Ông Biden tăng chi tiêu tùy ý lên gấp 10 lần so với chi phí chống Trung Quốc. Các nhà lập pháp Mỹ nói gì?

Giúp NTDVN sửa lỗi

Ông Biden đề xuất tăng ngân sách cho các chương trình phi quốc phòng thêm 16%, tức là tăng khoảng 105 tỷ USD so với mức độ hiện nay. Trong khi đó, ngân sách cho quốc phòng chỉ tăng 1,7%, tương đương với 12,3 tỷ USD. Các đề xuất này gần như đi ngược lại hoàn toàn với chính sách của ông Trump, vốn giảm chi tiêu công vô hạn độ và tập trung mạnh vào anh ninh quốc phòng.

Ngày 9/4, Tổng thống Mỹ công bố đề xuất ngân sách chi tiêu năm 2022 trị giá hơn 1.500 tỷ USD, tập trung vào các ưu tiên của đảng Dân chủ, trong đó hơn một nửa dành cho các chương trình an sinh xã hội, giáo dục và y tế, đồng thời dành 769,4 tỷ USD cho các chương trình phi quốc phòng, cao hơn so với mức 753 tỷ USD dành cho chi tiêu quốc phòng và an ninh quốc gia.

Tăng chi tiêu tùy ý nghĩa là tăng chi tiêu vô nghĩa và bành trướng quyền lực liên bang?

Kế hoạch sơ bộ do Nhà Trắng công bố hôm thứ Sáu sẽ tăng chi tiêu tùy ý lên 8,4%, tương đương 118 tỷ USD, từ mức 1,4 nghìn tỷ USD được ủy quyền vào năm ngoái, không bao gồm các biện pháp khẩn cấp để chống lại đại dịch Covid-19. Chi tiêu tùy ý là phần ngân sách mà Quốc hội định hình thông qua quá trình phân bổ.

Đề xuất đáp ứng một số lời hứa trong chiến dịch của ông Biden, bao gồm nhiều tiền hơn cho các trường học ở các khu vực nghèo đói cao, nghiên cứu ung thư và đầu tư để giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu. Nó đã thu hút sự phản đối ngay lập tức từ một số nhà lập pháp Đảng Cộng hòa, những người gọi đây là sự bành trướng quyền lực liên bang một cách xâm phạm.

Các quan chức cho biết đề xuất này sẽ nâng chi tiêu vô nghĩa như một tỷ trọng trong tổng sản phẩm quốc nội lên 3,3%, tương đương với mức trung bình của nó trong 30 năm qua.

“Từ tất cả những gì chúng tôi đã thấy và nghe, các chính sách của Tổng thống Biden sẽ chỉ tăng cường quyền lực của Washington và ảnh hưởng cưỡng chế gây tổn hại đến tầng lớp lao động của Mỹ”, Hạ nghị sĩ Jason Smith ở Missouri, đảng viên Cộng hòa hàng đầu trong Ủy ban Ngân sách Hạ viện, cho biết trong một tuyên bố hôm 9 tháng 4 vừa qua.

Yêu cầu tài trợ này của ông Biden tách biệt với kế hoạch kinh tế trị giá 2,3 nghìn tỷ USD của ông, bao gồm các khoản đầu tư vào cơ sở hạ tầng, chẳng hạn như xây dựng lại cầu đường và mở rộng truy cập băng thông rộng, cũng như chi tiêu mới cho năng lượng tái tạo và tài trợ cho việc chăm sóc dài hạn cho người tàn tật và người già.

Bản kế hoạch chi tiết trái ngược hoàn toàn với các ưu tiên của cựu Tổng thống Donald Trump, người mà yêu cầu ngân sách cuối cùng kêu gọi cắt giảm mạnh các chương trình mạng lưới an sinh xã hội, chẳng hạn như hỗ trợ dinh dưỡng và Medicaid, và chi tiêu cao hơn cho quốc phòng và chương trình không gian. Ngân sách cuối cùng của ông Trump được đề xuất để giảm chi tiêu vô nghĩa 5% trong năm tài chính 2021 và tăng chi tiêu quân sự lên 0,3%.

Ngân sách quốc phòng chống Trung Quốc của Biden: ‘muối bỏ bể’?

"Đề xuất này ưu tiên yêu cầu cần đối phó với mối đe dọa từ Trung Quốc như một thách thức hàng đầu của Bộ Quốc phòng", bản tóm tắt kế hoạch ngân sách mà Nhà Trắng công bố hôm 9/4 cho hay.

Tổng thống Biden vẫn chưa công bố danh sách đầy đủ và chi tiết về kế hoạch ngân sách của ông nhưng bản tóm tắt dài 58 trang trên bao gồm các khoản chi tiêu cho việc đầu tư "có trách nhiệm và có khả năng thực hiện" vào hạm đội Hải quân Mỹ, "các chương trình hiện đại hóa hạt nhân đang diễn ra" và "việc nâng cấp khả năng tấn công tầm xa".

Tài liệu tóm tắt kế hoạch ngân sách này cũng bao gồm "việc phát triển và thử nghiệm khả năng tấn công siêu thanh", cùng với các khoản đầu tư vào "các công nghệ đột phá giúp định hướng sáng tạo và nhấn mạnh đến khả năng phòng thủ của thế hệ tiếp theo".

