Quyết định ‘bom tấn’: Tập Cận Bình có thể bị buộc ‘rời ngai vàng’ hoặc bị đảo chính

Giúp NTDVN sửa lỗi

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình có thể sẽ phải đi đến quyết định từ chức, trong bối cảnh các cuộc điều tra về nguồn gốc cuộc khủng hoảng dịch viêm phổi Vũ Hán đang được thúc đẩy trên toàn cầu, theo một cố vấn quốc phòng của chính phủ Anh. Liệu“quyết định bom tấn” của chính quyền nước này có khả năng thành hiện thực?

Quyền lực ‘tối thượng’ của chủ tịch Tập

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đang ngày càng lo lắng về một cuộc đảo chính tiềm năng và hiện đang củng cố quyền lực bằng cách thâu tóm thêm nhiều quyền lực.

Phát biểu với Express.co.uk, Tahir Imin, người sáng lập Cơ quan Thời báo Duy Ngô Nhĩ ở Washington DC, cho biết: "Ông Tập là nhà lãnh đạo duy nhất trên hành tinh đã đảm nhiệm hơn 11 vị trí hàng đầu trong chính quyền trung ương".

Cai Xia, một cựu giáo sư trường Đảng đã bị khai trừ khỏi Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) vì những lời chỉ trích của bà đối với ông Tập, cho biết: "Có một thách thức rất mạnh đối với ông Tập trong nội bộ ĐCSTQ, ông ấy biết điều đó và nếu Mỹ tiếp tục gây áp lực lên nền kinh tế Trung Quốc, Ủy ban trung ương ĐCSTQ có thể xem xét thay thế ông ấy”.

Chủ tịch Tập muốn củng cố bộ máy an ninh của chính quyền dưới sự kiểm soát của mình trước thềm đại hội toàn quốc năm 2022.

Các quan chức ít thể hiện lòng “trung thành hoàn toàn” với Chủ tịch Tập sẽ cần "giáo dục và chấn chỉnh" nhanh chóng. Câu thần chú mới cho tất cả các cơ quan là "tuân theo Tập trong mọi việc".

Vào tháng 7/2020, Chen Yixin, "cận thần" của ông Tập Cận Bình, đã công bố một chiến dịch “loại bỏ tận gốc ‘những kẻ hai mặt' không trung thành và không trung thực với ĐCSTQ".

Bà Cai Xia cho rằng ĐCSTQ không khác gì một “thây ma chính trị”.

Vào năm 2018, Đại hội Đại biểu Nhân dân Toàn quốc Trung Quốc đã thông qua luật xóa bỏ giới hạn hai nhiệm kỳ đối với chức vụ chủ tịch, cho phép ông Tập có thể duy trì quyền lực suốt đời.

Đại dịch thiết lập lại quan hệ của thế giới với ĐCSTQ

Các lãnh đạo ĐCSTQ đang phải chịu áp lực trên “sân khấu toàn cầu” liên quan đến việc che đậy sự bùng nổ dịch viêm phổi Vũ Hán. Úc là một trong những nước ủng hộ mạnh mẽ nhất việc tiến hành một cuộc điều tra độc lập về nguồn gốc dịch bệnh, một lập trường đã gây ra sự phẫn nộ cho Bắc Kinh.

Nhưng tin tốt lành là thế giới đã đoàn kết ngay sau động thái này, với 137 quốc gia đồng tán thành một nghị quyết tại Đại hội đồng Y tế Thế giới cho một cuộc điều tra về đại dịch.

Một hội đồng độc lập, do cựu Thủ tướng New Zealand Helen Clark và cựu Tổng thống Liberia Ellen Johnson Sirleaf đứng đầu, sẽ đưa ra một báo cáo tạm thời vào tháng 11/2020.

Cố vấn công nghiệp quốc phòng và cựu sĩ quan quân đội Anh Nicholas Drummond tin rằng điều này có thể gây ra “thảm họa” cho ông Tập.

