Tăng trưởng kinh tế của Bắc Kinh bất lợi so với Mỹ vì thất bại trong chính sách dân số

Giúp NTDVN sửa lỗi

Năm ngoái, số trẻ sơ sinh ở Trung Quốc giảm xuống mức thấp nhất kể từ Nạn đói lớn cách đây 6 thập kỷ và dân số nước này đang già đi nhanh chóng. Đây là nguyên nhân nền kinh tế Trung Quốc ngày càng bất lợi hơn so với nền kinh tế Mỹ.

Đây không phải lần đầu mà Bắc Kinh phát đi thông điệp từ bỏ chính sách một con khắc nghiệt nhất thế giới - chính sách cướp đi hàng trăm triệu sinh mệnh bào thai, đặc biệt là các thai nhi bé gái - kể từ khi chính sách này xuất hiện. Wikipedia trích nguồn một báo cáo của chính phủ Trung Quốc thừa nhận rằng "chính sách một con" đã ngăn ngừa sự ra đời của 400 triệu bào thai kể từ năm 1975 -2015.

Dỡ bỏ chính sách một con từ năm 2016 nhưng vẫn thất bại

Trước các bất ổn của chính sách một con như sự già đi nhanh chóng của dân số, tinh thần chiến đấu yếu ớt trong quân đội và cơ cấu dân số bất lợi cho tăng trưởng; năm 2015, Trung Quốc tuyên bố từ bỏ chính sách một con sau hàng thập kỷ, chính sách mới có hiệu lực từ năm 2016.

Nhưng có vẻ như, sau gần 5 năm tuyên bố từ bỏ chính sách này, Trung Quốc chưa kịp tái tạo lại cấu trúc dân số cân đối và bền vững hơn nhằm phục vụ cho mục tiêu tăng trưởng dài hạn. Chính sách dân số mới đã không phát huy tác dụng tại Trung Quốc sau 4 năm thực thi.

Năm ngoái, số trẻ sơ sinh ở Trung Quốc đã giảm xuống mức thấp nhất kể từ Nạn đói lớn cách đây 6 thập kỷ. Theo Cục Thống kê Quốc gia Trung Quốc, các bà mẹ ở Trung Quốc đã sinh 14,65 triệu trẻ sơ sinh vào năm 2019, giảm so với mức 15,23 triệu vào năm 2018.

Gu Xiulian, chủ tịch Liên đoàn Phụ nữ toàn Trung Quốc bế một bé trai mới sinh, được coi là công dân thứ 1,3 tỷ của Trung Quốc, tại một bệnh viện vào ngày 6 tháng 1 năm 2005 ở Bắc Kinh, Trung Quốc (Ảnh của China Photos / Getty Images)
Gu Xiulian, chủ tịch Liên đoàn Phụ nữ toàn Trung Quốc bế một bé trai mới sinh, được coi là công dân thứ 1,3 tỷ của Trung Quốc, tại một bệnh viện vào ngày 6 tháng 1 năm 2005 ở Bắc Kinh, Trung Quốc (Ảnh của China Photos / Getty Images)

Cụm từ "kế hoạch hóa gia đình” đã bị loại khỏi kế hoạch 5 năm lần thứ 14 và tầm nhìn năm 2035 của Trung Quốc. Thay vào đó, Trung Quốc sẽ “cải thiện chính sách sinh sản” để làm cho nó trở nên “toàn diện hơn”.

Yi Fuxian, một nhà khoa học cấp cao tại Đại học Wisconsin-Madison và là một nhà phê bình lâu năm về chính sách kế hoạch hóa gia đình của Trung Quốc, cho biết: “Chính phủ không nói rõ ràng là ngừng kế hoạch hóa gia đình”.

Trung Quốc đã thực hiện chính sách một con gây tranh cãi cách đây 4 thập kỷ và thực thi nó một cách tàn nhẫn thông qua việc cưỡng bức phá thai, triệt sản bắt buộc, giết người và phạt nặng. Trương Nghệ Mưu, một đạo diễn điện ảnh nổi tiếng của Trung Quốc, đã bị phạt khoảng 1,2 triệu USD vì vi phạm quy tắc vào năm 2014.

Trung Quốc cũng có thể bãi bỏ các chính sách phân biệt đối xử đối với cha mẹ đơn thân và trẻ em ngoài giá thú, theo một bài báo được xuất bản trong tuần này. Các nhà nghiên cứu cho biết thêm, để khuyến khích những ca sinh mới, chính phủ có thể tiến thêm một bước nữa và cung cấp trợ cấp cho các bậc cha mẹ dựa trên số lượng con cái mà họ có.

Ningbo, một thành phố cảng trên bờ biển phía đông của Trung Quốc với 8,5 triệu cư dân, dự đoán số ca sinh vào tháng 9/2020 có thể giảm 27% vào năm 2020 so với một năm trước đó.

Trung Quốc cũng đang phải đối mặt với tình trạng dân số già đi nhanh chóng. Quỹ Nghiên cứu Phát triển Trung Quốc cho biết trong một báo cáo đầu năm nay rằng cứ bốn người Trung Quốc thì có một người trên 65 tuổi vào năm 2035. Tỷ lệ này có thể tăng lên 28% vào năm 2050 - tương tự như bức tranh nhân khẩu học của Nhật Bản hiện nay, theo Ngân hàng Thế giới.

Phát triển nền kinh tế 'tóc bạc'

Trong kế hoạch 5 năm lần thứ 14 cho giai đoạn 2021-2025, Trung Quốc sẽ thực hiện “chiến lược quốc gia” để đối phó với vấn đề "già hóa" dân số bằng cách “khai thác nguồn nhân lực ở độ tuổi cao và phát triển nền kinh tế tóc bạc”.

