Tập Cận Bình kêu gọi các DNNN Trung Quốc 'mạnh hơn và lớn hơn', bất chấp sự phản đối của Mỹ và EU

Giúp NTDVN sửa lỗi

Ông Tập cho biết các công ty nhà nước đã chứng minh được giá trị của họ trong “cả việc kiểm soát đại dịch và sản xuất công nghiệp”. Vì vậy, mục tiêu của ông là làm cho các doanh nghiệp nhà nước (DNNN) “mạnh hơn, tốt hơn và lớn hơn”...

Một cơ quan do Chủ tịch Tập Cận Bình lãnh đạo đã thúc đẩy những thay đổi về thể chế ở Trung Quốc đã thông qua một kế hoạch mới nhằm làm cho các DNNN “mạnh hơn, tốt hơn và lớn hơn”.

Quyết định hôm thứ Hai (ngày 2/11) của Ủy ban Cải cách Toàn diện Trung ương về "tối ưu hóa và tái cấu trúc bố cục kinh tế nhà nước" - chỉ sự sáp nhập do chính phủ lãnh đạo và hợp nhất các công ty nhà nước khác nhau, với sự tham gia của các nhà đầu tư tư nhân - được đưa ra sau Bắc Kinh nhận thấy các doanh nghiệp nhà nước (SOEs) đáng tin cậy hơn, trong việc ủng hộ chính phủ trong thời kỳ đại dịch viêm phổi Vũ Hán.

‘Mạnh hơn, tốt hơn và lớn hơn’

"Sự điều chỉnh" của Trung Quốc đối với khu vực nhà nước nhằm "phục vụ các mục tiêu chiến lược quốc gia và thích ứng với tăng trưởng chất lượng cao", và các công ty nhà nước sẽ thống trị các lĩnh vực "an ninh chiến lược, lãnh đạo công nghiệp và dịch vụ công", theo một tuyên bố chính thức được công bố thông qua hãng thông tấn Tân Hoa Xã.

Và mục tiêu cuối cùng là “liên tục nâng cao năng lực cạnh tranh, khả năng đổi mới, khả năng kiểm soát, sức ảnh hưởng và khả năng quản lý rủi ro” của các DNNN của Trung Quốc.

Kế hoạch này là cho thấy rõ về một xu hướng đang nổi lên trong nền kinh tế Trung Quốc - Bắc Kinh đang trao cho khu vực nhà nước một vai trò lớn hơn trong các hoạt động kinh tế, bất chấp những chỉ trích công khai từ Hoa Kỳ và Liên minh châu Âu (EU).

DNNN của Trung Quốc là mục tiêu chính trong đề xuất của EU nhằm tăng cường giám sát “lợi thế không công bằng” của họ so với các đối tác ở châu Âu, để đối phó với lo ngại ngày càng tăng về các khoản đầu tư của Trung Quốc ở đó.

Trong một bài phát biểu được công bố gần đây của ông Tập vào tháng 4/2020, khi Trung Quốc tuyên bố bước đầu chiến thắng trong việc kiểm soát sự bùng phát dịch viêm phổi Vũ hán, ông Tập cho biết các công ty nhà nước đã chứng minh được giá trị của họ trong “cả việc kiểm soát đại dịch và sản xuất công nghiệp”.

“DNNN hình thành nền tảng kinh tế và chính trị của hệ thống xã hội chủ nghĩa của Trung Quốc và là trụ cột chính cho sự cầm quyền của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ). Họ phải được xây dựng mạnh hơn, tốt hơn và lớn hơn”, ông Tập nói và thêm rằng vai trò của khu vực nhà nước“ không thể bị phủ nhận hay suy yếu”.