Trao đổi với Express.co.uk, ông nói: “Một trong những điều về đại dịch là nó sẽ thiết lập lại mối quan hệ của chúng tôi với Trung Quốc - nó sẽ thiết lập lại mối quan hệ của thế giới với họ”.

Ông cho rằng đại dịch đã bắt đầu từ rất lâu trước tháng 12 năm ngoái, nó thực sự bùng phát vào tháng 9 hoặc tháng 10. ĐCSTQ quyết định không nói cho thế giới cho đến ngày 22/1. Đó là hơn hai tháng, nếu ông Tập nói rằng “việc này nghiêm trọng, các bạn cần phải phong tỏa ngay, chúng tôi đã làm như vậy”.

“ĐCSTQ đã cố tình làm điều đó để có thể vươn lên khỏi đại dịch với một vị thế kinh tế mạnh mẽ hơn”, ông Drummond tuyên bố.

Tuy nhiên, trong trường hợp có một báo cáo bất lợi, ông Drummond tin rằng chính quyền này có thể bị áp lực để bãi nhiệm ông Tập.

Ông nói thêm: “Tôi không nghĩ rằng chúng ta muốn đối đầu với đất nước Trung Quốc, đó là một đất nước tuyệt vời với đầy những con người tuyệt vời. Tôi nghĩ chúng ta có thể thấy ông Tập bị thay thế bởi một nhà lãnh đạo mới và điều đó sẽ cải thiện quan hệ”.

Nếu ông Tập ‘từ chối ra đi’, ĐCSTQ có thể ‘vỡ từ bên trong’

“Điều cuối cùng chúng tôi muốn làm ngay bây giờ là kích hoạt một cuộc Chiến tranh Lạnh mới với Trung Quốc, nó sẽ khiến chúng tôi thiệt hại hàng nghìn tỷ USD và chúng tôi không muốn làm điều đó ngay bây giờ”, ông Drummond cho biết.

Ông cho rằng nếu ĐCSTQ nhận thấy rằng hành vi của họ đã gây thiệt hại cho nền kinh tế cũng như vị thế của họ trong cộng đồng thế giới, họ có thể cảm thấy cần phải đáp trả.

“Điều này có nghĩa là ĐCSTQ sẽ buộc Tập Cận Bình phải từ chức", ông nói.

Tuy nhiên, nếu thế lực Tập Cận Bình hùng mạnh và ông Tập “từ chối ra đi”, ĐCSTQ có thể sẽ có đấu tranh nội bộ và chính quyền này có thể đổ vỡ từ bên trong".

Ông tiếp tục: “Mối quan hệ chặt chẽ hơn với các đối tác ‘liên minh Five Eyes’ (Hoa Kỳ, Anh Quốc, Úc, Canada và New Zealand) của chúng tôi rất có ý nghĩa". Điều này giúp phương Tây tạo thế đối trọng với một ĐCSTQ đang ngày càng táo bạo, hung hăng trên trường quốc tê.

Ngoài ra, vào thứ Hai (ngày 14/9), các nhà lãnh đạo Liên minh châu Âu (EU) sẽ gặp ông Tập Cận Bình để thảo luận về các hoạt động thương mại và mối đe dọa an ninh do các công ty công nghệ Trung Quốc như Huawei gây ra.

Mục đích ban đầu của hội nghị thượng đỉnh vào ngày 14/9 là để chính thức hóa mối quan hệ tốt hơn về đầu tư giữa EU và Trung Quốc. Nhưng sau nhiều năm đàm phán, châu Âu đã chán ngấy với sự bất minh của Trung Quốc về nhiều cách; chẳng hạn như việc các công ty nhà nước Trung Quốc bóp méo cạnh tranh hoặc chiếm đoạt công nghệ tại thị trường châu Âu.

Do đó, thay vì tạo điều kiện thuận lợi cho đầu tư của Trung Quốc vào châu Âu, EU đang bắt đầu hạn chế điều này.

Trần Đức



BÀI CHỌN LỌC

Quyết định ‘bom tấn’: Tập Cận Bình có thể bị buộc ‘rời ngai vàng’ hoặc bị đảo chính