Quỹ CHIPS của Mỹ cấm xây dựng cơ sở chip tiên tiến tại Trung Quốc trong 10 năm

Giúp NTDVN sửa lỗi

Theo Bộ trưởng Thương mại Mỹ, các công ty nhận tiền từ quỹ CHIPS không thể xây dựng các cơ sở công nghệ tiên tiến tại Trung Quốc trong 10 năm. Những phát biểu của bà Bộ trưởng nhằm giảm bớt các lo ngại về an ninh quốc gia, cũng như việc các công ty đầu tư phát triển công nghệ chip tại Trung Quốc.

CHIPS cấm xây dựng cơ sở tiên tiến tại Trung Quốc trong 10 năm

Trong tuần này, chính quyền Biden đã thông báo rằng các công ty công nghệ nhận vốn từ Đạo luật CHIPS và Khoa học trị giá 280 tỷ USD sẽ bị cấm xây dựng các cơ sở tiên tiến ở Trung Quốc trong thời hạn 10 năm.

Bộ trưởng Thương mại Gina Raimondo đã công bố quy định này trong cuộc họp báo ngày 06/09, coi quy định này là một bước quan trọng để bảo vệ an ninh quốc gia.

“Các công ty nhận tiền từ quỹ CHIP[S] không thể xây dựng các cơ sở công nghệ hàng đầu hoặc tiên tiến ở Trung Quốc trong thời gian 10 năm”, bà Raimondo nói. "Các công ty nhận được tiền chỉ có thể mở rộng các nhà máy nút trưởng thành (mature node - công nghệ sản xuất chip ít tiên tiến hơn) của họ ở Trung Quốc để phục vụ thị trường Trung Quốc".

“Chúng tôi cũng sẽ áp đặt các rào cản để đảm bảo những bên nhận được quỹ CHIPS không thể gây ảnh hưởng đến an ninh quốc gia. Họ không được phép sử dụng số tiền này để đầu tư vào Trung Quốc. Họ không thể phát triển các công nghệ tiên tiến hàng đầu ở Trung Quốc. Họ không thể gửi công nghệ mới nhất ra nước ngoài".

Tổng thống Joe Biden đã đạo luật CHIPS vào tháng 8. Dự luật chi tiêu này nhằm mục đích tạo cú hích cho cơ sở sản xuất và nghiên cứu chất bán dẫn trong nước.

Quỹ CHIPS của Mỹ cấm xây dựng cơ sở chip tiên tiến tại Trung Quốc trong 10 năm
Tổng thống Mỹ Joe Biden tươi cười sau khi ký H.R. 4346, Đạo luật CHIPS và Khoa học năm 2022, tại Bãi cỏ phía Nam của Tòa Bạch Ốc ở Washington, DC, vào ngày 09/08/2022. - Đạo luật CHIPS và Khoa học nhằm hỗ trợ sản xuất chất bán dẫn trong nước, việc làm công nghệ cao mới và nghiên cứu khoa học. (Ảnh: MANDEL NGAN / AFP qua Getty Images)

Giảm bớt các lo ngại

Mỹ, cũng như phần lớn thế giới, hiện phụ thuộc vào Đài Loan và Trung Quốc đối với gần như tất cả các nhu cầu sản xuất chất bán dẫn. Điều này tạo ra một vấn đề vì các con chip này được dùng cho vô số công nghệ hiện đại khác nhau, từ xe cộ của người tiêu dùng đến tên lửa siêu thanh.

Sự phụ thuộc vào các chuỗi cung ứng ở nước ngoài, kết hợp với mối quan hệ Trung-Mỹ ngày càng trở nên đối kháng và sự phức tạp của nhiều chính sách COVID-19, đã tạo ra sự thiếu hụt vi mạch toàn cầu, điều đã đẩy nhu cầu và giá cả đối với các công nghệ liên quan tăng mạnh.

Các cơ quan tình báo Mỹ cũng đã cảnh báo rằng Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ), vốn thống trị Trung Quốc theo cách độc đảng, đang tham gia vào một chiến dịch rộng rãi để có được các công nghệ tiên tiến của Mỹ thông qua các giao dịch gián điệp và kinh doanh.

Tương tự như vậy, một báo cáo từ Trung tâm An ninh và Công nghệ mới nổi của Đại học Georgetown cho biết ngành quân sự của ĐCSTQ đang sử dụng các chất bán dẫn tiên tiến của Mỹ để đào tạo hệ thống trí thông minh nhân tạo của riêng mình.

Do đó, bình luận của bà Raimondo hôm thứ Ba (06/08) có khả năng làm giảm bớt một số lo ngại rằng các tập đoàn công nghệ có thể sử dụng số tiền từ CHIPS như một loại quỹ "đen" nhằm thiết kế chip tiên tiến ở Mỹ, sau đó họ có thể thuê ngoài Trung Quốc để sản xuất.

“Nếu họ lấy tiền, họ không thể sử dụng tiền đó để đầu tư vào Trung Quốc, họ không thể xây dựng một nhà máy chip hàng đầu ở Trung Quốc trong thời gian 10 năm", bà Raimondo nói. “Nếu họ mở rộng các nhà máy sản xuất nút trưởng thành ở Trung Quốc, thì đó chỉ là để phục vụ thị trường Trung Quốc”.

"Và, nhân tiện, nếu họ lấy tiền và sau đó làm bất kỳ điều gì trong số đó, chúng tôi sẽ lấy lại tiền".

Bảo Nguyên

Theo Andrew Thornebrooke - The Epoch Times

Kinh tế Tin kinh tế


BÀI CHỌN LỌC

Quỹ CHIPS của Mỹ cấm xây dựng cơ sở chip tiên tiến tại Trung Quốc trong 10 năm