Tại sao Trung Quốc không thể bán máy bay chiến đấu ra nước ngoài?

Giúp NTDVN sửa lỗi

Trong những năm qua, Trung Quốc đã thất bại trong việc thâm nhập lớn vào lĩnh vực kinh doanh vũ khí toàn cầu. 2/3 doanh số bán vũ khí hàng năm của quốc gia này chỉ đến từ 3 nước : Pakistan, Bangladesh, và Algeria. Thị trường vũ khí lớn nhất tiếp theo của Trung Quốc là châu Phi, nhưng nhiều sản phẩm mà nước này bán ở đó lại thuộc loại cấp thấp.

Một chuyên gia nổi tiếng trong ngành hàng không vũ trụ, ông Richard Aboulafia gần đây đã bình luận về việc người Trung Quốc không có khả năng bán máy bay chiến đấu của họ ra nước ngoài:

“Kỷ lục bán hàng yếu ớt này không liên quan gì đến bản thân chiếc máy bay. Trung Quốc đã đạt được những bước tiến lớn trong việc cải thiện nền tảng công nghệ hàng không vũ trụ thuộc sở hữu nhà nước, đặc biệt là trong lĩnh vực quân sự. Trung Quốc làm ra những sản phẩm chất lượng, hoặc ít nhất là những sản phẩm ngang ngửa với những chiếc máy bay mà Liên Xô cũ đã thành công khi xuất khẩu với số lượng lớn sang nhiều nước khác nhau”.

Hơn nữa, vũ khí của Trung Quốc tương đối rẻ, đáng tin cậy và được bán với rất ít điều kiện ngặt nghèo so với các cường quốc công nghệ lớn trên thế giới.

Theo ông Aboulafia, lý do, đúng hơn là các nước láng giềng của Trung Quốc “không thích Trung Quốc”.

Lấy ví dụ như máy bay chiến đấu J-10 của Trung Quốc. Đó là những gì chúng tôi gọi là máy bay chiến đấu “thế hệ thứ tư”, có radar tiên tiến, “buồng lái bằng kính” (buồng lái màn hình hiển thị), điều khiển điện tử (fly by wire - FBW) và thậm chí là khả năng tàng hình nhất định. Nó có thể bắn tên lửa không đối không tầm xa và thậm chí đóng vai trò như một máy bay tấn công mặt đất. Nó gần tương đương với máy bay chiến đấu F-16C, loại máy bay đang được sử dụng rộng rãi trong hơn 20 lực lượng không quân trên khắp thế giới, và rất có thể nó còn rẻ hơn F-16.

J-10 được mong đợi sẽ cạnh tranh được với các nhà sản xuất máy bay chiến đấu phương Tây, tuy nhiên, Trung Quốc đã xuất khẩu bao nhiêu máy bay chiến đấu loại này?

Câu trả lời là một con số không. Chưa có chiếc nào được bán hết!

Trên thực tế, trong những năm qua, Trung Quốc đã thất bại trong việc thâm nhập lớn vào lĩnh vực kinh doanh vũ khí toàn cầu. 2/3 doanh số bán vũ khí hàng năm của quốc gia này chỉ đến từ ba nước : Pakistan, Bangladesh, và Algeria. Thị trường vũ khí lớn nhất tiếp theo của Trung Quốc là châu Phi, nhưng nhiều sản phẩm mà nước này bán ở đó lại thuộc loại cấp thấp.

Có nhiều lý do để chọn mua vũ khí từ một quốc gia cung cấp cụ thể, ngoài kinh tế hoặc hiệu quả quân sự. Thông thường, các quốc gia mua từ một quốc gia cụ thể để củng cố các mối quan hệ chính trị-quân sự, đặc biệt là các liên minh quân sự. Một nhà sản xuất quốc phòng của Mỹ đã từng châm biếm rằng “với mỗi chiếc F-16 chúng tôi bán ra, chúng tôi sẽ thêm vào giá trị gia tăng cho nó là lực lượng Thủy quân lục chiến Mỹ”.

