Quỹ phục hồi của Liên minh châu Âu hay ‘cái cớ’ để duy trì chi tiêu chính trị cồng kềnh?

Giúp NTDVN sửa lỗi

Sẽ không có sự đoàn kết mà không đi kèm với trách nhiệm. Quỹ phục hồi của Liên minh châu Âu (EU) lần này có thể được sử dụng như một “cái cớ” để duy trì chi tiêu chính trị cồng kềnh và tạo ra một “liên minh chuyển tiếp”, nơi chính phủ sử dụng tiền thuế của người dân để tăng cường cho hệ thống quan liêu của mình...

Một liên minh dựa trên chi tiêu vượt mức, nợ và các chính sách khai thác sẽ bị phá hủy trong một vài năm. Sức mạnh của một nhóm các quốc gia thống nhất đến từ sự đa dạng và trách nhiệm.

Các nhà lãnh đạo của EU đã ký một thỏa thuận cho thấy rằng bất chấp bị chỉ trích, châu Âu sẽ phản ứng và hành động với trách nhiệm. Thỏa thuận đạt được sẽ đi kèm điều kiện, sẽ chịu sự cải cách về cơ cấu, có số lượng trợ cấp nhỏ hơn so với công bố ban đầu, và cũng kết hợp một điều khoản kiểm soát (phủ quyết) của các quốc gia thành viên.

Nó không chỉ có điểm “tích cực” về số tiền và sự cải cách hay các điều kiện, mà còn bởi vì nó là một bức tường ngăn chặn giúp tránh các cải cách ngược lại của phe cánh tả, nhờ vào cái gọi là “phanh khẩn cấp”.

Thỏa thuận trị giá 750 tỷ euro (869 tỷ USD) này rất quan trọng, nhưng chúng ta không nên tin rằng sự phục hồi của EU sẽ dựa vào chương trình này. Chúng tôi đã có kinh nghiệm về “Kế hoạch Tăng trưởng và Việc làm năm 2009” và “Kế hoạch Juncker”. Cả hai đều có tác động tích cực rất thấp đến GDP. Chúng giúp nền kinh tế thoát khỏi khủng hoảng, nhưng không có được sự đảm bảo chắc chắn.

Các khoản trợ cấp đã được giảm xuống còn 390 tỷ euro (452 ​​tỷ USD) từ mức 500 tỷ euro (579 tỷ USD) được công bố ban đầu, trong khi phần cho vay tăng 110 tỷ euro (127 tỷ USD) lên 360 tỷ euro (tương đương 417 tỷ USD).

Những khoản vay giá rẻ này sẽ được hoàn trả trong một thời gian dài, từ năm 2027 đến năm 2058. Trên thực tế, nó giống như một vấn đề nợ vĩnh viễn, và chi phí sẽ thấp vì nó được Ủy ban châu Âu hỗ trợ.

Kế hoạch phải được phê chuẩn bởi Nghị viện châu Âu và nghị viện của các quốc gia thành viên, nhưng một bước ngoại giao với “ít trở ngại’ sẽ được xem xét.

Để nhận được tiền, các quốc gia sẽ phải trình bày các dự án nghiêm túc và có lợi nhuận nhằm tăng cường khả năng cạnh tranh. Đây không phải là một tấm Séc “ký khống”, mà điều này có nghĩa là việc cải cách và điều chỉnh là không thể tránh khỏi. Hội đồng châu Âu sẽ giám sát việc viện trợ và sử dụng vốn. Các quỹ sẽ phải được chấp thuận bởi đa số thành viên có trình độ. Các khoản thanh toán sẽ được đa số thành viên trong Ủy ban Kinh tế và Tài chính chấp thuận hoặc có thể bị từ chối và gửi lại để xem xét bởi một hoặc nhiều quốc gia thành viên, nếu việc sử dụng vốn bị nghi ngờ rằng không thích hợp.

Không ai phủ nhận những thách thức do cuộc khủng hoảng COVID-19 tạo ra, nhưng có những quốc gia đã lấy lý do đại dịch để thổi phồng chi tiêu chính trị và hiện đang đòi nhận những khoản tiền “miễn phí”.

Tây Ban Nha

Chính phủ Tây Ban Nha đã tăng gấp đôi chi phí của chính phủ, duy trì tất cả các chi tiêu tăng lên này trong thời kỳ tăng trưởng, và tăng số lượng vị trí Bộ trưởng và cố vấn, bất chấp vấn đề khủng hoảng đang diễn ra. Ngoài ra, chính phủ này đã phê duyệt một kế hoạch thu nhập cơ bản mà không có ngân sách hoặc khoản tài chính. Không có sự quản lý chi phí nào để có thể cho phép việc dự phòng ngân sách cho sự ổn định xã hội, sức khỏe và chi phí thất nghiệp.

