Sự thật Bắc Kinh muốn che giấu: Hong Kong mất vị thế trung tâm tài chính quốc tế

Giúp NTDVN sửa lỗi

Tình huống của Hong Kong hiện nay gần giống với giai đoạn đầu những năm 1990 tại Nhật Bản, thời điểm Tokyo bắt đầu đánh mất vị thế trung tâm tài chính quốc tế. Thậm chí, tình hình của Hong Kong còn tồi tệ hơn do đang chìm trong giai đoạn tăng trưởng GDP âm.

Cái gọi là Hội nghị thượng đỉnh đầu tư của các nhà lãnh đạo tài chính toàn cầu đã được tổ chức tại Hong Kong trong tuần này. Các chuyên gia Trung Quốc biết rõ rằng “lý thuyết đối lập” là cần thiết để hiểu thấu đáo về Trung Quốc: Những gì Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) hoặc cơ quan ngôn luận của nó nhấn mạnh thường đã bị mất đi rồi. Điều này cũng đúng với vị thế quốc tế của Hong Kong. Tất cả các nguồn thông tin đều cho thấy Hong Kong không còn là một thành phố quốc tế. Tuy nhiên, các quan chức Trung Quốc đang yêu cầu mọi người không được đọc tin tức phương Tây, trong khi các quan chức Hong Kong được yêu cầu “kể những câu chuyện hay”.

Ta có thể thấy rõ ai là bên tung tin giả. Dữ kiện thực tế không bao giờ nói dối: Trong khi các quốc gia khác trên khắp thế giới đang nhận người nhập cư, thì Hong Kong đang có một lượng chảy máu chất xám lớn giống như những người tị nạn Ukraine, và nhiều công ty và hiệp hội đã thông báo ý định chuyển ra khỏi Hong Kong. Những điều này hẳn hầu hết đã được các quan chức cấp cao Trung Quốc dự đoán trước ngay từ những ngày đầu khi họ áp dụng chính sách ngoại giao thù địch đối với phương Tây. Chỉ có các quan chức địa phương (Hong Kong) mới đau đầu về vấn đề của địa phương khi thấy những dòng thất thoát khổng lồ chảy ra khỏi nền kinh tế.

Có thể các quan chức này đã quá lo lắng về tình hình, điều khiến họ quyết định tổ chức “Hội nghị thượng đỉnh tài chính toàn cầu”, nơi Hong Kong được nhắc đến như là trung tâm tài chính quốc tế (IFC), một nhãn hiệu cấp thấp hơn so với trung tâm tài chính toàn cầu (GFC). Cho đến nay, chỉ có New York và London thuộc nhóm GFC. Mặc dù các bên khác nhau xác định ra bản chất của các trung tâm tài chính theo cách khác nhau, IFC nên có một mức độ nhất định tính chất “quốc tế”. Hong Kong chủ yếu nổi tiếng với thị trường chứng khoán, nhưng thị trường này lại bị lấp đầy bởi các công ty Trung Quốc với vốn nước ngoài đang thu hẹp.

Xa dần vị thế trung tâm tài chính quốc tế

Việc một thành phố có tính quốc tế hay không không phải là điều có thể được thừa nhận mà thành. Và vị thế quốc tế của một thành phố không đạt được cũng không mất đi trong một ngày. Đó là sự thay đổi cấu trúc xảy ra trong một khoảng thời gian dẫn đến sự thay đổi vị thế, điều có thể diễn ra trong vài năm. Quay trở lại những ngày mà vị thế trung tâm tài chính quốc tế của Tokyo bị Hong Kong soán ngôi, giai đoạn này kéo dài từ đầu những năm 1990 đến đầu những năm 2000. Vị thế trung tâm tài chính quốc tế của Hong Kong đã được củng cố ít nhiều trong cùng một thập kỷ. Tương tự như vậy, để Hong Kong mất đi vị thế đó, có thể mất mười năm.

Vì giá trị vốn hóa hoặc doanh thu của thị trường chứng khoán tỷ lệ thuận với chỉ số thị trường chứng khoán ở Hong Kong, chỉ số chứng khoán Hong Kong mang lại một bức tranh tốt về việc vị thế của Hong Kong đã thay đổi như thế nào theo thời gian. Chỉ số này tăng rất ít trong những năm 2010, đó là một thập kỷ của tình trạng suy yếu của vị thế. Vào những năm 2020, Hong Kong là một thị trường yếu kém so với hầu hết các thị trường khác. Tình hình hiện tại tương tự như những gì đã xảy ra ở Nhật Bản vào đầu những năm 1990, lúc Nhật Bản phải chịu một cú sốc lớn. Trong khoảng bảy năm, tăng trưởng GDP đã giảm đáng kể từ mức dương xuống bằng không.

Sự thật Bắc Kinh muốn che giấu: Hong Kong mất vị thế trung tâm tài chính quốc tế
Biểu đồ: So sánh tăng trưởng GDP thực theo năm của Hong Kong và Nhật Bản. Đường màu xanh: Nhật Bản. Đường màu đỏ: Hong Kong. Dãy trên màu đỏ: Quý 1 các năm tính cho Hong Kong. Dãy dưới màu xanh: Quý 1 các năm tính cho Nhật Bản. Ô vuông màu đen: thời gian Tokyo mất vị thế trung tâm tài chính quốc tế (IFC). (Ảnh: Law Ka-Chung)

Tình hình đối với Hong Kong thực sự thậm chí còn tồi tệ hơn Nhật Bản trong những ngày đó, vì Hong Kong có thể đang trải qua sự bình thường hóa xu hướng tăng trưởng âm. Sẽ là quá đơn giản và có lẽ là ngây thơ để mong đợi nhiều từ một hội nghị thượng đỉnh. Sự sụt giảm khó có thể bị đảo ngược một cách dễ dàng.

Bài viết chỉ phản ánh quan điểm của tác giả, không nhất thiết phản ánh quan điểm của NTDVN.

Bảo Nguyên

Theo Law Ka-Chung - The Epoch Times

Tác giả Law Ka-Chung là nhà bình luận về kinh tế vĩ mô và thị trường toàn cầu. Ông đã viết cho nhiều tờ báo và tạp chí; nói chuyện trên nhiều kênh truyền hình, đài phát thanh và cả trực tuyến về các vấn đề thị trường kể từ năm 2005. Các chủ đề của ông rất đa dạng: từ kinh tế vĩ mô đến triển vọng thị trường đối với chứng khoán, tiền tệ, tỷ giá, lợi tức và hàng hóa ở Mỹ, châu Âu và châu Á. Ông Ka-chung có bằng Tiến sĩ Kinh tế, Thạc sĩ Toán học và Thạc sĩ Vật lý thiên văn. Email: [email protected]



BÀI CHỌN LỌC

Sự thật Bắc Kinh muốn che giấu: Hong Kong mất vị thế trung tâm tài chính quốc tế