Quá phụ thuộc vào Trung Quốc, đồng bath và thị trường chứng khoán Thái Lan lao dốc vì nCov

Giúp NTDVN sửa lỗi

Thái Lan - nền kinh tế lớn thứ hai của Đông Nam Á, có quy mô GDP và thu nhập bình quân đầu người tương ứng gấp 2 và 2,5 lần Việt Nam - đã trở thành một trong những nền kinh tế chịu tác động mạnh nhất của nCov vì quá phụ thuộc vào Trung Quốc.

Khách du lịch từ Trung Quốc đóng góp 2,7% GDP của Thái Lan trong khi kim ngạch xuất khẩu hàng nông sản của Thái Lan sang Trung Quốc chiếm 6% GDP của nước này

Du lịch là một động lực quan trọng của nền kinh tế Thái Lan, đóng góp khoảng 20% GDP nước này. Năm 2019, khoảng 10,99 triệu lượt khách du lịch Trung Quốc đã đến Thái Lan, đây chính là một trong những điểm đến trên thế giới được người dân đại lục yêu thích nhất. Hơn 1/4 tổng số khách đến Thái Lan là người Trung Quốc, do đó các khoản chi tiêu của họ khi du lịch là rất quan trọng đối với nền kinh tế nước này. Theo ước tính của bà Trinh Nguyen, chuyên gia kinh tế cao cấp của hàng Ngân hàng đầu tư Natixis (Pháp), riêng du khách đến từ Trung Quốc đã đóng góp tới 2,7% GDP của nền kinh tế Thái Lan. Không chỉ vậy, kim ngạch xuất khẩu (chủ yếu là nông sản) của Thái Lan sang Trung Quốc cũng chiếm tới 6% GDP (theo CNBC). Bộ Du lịch Thái Lan ước tính rằng lượng khách du lịch giảm từ Trung Quốc có thể dẫn đến mất mát 50 tỷ baht (1,61 tỷ USD) doanh thu, Reuters đưa tin.

Không ngạc nhiên khi Thái Lan trở thành nước hiếm hoi trong khu vực và trên thế giới nhiều lần tuyên bố luôn mở cửa đón du khách Trung Quốc kể từ khi dịch nCov bùng phát.

Dù mở toang cửa với Trung Quốc bất chấp nCov, đồng baht Thái vẫn mất 4,1% giá trị và thị trường chứng khoán lao dốc nhanh thứ hai trong khu vực (chỉ sau Việt Nam)

Đồng baht của Thái Lan đã chuyển từ đồng tiền mạnh nhất châu Á năm 2019 thành một trong những đồng tiền có hiệu suất kém nhất khu vực trong năm nay, sau sự bùng phát của chủng virus Corona mới có nguồn gốc từ Trung Quốc.

Đồng tiền Thái Lan đã mất khoảng 4,1% giá trị so với đồng đô la Mỹ từ đầu năm đến nay, trong khi vào năm 2019 giá trị của nó tăng 7,9% so với đồng đô la Mỹ.

Trong nỗ lực thúc đẩy nền kinh tế Thái Lan, Ngân hàng Trung ương của đất nước, Ngân hàng Thái Lan, vào hôm thứ Tư (4/2) đã bất ngờ cắt giảm lãi suất chính sách xuống mức thấp nhất mọi thời đại, và nói rằng sự lây lan của virus là một lý do sẽ kéo chậm lại tốc độ tăng trưởng kinh tế của nước này.

Tỷ giá USD/THB tăng mạnh trong một tháng qua, đồng baht mất giá khoảng 4,1% chỉ trong vòng 1 tháng trong khi cả năm 2019 đồng tiền này tăng giá tới 7,9% so với đồng USD.

Chỉ số TTCK

23/1/2020

11/2/2020

+/-%

VnIndex (Việt Nam)

991.83

934.47

-5.783

Thai SET Index (Thailand)

1573.7

1531.75

-2.666

Shanghai Composite Index (Trung Quốc)

2976.35

2913.49

-2.112

Kuala Lumpur Composite Index (Indonesia)

1574.44

1542.8

-2.010

Hang Seng Index (Hồng Kông)

27909.12

27404.27

-1.809

STI Index (Singapore)

3234.56

3182.29

-1.616

S&P 500 (Mỹ)

3325.54

3352.09

0.798

Nasdaq Composite Index (Mỹ)

9402.48

9628.39

2.403

Thái Lan cần phải cạnh tranh hơn

Chuyên gia kinh tế chỉ ra sự mong manh và thiếu vững chắc của nền kinh tế Thái Lan khi chỉ một lực cản như vậy từ ngành du lịch đã làm tăng thêm mối bận tâm cho nền kinh tế nước này. Ngân hàng Trung ương Thái có thể sẽ phải cắt giảm lãi suất một lần nữa để thúc đẩy tăng trưởng, một số nhà kinh tế cho biết.

“Chúng tôi không nghĩ rằng một lần cắt giảm lãi suất là đủ để ngăn chặn sự tăng trưởng chậm lại, chứ đừng nói đến việc thúc đẩy tăng trưởng”, Prakash Sakpal, chuyên gia kinh tế châu Á tại Ngân hàng ING của Hà Lan, đã viết trong một lưu ý hôm thứ Tư (4/2), theo CNBC.

“Chúng tôi tin rằng (Ngân hàng Thái Lan) sẽ muốn đi trước đường cong trong phản ứng chính sách của mình đối với tình hình đang phát triển. Nếu vậy, một sự cắt giảm khác trong cuộc họp tiếp theo vào tháng 3 sẽ là một sự thúc đẩy kịp thời, và có thể sẽ mang lại hiệu quả hơn cho nền kinh tế”, ông nói.

Nhưng về lâu về dài, Thái Lan phải làm cho nền kinh tế của mình trở nên cạnh tranh hơn - và sự bùng phát virus có thể là cơ hội để giảm sự phụ thuộc của họ vào “các lĩnh vực dễ bay hơi” như du lịch, bà Nguyễn cho biết.

“Tôi nghĩ họ cần đầu tư nhiều hơn, và câu hỏi là nên đầu tư vào đâu”, bà nói, đồng thời giải thích rằng nền kinh tế Thái Lan cần phải “đa dạng hóa các nguồn thu nhập để Thái Lan có thể tự tạo ra sự tăng trưởng”.

“Nếu không, họ sẽ bị mắc kẹt trong một cái bẫy mà dù cho họ có làm gì thì cũng không thể tạo ra nhu cầu trong nước bền vững, đặc biệt là đầu tư và tiêu dùng”, bà nói thêm.

Không thể phủ nhận, so với Việt Nam, không tính tới quy mô và thu nhập bình quân đầu người, nền kinh tế Thái Lan có nội lực hơn nhiều, từ sản xuất công nghiệp, nông nghiệp cho tới hệ thống du lịch được phát triển bài bản khắp cả nước, nhưng vẫn chịu tác động tiêu cực từ cú “hắt hơi” của Trung Quốc. Việt Nam hẳn sẽ còn chịu tác động mạnh mẽ hơn nữa và sẽ là nền kinh tế chịu tổn thất lớn nhất trong khu vực trong đợt đại dịch này.

Trà Nguyễn

Kinh tế Tin kinh tế


BÀI CHỌN LỌC

Quá phụ thuộc vào Trung Quốc, đồng bath và thị trường chứng khoán Thái Lan lao dốc vì nCov