Chính phủ này đã làm tăng thâm hụt năm 2019 thêm 24%, trong khi mức tăng trưởng GDP chỉ là 2%/ năm và doanh thu thuế kỷ lục đã tăng gấp đôi chi phí của chính phủ trong cuộc khủng hoảng, nhưng hiện tại, họ lại không bị đòi hỏi phải có điều kiện hay sự giám sát nào từ các quốc gia thành viên khác.

Nếu là một chính phủ nghiêm túc thì tại sao lại phải phản đối việc đánh giá chi tiết về số tiền nhận được, mà lẽ ra nên chào đón điều này. Tại sao một chính phủ tự gọi mình là nhà cải cách và tuyên bố cam kết ổn định ngân sách lại từ chối mọi cải cách cơ cấu do các quốc gia thành viên khác đề xuất? Họ nên thực hiện chúng ngay bây giờ.

Hơn nữa, tại sao một chính phủ nói về một trường hợp khẩn cấp chưa từng có như vậy lại “chấp nhận” nhận ít tiền hơn là để các quốc gia thành viên theo dõi các khoản tài trợ? Điều này có thể khiến các nước khác nghi ngờ rằng họ không nhằm mục đích sử dụng tiền theo cách hiệu quả nhất.

Cuộc khủng hoảng này không thể được giải quyết nếu các chính phủ sử dụng tiền của một quỹ phục hồi để duy trì sự mất cân bằng và lãng phí tài nguyên cho các mục đích chính trị. Nếu chúng ta muốn EU tồn tại, thì điều này chỉ có thể dựa trên năng lực cạnh tranh, niềm tin và hơn hết là trách nhiệm tín dụng.

Nếu chúng ta muốn một châu Âu thống nhất, chúng ta phải lắng nghe nhiều hơn các quốc gia năng động nhất và ngừng sử dụng “bộ điều khiển” quan liêu để biến tất cả các quốc gia thành viên thành những vệ tinh can thiệp.

EU đang đối mặt với một cuộc khủng hoảng sâu sắc. Nó không thể lại kích hoạt một cuộc suy thoái khác bằng cách sử dụng các quỹ quan trọng [giúp tăng khả năng cạnh tranh và tăng cường phục hồi] để tài trợ cho các kế hoạch chuyển giao chính trị khổng lồ, đóng vai trò là công cụ chính trị để đảm bảo cho chính quyền và ngân sách chính trị cồng kềnh của họ.

Các sai lầm

Chính phủ Tây Ban Nha đã phạm sai lầm nghiêm trọng trong mục tiêu nhận được các khoản tài trợ lớn mà không cần điều kiện.

Sai lầm đầu tiên là họ đã không đưa ra các tính toán cẩn trọng về trần chi tiêu, thâm hụt và nợ cho năm 2020 và không cung cấp bất kỳ ước tính nào cho năm 2021. Trong khi vào năm 2019, họ đã “phớt lờ” Ủy ban châu Âu khi bỏ qua mục tiêu thâm hụt đã được sửa đổi trong giai đoạn thu thuế kỷ lục.

Sai lầm thứ hai là giả định rằng các đối tác Châu Âu của Tây Ban Nha sẽ chấp nhận những điều mà ngay cả chính phủ này cũng sẽ không chấp nhận trong các trường hợp khác nhau. Mọi người đều biết rằng chính phủ Tây Ban Nha sẽ từ chối một quỹ vô điều kiện nếu nó được dành cho một quốc gia khác, vì điều đó có nghĩa là họ phải đóng góp một khoản lớn hơn cho ngân sách EU và tạo thâm hụt lớn hơn cho Tây Ban Nha.

Chúng ta biết điều này bởi vì đó chính xác là những gì chính phủ Tây Ban Nha đã trải qua trong cuộc khủng hoảng Hy Lạp, khi Thủ tướng Rodríguez Zapatero tuyên bố rằng các đảng đối lập Hy Lạp nên đồng ý với chương trình cải cách để nhận tiền cứu trợ (vào ngày 24 tháng 6 năm 2011, La Vanguardia). Thật dễ dàng để đòi hỏi sự đoàn kết khi bạn là người nhận được nó.