"Với Sáng kiến Răn đe Thái Bình Dương cũng như việc thúc đẩy hợp tác với các đồng minh và đối tác ở khu vực Ấn Độ - Thái Bình Dương và Tổ chức Hiệp ước Bắc đại Tây Dương (NATO), Bộ Quốc phòng sẽ đảm bảo rằng Mỹ sẽ xây dựng cơ sở, khả năng và lập trường cần thiết nhằm đáp ứng với các thách thức này", bản tóm tắt trên nhận định.

Đề xuất ngân sách quốc phòng của Tổng thống Biden là động thái gần đây nhất cho thấy chính quyền mới muốn biến cuộc cạnh tranh với Trung Quốc thành một nỗ lực tập hợp sự đoàn kết của lưỡng đảng nhằm tăng thêm các khoản đầu tư liên bang và các đạo luật có ảnh hưởng rộng rãi. Tuy nhiên, thực tế không phải lúc nào cũng như vậy.

Trong khi một số nghị sĩ đảng Dân chủ cho rằng mức ngân sách mà ông Biden đề xuất cho quốc phòng là quá lớn thì phần lớn đảng Cộng hòa nhận định sự gia tăng này chẳng khác nào “muối bỏ bể”.

Nghị sỹ đảng Dân chủ Ro Khanna của bang California, thành viên Ủy ban quân vụ Hạ viện, cho rằng đề xuất tăng chi tiêu quốc phòng cho Lầu Năm Góc của ông Biden là “đáng thất vọng và không nên đổ tiền vào các dự án gây lãng phí”.

"Chúng ta nên quay lại mức độ chi tiêu thời cựu Tổng thống Obama. Không nên đổ thêm tiền để làm lợi cho những nhà thầu quân sự và những dự án lãng phí", nghị sĩ này nhận định.

Trong khi đó, Hạ nghị sĩ đảng Cộng hòa Mike Turner bang Ohio thì đánh giá trong một tuyên bố: "Việc tăng 3 - 5% ngân sách quốc phòng trước mức độ lạm phát của năm tài khóa 2021 là điều cần thiết để đảm bảo nước Mỹ và các đồng minh của chúng ta an toàn. Tuy nhiên, khoản ngân sách "hạn hẹp" mà Tổng thống Biden đề xuất không thể đạt tới con số này và điều đó nghĩa là các chương trình quan trọng sẽ bị cắt giảm".

Ông Turner cũng cho rằng trong khi ông "khuyến khích chính quyền ông Biden ủng hộ hiện đại hóa hạt nhân giữa bối cảnh mối đe dọa từ Trung Quốc, Triều Tiên, Iran và Nga gia tăng thì bất kỳ sự cắt giảm ngân sách quốc phòng nào sẽ đều mối lo ngại".

Lãnh đạo phe đa số tại Thượng viện Mitch McConnell và các quan chức đảng Cộng hòa khác cũng chỉ trích đề xuất ngân sách của Tổng thống Biden vì tăng không đáng kể ngân sách quốc phòng, trái ngược với sự gia tăng 16% mà Tổng thống đề xuất cho các chương trình phi quốc phòng.

Các thượng nghị sĩ đảng Cộng hòa cảnh báo, kế hoạch ngân sách quốc phòng của ông Biden sẽ không theo kịp Trung Quốc giữa bối cảnh Bắc Kinh "có tham vọng vượt Washington để trở thành siêu cường chi phối thế giới".

"Trong thập kỷ qua, chi tiêu quốc phòng của Trung Quốc đã tăng 200 tỷ USD trong khi Mỹ giảm 400 tỷ USD. Các khoản đầu tư cho quân sự của Trung Quốc phục vụ cho tham vọng vượt qua Mỹ và đe dọa đến các lực lượng quân sự của chúng ta", các nghị sĩ Cộng hòa nhận định.

Ông Biden đề xuất tăng ngân sách cho các chương trình phi quốc phòng thêm 16%, tức là tăng khoảng 105 tỷ USD so với mức độ hiện nay. Trong khi đó, ngân sách cho quốc phòng chỉ tăng 1,7%, tương đương với 12,3 tỷ USD.

Các thượng nghị sĩ đảng Cộng hòa cũng cảnh báo nếu đề xuất ngân sách của ông Biden thấp hơn con số mà đảng Cộng hòa mong muốn thì đảng này sẽ ngăn cản cơ hội dự luật trên được thông qua.

Tuy nhiên, Chủ tịch Ủy ban Ngân sách Thượng viện Bernie Sanders thì cho rằng ông có những "lo ngại sâu sắc" về đề xuất 753 tỷ USD.

"Vào thời điểm khi Mỹ chi cho quân sự nhiều hơn 12 nước cộng lại, đã đến lúc chúng ta cần nhìn nhận nghiêm túc về khoản chi phí khổng lồ này, sự lãng phí cũng như gian lận hiện xảy ra trong Lầu Năm Góc".

Mộc Trà

Kinh tế Phân tích


BÀI CHỌN LỌC

Ông Biden tăng chi tiêu tùy ý lên gấp 10 lần so với chi phí chống Trung Quốc. Các nhà lập pháp Mỹ nói gì?