Trên thực tế, Mỹ và các nhà sản xuất vũ khí phương Tây khác, như Anh hoặc Pháp, có thể đưa ra các đảm bảo an ninh (nếu muốn) và các biện pháp bảo vệ khác cho khách hàng của mình mà Trung Quốc không thể. Đặc điểm đơn giản này của “quyền lực cứng” vẫn còn xa lánh Trung Quốc; như ông Aboulafia nói, "Bắc Kinh thiếu sức hấp dẫn với tư cách là một đối tác chiến lược".

Đồng thời, “quyền lực mềm” của Trung Quốc cũng đang thiếu và thậm chí có thể đang suy thoái. Quyền lực mềm thường được định nghĩa là “sức mạnh hấp dẫn”: việc sử dụng văn hóa, ngoại giao và các giá trị chính trị để nâng cao sức hấp dẫn của một quốc gia đối với các quốc gia khác. Trong trường hợp này, mục tiêu là lôi kéo các quốc gia khác muốn hợp tác với Bắc Kinh.

Vào thời điểm nhạy cảm khi mà Trung Quốc đang bị cô lập tứ phía trên trường quốc tế, ông Tập Cận Bình - Chủ tịch Quân ủy của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ), đã ban hành các quy định mới, nhấn mạnh sự lãnh đạo tuyệt đối của ĐCSTQ đối với quân đội và tập trung vào việc chuẩn bị cho chiến tranh.
Vào thời điểm nhạy cảm khi mà Trung Quốc đang bị cô lập tứ phía trên trường quốc tế, ông Tập Cận Bình - Chủ tịch Quân ủy của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ), đã ban hành các quy định mới, nhấn mạnh sự lãnh đạo tuyệt đối của ĐCSTQ đối với quân đội và tập trung vào việc chuẩn bị cho chiến tranh. (Ảnh: Getty Images)

Nhưng quyền lực mềm đòi hỏi sự tin tưởng được vun đắp theo thời gian và được duy trì một cách cẩn thận. Trong trường hợp Trung Quốc muốn bán vũ khí, điều này có nghĩa là khách hàng phải cảm thấy rằng họ có thể dựa vào Bắc Kinh trong các dịch vụ như sửa chữa và bảo dưỡng vũ khí, cung cấp phụ tùng thay thế, đào tạo và thậm chí là chuyển giao công nghệ.

Thách thức của quyền lực mềm không chỉ là nó có thể bị mất đi khá nhanh chóng. Và đây là điểm mà ông Aboulafia cho rằng rằng các nước đơn giản là không thích Trung Quốc nên làm ảnh hưởng đến việc Bắc Kinh bán vũ khí.

Trong nhiều lĩnh vực - không chỉ bán vũ khí - các quốc gia đang ngày càng khó tin tưởng hoặc hợp tác với Trung Quốc hơn. Vào cuối những năm 1990 và đầu những năm 2000, "chiến dịch nụ cười" theo định hướng quyền lực mềm của Trung Quốc đã trả những khoản cổ tức khổng lồ. Như The Economist đã chỉ ra, vào năm 2007, Trung Quốc đã kiếm được rất nhiều điểm tín nhiệm nhờ sự hào phóng của mình trong cuộc Khủng hoảng Tài chính Châu Á 1997-98. “Những khoản viện trợ và cho vay mà Trung Quốc cung cấp cho các nước khác đã giúp xoa dịu cuộc khủng hoảng”. Sự trợ giúp này đặc biệt đã thúc đẩy vị thế của Bắc Kinh lên cao ở khu vực Đông Nam Á, cùng với sự giúp đỡ của các quốc gia như Singapore, nhiều nước đã sẵn sàng quan hệ với Trung Quốc để giảm căng thẳng. Kết quả là, bài báo tiếp tục, "Trung Quốc đã phát triển được khẩu vị của sự tôn trọng".