Sai lầm thứ ba: Sẽ không hay khi yêu cầu tiền miễn phí từ các quốc gia có trách nhiệm, nhất khi mà chính phủ Tây Ban Nha đã “bỏ lỡ” mục tiêu thâm hụt năm 2019 trong một năm thu thuế kỷ lục, với thâm hụt lớn nhất trong khu vực đồng euro vào năm 2020; và đây cũng là lần duy nhất quốc gia này đã không giảm các chi phí không cần thiết để phù hợp với sự gia tăng chi tiêu y tế; và với chính phủ đắt đỏ nhất, với nhiều bộ trưởng và quan chức cao cấp hơn trong bốn thập kỷ qua.

Sai lầm thứ tư: Không dễ để thuyết phục các nước khác cung cấp hàng chục tỷ euro vô điều kiện với số lượng trợ cấp lớn hơn, khi mà Tây Ban Nha có chính phủ liên minh với một đảng đã bỏ phiếu ở châu Âu nhằm ủng hộ việc phá vỡ đồng euro; và có các nhà lãnh đạo, bao gồm một phó thủ tướng và hai bộ trưởng đang có những khoản nợ lớn.

Vào ngày 14 tháng 12 năm 2015, hai đảng chính trị Podemos và Izquierda Unida đã bỏ phiếu để ủng hộ một sửa đổi đề xuất “cơ chế rút tiền tiện lợi” cho cơ quan rút tiền từ Liên minh tiền tệ và “một kế hoạch thay thế cho việc phá vỡ trật tự khu vực đồng euro” và họ chưa bao giờ rút lại hoặc sửa đổi điều này.

Sai lầm thứ năm: Chính phủ Tây Ban Nha liên tục lặp lại rằng nền kinh tế đang phục hồi theo hình chữ V và họ sẽ không cắt giảm bất kỳ chi tiêu nào trong bất kỳ tình huống nào. Nhưng nếu họ chỉ thực hiện việc tăng thuế cao thì sẽ làm xói mòn khả năng cạnh tranh, tăng trưởng, tạo việc làm, và làm tăng thâm hụt và nợ trong tương lai. Đồng thời, họ còn yêu cầu quyên góp không kèm điều kiện.

Cam kết cải cách

Nhiều công dân Tây Ban Nha và châu Âu rất vui mừng khi cam kết thực hiện một loạt cải cách mạnh mẽ để cải thiện khả năng cạnh tranh và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và việc làm. Chúng tôi không muốn quỹ bị lãng phí trong chi tiêu chính trị.

Việc từ chối phê duyệt một quỹ phục hồi “hoàn toàn không có điều kiện” không phải là một thất bại của châu Âu. Điều này khẳng định rằng dự án châu Âu sẽ chỉ được củng cố nếu nó trở thành một liên minh, nơi mà sự đoàn kết được trao trách nhiệm, và sức mạnh đến từ sự quản lý khôn ngoan của những người lãnh đạo có trách nhiệm.

Quỹ phục hồi rất quan trọng. Nó có các điều kiện mạnh mẽ, và điều này có thể ngăn chặn sự sợ hãi về các khoản đầu tư xấu. Tuy nhiên, Quỹ phục hồi không phải là giải pháp cho nhiều quốc gia châu Âu. Cải cách cơ cấu phải được thông qua để giải quyết sự mất cân đối dài hạn của các nền kinh tế châu Âu, và các điều kiện nên được xem là tích cực. Nếu các quốc gia EU muốn cho thế giới thấy rằng họ là đối tác đáng tin cậy, thì các cam kết ổn định ngân sách, các cải cách phải được chấp nhận, chứ không nên bị từ chối.

Kế hoạch phục hồi của Liên minh châu Âu sẽ không phải là một phép lạ hoặc làm tăng tiềm năng tăng trưởng. Nó có nhiều yếu tố khác. Điều quan trọng là, nó vạch ra một liên minh giữa các quốc gia thành viên, tập trung vào trách nhiệm tín dụng và sự thận trọng.

Bây giờ, Ủy ban phải đảm bảo rằng Quỹ phục hồi này không phải là một công cụ để chi tiêu cho những “con voi trắng” - nợ nần, và các dự án vô dụng.

Tác giả: Daniel Lacalle - Tiến sĩ, nhà kinh tế trưởng tại quỹ đầu cơ Tressis và là tác giả của “Tự do hay Bình đẳng", “Thoát ra khỏi bẫy ngân hàng trung ương", "Cuộc sống trên thị trường tài chính”.

Tâm An

Theo The Epoch Times



BÀI CHỌN LỌC

Quỹ phục hồi của Liên minh châu Âu hay ‘cái cớ’ để duy trì chi tiêu chính trị cồng kềnh?