra rằng các công việc giúp sản xuất ra những vật liệu như vậy có xu hướng được trả lương cao hơn và ông lập luận rằng việc đưa sản xuất trở lại Mỹ sẽ tăng cường an ninh của chuỗi cung ứng.

“Trừ khi chúng ta đầu tư vào năng lực sản xuất thép, xi măng và các vật liệu khác đi vào đường xá, cầu cống và các cơ sở hạ tầng khác, không thì chúng ta sẽ chỉ đi ban phát ân huệ cho Đảng Cộng sản Trung Quốc”, ông Bass, cũng là Giám đốc điều hành của Whom nói.

Hơn nữa, ông Bass chỉ ra rằng những người có mối quan hệ với chính phủ - hầu hết là các công ty đa quốc gia và các doanh nghiệp lớn khác - sẽ hưởng lợi nhuận "như diều gặp gió" khi họ nhập khẩu vào Mỹ những nguyên liệu mà Trung Quốc sẽ sản xuất cho kế hoạch của chính quyền Biden.

Ông Biden, tất nhiên, muốn các nhà sản xuất Mỹ được lợi. “Tổng thống Biden đang kêu gọi Quốc hội đầu tư 50 tỷ USD để thành lập một văn phòng mới tại Bộ Thương mại chuyên giám sát năng lực công nghiệp trong nước và tài trợ cho các khoản đầu tư để hỗ trợ sản xuất các mặt hàng quan trọng”, “Tờ thông tin” của Nhà Trắng nêu rõ. Không chắc rằng một văn phòng chưa được tổ chức, ngay cả với nguồn tài trợ lớn, có thể ảnh hưởng đến chi tiêu hiện tại. Ông Bass nói với Gatestone rằng, nếu Mỹ đặt ra một nhiệm vụ rõ ràng thì sẽ hiệu quả hơn nhiều.

Về điểm thứ hai, kế hoạch Biden yêu cầu Quốc hội thông qua các đợt tăng thuế lớn để thanh toán cho tất cả các khoản chi tiêu được đề xuất, bao gồm tăng thuế suất doanh nghiệp từ 21% lên 28% và thuế suất công ty tối thiểu từ 13% lên 21%.

Như ông Trump đã từng tuyên bố: "Kế hoạch cấp tiến của Joe Biden nhằm thực hiện đợt tăng thuế lớn nhất trong lịch sử Hoa Kỳ là một món quà lớn cho Trung Quốc và nhiều quốc gia khác, sẽ gửi hàng nghìn nhà máy, hàng triệu việc làm và hàng nghìn tỷ USD cho những quốc gia này, các đối thủ cạnh tranh trực tiếp với Mỹ".

Cựu Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump đã từng tuyên bố: "Kế hoạch cấp tiến của Joe Biden nhằm thực hiện đợt tăng thuế lớn nhất trong lịch sử Hoa Kỳ là một món quà lớn cho Trung Quốc và nhiều quốc gia khác". (Ảnh: BRENDAN SMIALOWSKI / AFP via Getty Images)

Chuyên gia thương mại Alan Tonelson có trụ sở tại Washington, D.C. đồng ý với luận điểm trên, ông nói: “Việc đề xuất tăng thuế kinh doanh và dẫn đến tăng chi phí doanh nghiệp sẽ loại bỏ lý do lớn để đầu tư vào các cơ sở sản xuất ở Mỹ và tăng sức hấp dẫn của việc đặt hoặc chuyển chúng đi nơi khác - bao gồm cả Trung Quốc”.

Có lẽ Larry Kudlow, trong chương trình Fox Business của mình vào ngày 30 tháng 3, đã bình luận hay nhất khi phỏng vấn Đại diện Thương mại Robert Lighthizer dưới thời Trump:

“Tôi đã nhìn thấy nó lần đầu tiên dưới thời Reagan, nhưng nó cũng giống như vậy dưới thời Trump. An ninh trong nước, an ninh kinh tế trong nước, là cốt yếu của an ninh quốc tế. Nếu chúng ta gây thiệt hại cho nền kinh tế của mình, Bob, với tất cả những đợt tăng thuế này, bao gồm cả việc tăng thuế doanh nghiệp, thì các công ty sẽ rời đi, không đến đây nữa. Chúng ta sẽ mất việc làm, không kiếm được việc làm. Toàn bộ nền kinh tế của chúng ta sẽ bị ảnh hưởng. Người Trung Quốc sẽ cười vào mũi chúng ta".

Về điểm thứ ba, kế hoạch của Biden có vẻ như sẽ tăng, ít nhất là trong giai đoạn đầu, chi phí năng lượng, do đó đặt các nhà sản xuất Mỹ vào thế bất lợi hơn nữa. Hiện tại, Mỹ là siêu cường về hydrocarbon, vượt qua Nga vào năm 2011 để trở thành nhà sản xuất khí đốt tự nhiên lớn nhất thế giới và vượt qua Ả Rập Saudi vào năm 2018 để trở thành nước khai thác dầu mỏ số 1.

Điều này là nhờ có nguồn nhiên liệu hóa thạch dồi dào và tương đối rẻ ở Mỹ, nhưng chính quyền Biden sẽ gây bất lợi cho việc sử dụng chúng. Như Tonelson, người viết blog tại RealityChek, nói với Gatestone, các công ty Mỹ có thể bị thiệt thòi bởi "làn sóng quy định về môi trường và biến đổi khí hậu mà ông Biden ủng hộ".

Vì vậy, chúng ta có thực sự cần chính phủ liên bang làm bất cứ điều gì không? Xét cho cùng, ngành công nghiệp đang tự thân vận động theo hướng “năng lượng xanh”. Cơ quan Thông tin Năng lượng Mỹ báo cáo rằng trong năm 2019, mức tiêu thụ năng lượng tái tạo, chủ yếu nhờ vào gió và năng lượng mặt trời, đã vượt qua than lần đầu tiên sau hơn 130 năm. Năm đó, tiêu thụ than giảm gần 15% trong khi tiêu thụ năng lượng tái tạo tăng 1%.

Ông Biden, một người ủng hộ chính phủ lớn, dường như quyết tâm làm tổn hại đến khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp Mỹ. Do đó, người Mỹ hãy nhớ lại phương châm nổi tiếng của Kudlow: “Chủ nghĩa tư bản thị trường tự do là con đường tốt nhất dẫn đến thịnh vượng”.

Thị trường tự do, như chúng ta có thể thấy từ các xu hướng sử dụng năng lượng gần đây ở Mỹ, cũng là con đường tốt nhất để dẫn đến một môi trường sạch hơn.

Có quá nhiều thứ đang bị đe dọa. Ông Lighthizer nói với Kudlow: “Cuộc cạnh tranh với Trung Quốc này, thực sự, thực sự, rất quan trọng, có lẽ là điều quan trọng nhất đang diễn ra, sẽ bị ảnh hưởng rất nhiều bởi chính sách kinh tế trong nước của chúng tôi”. "Chúng ta không thể có một chính sách khiến chúng ta tụt hậu mà vẫn giành chiến thắng trong cuộc cạnh tranh với Trung Quốc".

Gordon G. Chang là một thành viên cấp cao xuất sắc tại Viện Gatestone, thành viên Ban cố vấn của tổ chức này, đồng thời là tác giả của cuốn "Sự sụp đổ sắp tới của Trung Quốc".

Quan điểm được trình bày trong bài viết này là ý kiến ​​của tác giả và không nhất thiết phản ánh quan điểm của The Epoch Times.

Mộc Trà



BÀI CHỌN LỌC

Ông Biden đang quyết liệt tạo việc làm… cho Trung Quốc