Nỗ lực có chủ ý này nhằm truyền đạt sự hiện diện toàn cầu tử tế hơn, dịu dàng hơn – ngay cả khi Bắc Kinh đang nỗ lực mở rộng cơ hội để có năng lực và vị thế cường quốc (“trỗi dậy hòa bình”) đã rất thành công. Về thúc đẩy xuất khẩu vũ khí, doanh số bán vũ khí hàng năm của Trung Quốc ở nước ngoài đã tăng từ 295 triệu USD năm 2000 lên hơn 2 tỷ USD vào năm 2013 (tức là năm đầu tiên ông Tập Cận Bình làm Tổng Bí thư Trung Cộng).

Cách tiếp cận “mềm mỏng nhẹ nhàng” này nay đã được thay thế, như tất cả chúng ta đều biết, bằng một thái độ hiếu chiến mới từ phía Bắc Kinh, và kể từ đó xuất khẩu vũ khí của Trung Quốc đã giảm từ đến 40% .

Quan trọng hơn, hành vi xấu của Bắc Kinh đã gây ra phản ứng dữ dội. Đặc biệt là ở Mỹ, nó đã xúc tác cho một liên minh chính trị rộng rãi chống lại Trung Quốc. Chính phủ Tổng thống Biden đã tiếp nối thái độ diều hâu của ông Trump đối với Bắc Kinh, ít nhất là trên bề mặt.

Tại Quốc hội, có sự ủng hộ đáng kể của lưỡng đảng đối với Đạo luật Cạnh tranh Chiến lược, đạo luật này trực tiếp chống lại mối đe dọa về công nghệ, kinh tế và quân sự từ Trung Quốc. Đặc biệt, nó tìm cách “chống lại ảnh hưởng xấu xa của Trung Cộng trên toàn cầu”.

Ngoài ra, cộng đồng theo dõi Trung Quốc ở phương Tây nhìn chung ngày càng có nhiều ấn tượng tiêu cực hơn về Trung Quốc, vì nhiều người theo dõi Trung Quốc “ôn hòa” trước đây đã biến thành diều hâu. Một bài báo gần đây trên tờ The Economist dẫn lời một “cựu quan chức đã tư vấn cho một số tổng thống về Trung Quốc” cho biết: “Không cần bất kỳ sự dũng cảm nào để trở thành một diều hâu đối với Trung Quốc ngày nay. Cần có bản lĩnh để không trở thành một (diều hâu)”.

Trong khi đó, những người kêu gọi tiếp tục quan hệ với Trung Quốc ngày càng tỏ ra ngây thơ. Bắc Kinh ngày càng được xem là nguồn gốc chính của căng thẳng và bất an ở Châu Á - Thái Bình Dương (và ở các khu vực khác trên thế giới), và thay vì nhập hội cùng nó, các quốc gia trong khu vực đang tích cực phòng ngừa hoặc tìm thế cân bằng chống lại nó.

Có thể các quốc gia sẽ phải tiếp tục quan hệ với Trung Quốc - đơn giản là vì nước này quá lớn để bỏ qua. Tuy nhiên, các giao dịch trong tương lai với Bắc Kinh có thể sẽ khiến họ phải thận trọng và hoài nghi hơn.

Quan điểm trong bài viết là của tác giả và không nhất thiết phản ánh quan điểm của NTDVN.

Tác giả Richard A. Bitzinger là một nhà phân tích an ninh quốc tế độc lập. Trước đây, ông là thành viên cấp cao của Chương trình Chuyển đổi Quân sự tại Trường Nghiên cứu Quốc tế S. Rajaratnam (RSIS) ở Singapore, và ông đã từng đảm nhận các công việc trong chính phủ Hoa Kỳ và tại nhiều tổ chức tư vấn khác nhau. Nghiên cứu của ông tập trung vào các vấn đề an ninh và quốc phòng liên quan đến khu vực Châu Á - Thái Bình Dương, bao gồm sự trỗi dậy của Trung Quốc như một cường quốc quân sự, hiện đại hóa quân đội và phổ biến vũ khí trong khu vực.

Lê Minh

Theo The Epoch Times



BÀI CHỌN LỌC

Tại sao Trung Quốc không thể bán máy bay chiến đấu ra nước ngoài?