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình nói chuyện với Chủ tịch Hội nghị Hiệp thương Chính trị Nhân dân Trung Quốc Uông Dương trong buổi khai mạc kỳ họp thứ hai của Đại hội Đại biểu Nhân dân Toàn quốc lần thứ 13 tại Đại lễ đường Nhân dân vào ngày 5 tháng 3 năm 2019 tại Bắc Kinh, Trung Quốc.(Ảnh của Lintao Zhang / Getty Images)
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình nói chuyện với Chủ tịch Hội nghị Hiệp thương Chính trị Nhân dân Trung Quốc Uông Dương trong buổi khai mạc kỳ họp thứ hai của Đại hội Đại biểu Nhân dân Toàn quốc lần thứ 13 tại Đại lễ đường Nhân dân vào ngày 5 tháng 3 năm 2019 tại Bắc Kinh, Trung Quốc.(Ảnh của Lintao Zhang / Getty Images)

Độc quyền, quy mô lớn… hiệu quả thấp

Trong các khuyến nghị chính sách cho kế hoạch 5 năm sắp tới của quốc gia, được công bố hôm thứ Ba (ngày 3/11), Ủy ban Trung ương ĐCSTQ đã kêu gọi cải cách sâu hơn quyền sở hữu hỗn hợp, và đặc biệt cam kết thúc đẩy cải cách theo định hướng thị trường đối với các ngành năng lượng, đường sắt, viễn thông và các tiện ích công cộng.

Mối quan hệ của Bắc Kinh với các công ty nhà nước lớn đã dẫn đến các công ty độc quyền lớn. Ví dụ, tại tỉnh Sơn Tây giàu than ở miền bắc Trung Quốc, chính phủ đã hợp nhất mỏ than tại 5 DNNN thành một công ty khai thác khổng lồ duy nhất.

Tập đoàn thép Baowu, nhà sản xuất thép thô lớn nhất thế giới, nay thậm chí còn lớn hơn vào tháng 10/2020 khi tiếp quản nhà kinh doanh thép nhà nước đang gặp khó khăn Sinosteel. PetroChina và Sinopec - hai gã khổng lồ dầu khí nhà nước, cũng chuyển tài sản đường ống của họ sang một DNNN mới được thành lập có tên PipeChina trong năm qua.

Các thương vụ giữa các DNNN thường ít có sự tham gia của các doanh nghiệp tư nhân.

Hiệu quả của khu vực nhà nước Trung Quốc thường là một vấn đề gây tranh cãi. Trong khi các nhà phê bình cho rằng các DNNN của Trung Quốc hoạt động với hiệu quả thấp và trên cơ sở cạnh tranh không lành mạnh, chính quyền trung ương coi khu vực nhà nước là xương sống của nền kinh tế quốc gia, đồng thời tạo lợi thế cho Trung Quốc trong cuộc cạnh tranh lâu dài với Mỹ.

Theo Bộ Tài chính Trung Quốc, Trung Quốc có khoảng 64,9 nghìn tỷ nhân dân tệ (NDT) (9,7 nghìn tỷ USD) tài sản ròng thuộc sở hữu nhà nước trong các lĩnh vực công nghiệp vào cuối năm 2019; tăng từ 58,7 nghìn tỷ NDT một năm trước đó. Trên thực tế, tài sản được kiểm soát bởi các cấp chính quyền khác nhau.

Một văn bản khác được Ủy ban Cải cách Toàn diện Trung ương thông qua hôm thứ Hai (ngày 3/11) liên quan đến việc tăng cường giám sát tài sản thuộc sở hữu nhà nước. Đặc biệt, Đại hội đại biểu nhân dân toàn quốc Trung Quốc được cho là có vai trò lớn hơn trong việc giám sát việc xử lý tài sản nhà nước của chính quyền địa phương.

Thành công của Bắc Kinh trong việc xử lý đại dịch đã mang lại niềm tin mới cho nước này và cũng phù hợp với “chiến lược lưu thông kép” của giới lãnh đạo, nhằm chú trọng khả năng tự lực cho nền kinh tế, trong đó các công ty nhà nước có khả năng đi đầu trong đổi mới công nghệ và cung cấp các sản phẩm chủ chốt.

Huang Qunhui, người đứng đầu Viện Kinh tế thuộc Viện Khoa học Xã hội Trung Quốc, cho biết tháng trước rằng Trung Quốc phải tập trung nguồn lực vào các lĩnh vực đã chọn nhưng vẫn có thể cho phép cạnh tranh trong các lĩnh vực khác, chẳng hạn như “lưới điện, viễn thông, đường sắt, dầu khí và khí ga".

Đức Duy



BÀI CHỌN LỌC

Tập Cận Bình kêu gọi các DNNN Trung Quốc 'mạnh hơn và lớn hơn', bất chấp sự phản đối của Mỹ và EU