Một nhóm người cao tuổi Trung Quốc tận hưởng một ngày ở Bắc Kinh, ngày 07 tháng 4 năm 2007 (Ảnh: Getty Images)
Một nhóm người cao tuổi Trung Quốc tận hưởng một ngày ở Bắc Kinh, ngày 07 tháng 4 năm 2007 (Ảnh: Getty Images)

Tuy nhiên, một số học giả vẫn tranh luận về việc liệu dân số Trung Quốc có quá đông hay không.

Li Tie, cựu quan chức cấp cao của Ủy ban Cải cách và Phát triển Quốc gia, cơ quan lập kế hoạch kinh tế, cho biết lực lượng lao động của Trung Quốc đang đối mặt với tình trạng dư cung dài hạn chứ không phải là thiếu hụt. Ông nói rằng chính phủ nên tập trung vào việc thúc đẩy thu nhập, giáo dục kỹ năng của người dân.

Chưa đến 20% trong số hơn 242 nhà kinh tế Trung Quốc - được khảo sát vào tháng trước bởi nhà nhân khẩu học Liang và cổng thông tin Trung Quốc Sina.com - tin rằng Trung Quốc đang quá đông dân số. Hơn 70% ủng hộ chính sách tự do hóa hoàn toàn việc sinh sản.

Trung Quốc bắt đầu điều tra dân số quốc gia lần thứ bảy trong tháng này để tìm một bức tranh chi tiết hơn về tình hình nhân khẩu học của mình.

Dân số già nhanh tác động đến tăng trưởng dài hạn của Trung Quốc so với Mỹ như thế nào

Gần đây nhà kinh tế Matthew Klein đã nhận định về việc nền kinh tế Trung Quốc sẽ không thể đuổi kịp Mỹ vì nhiều lý do; trong đó, quan trọng là khủng hoảng nhân chủng học, dân số già nhanh.

Khoảng cách tăng trưởng này sẽ kéo dài chừng nào người lao động Trung Quốc và các doanh nghiệp còn có khả năng đuổi kịp đối thủ Mỹ thông qua tăng trưởng năng suất lao động, nhưng sự khác biệt tăng trưởng sẽ phải giảm dần đều.

Theo ông Tập Cận Bình, khoảng cách tăng trưởng sẽ bằng 0 vào năm 2049, khi mà nước Trung Quốc ăn mừng đạt được mục tiêu “một nước xã hội chủ nghĩa hiện đại và thịnh vượng”.

Tăng và giảm: GDP Trung Quốc so với Mỹ - Tăng trưởng chậm dần của Trung Quốc và cơ cấu dân số lao động suy giảm sẽ làm GDP Trung Quốc/Mỹ nhỏ đi so với hiện nay - Nguồn: Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF)
Tăng và giảm: GDP Trung Quốc so với Mỹ - Tăng trưởng chậm dần của Trung Quốc và cơ cấu dân số lao động suy giảm sẽ làm GDP Trung Quốc/Mỹ nhỏ đi so với hiện nay - Nguồn: Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), Triển vọng Dân số Thế giới theo Liên Hiệp Quốc - tính toán của Barrons
Xô Viết: “Chúng tôi sẽ chôn vùi họ” - GDP Xô Viết so với Mỹ - Sản lượng Xô Viết gấp đôi so với Mỹ trong khoảng thời gian từ cuối Thế chiến II cho đến giữa những năm 1970 sau đó về mức cực thấp ban đầu - Nguồn: Dữ liệu Dự án Maddison/Trung tâm Phát triển và Tăng trưởng Groningen; tính toán của Barrons
Xô Viết: “Chúng tôi sẽ chôn vùi họ” - GDP Xô Viết so với Mỹ - Sản lượng Xô Viết gấp đôi so với Mỹ trong khoảng thời gian từ cuối Thế chiến II cho đến giữa những năm 1970 sau đó về mức cực thấp ban đầu - Nguồn: Dữ liệu Dự án Maddison/Trung tâm Phát triển và Tăng trưởng Groningen; tính toán của Barrons

Giả sử điều đó xảy ra. Hãy xem dự báo cơ sở của Phòng Dân số Thế giới thuộc Liên Hiệp Quốc cho thấy lực lượng lao động của Trung Quốc sẽ giảm một nửa từ nay đến năm 2100, trong khi lực lượng lao động Mỹ sẽ tăng 15%.

Đây là những giả định đơn giản, nhưng nếu kết hợp lại thì nền kinh tế Trung Quốc sẽ đạt đỉnh so với nền kinh tế Mỹ vào năm 2040, tương đương 76% GDP Mỹ.

Nếu không có thay đổi đột biến về năng suất lao động, hay thay đổi bất ngờ về triển vọng cơ cấu dân số, thì Trung Quốc sẽ mất dần vị trí so với Mỹ, thực sự sẽ giảm về mức năm 2011, ngay trước khi ông Tập lên nắm quyền.

Cơ cấu dân số không phải là số phận định trước, và Đài Loan cho thấy là người Trung Quốc có thể thịnh vượng như người châu Âu hay Mỹ. Nhưng các nhà đầu tư và các nhà hoạch định chính sách cần xem xét nghiêm túc khả năng nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa đã gần đỉnh quyền lực của mình và sẽ sớm bước vào giai đoạn suy giảm dài hạn.

Trần Đức



BÀI CHỌN LỌC

Tăng trưởng kinh tế của Bắc Kinh bất lợi so với Mỹ vì thất bại trong chính sách dân số