Thất bại của đạo luật Dodd-Frank thời Obama, Fed đang phải cứu trợ Phố Wall

Giúp NTDVN sửa lỗi

Đạo luật khổng lồ Dodd-Frank ra đời năm 2010 dưới thời cựu tổng thống Barack Obama đã không trám lại bất kỳ lỗ hổng quan trọng nào của thị trường tài chính Mỹ. Sau hơn 10 năm, số liệu của thị trường khiến chúng ta không thể không thừa nhận rằng Đạo luật Dodd Frank đánh dấu thêm một "thất bại chính sách" gây hậu quả nghiêm trọng cho nước Mỹ dưới thời Obama.

Đạo luật Dodd-Frank Cải cách Wall Street và Bảo vệ người tiêu dùng được đặt tên theo hai tác giả chính của nó là cựu Thượng nghị sĩ Christopher Dodd (D-CT) và cựu Dân biểu Barney Frank (D-MA). Bộ luật khổng lồ được Tổng thống Barack Obama ký thành luật vào ngày 21/7/2010 vào thời điểm đảng Dân chủ kiểm soát cả hai viện của Quốc hội - có nghĩa là không có lý do gì để không áp dụng luật cải cách đầy khó khăn cho Phố Wall.

Trong khi cánh tiến bộ của Đảng Dân chủ đang yêu cầu khôi phục Đạo luật Glass-Steagall, đạo luật tách biệt hoàn toàn các ngân hàng nhận tiền gửi, được bảo hiểm liên bang, khỏi sòng bạc Phố Wall. Tức là các định chế nhận tiền gửi không được đánh bạc trên Phố Wall bằng các nghiệp vụ môi giới, đầu tư hay đầu cơ đánh bạc bán khống và đầu cơ vào các sản phẩm tài chính phái sinh (thực chất là đánh bạc vào sự sụp đổ về giá của một mặt hàng cơ sở).

Tuy nhiên, thời điểm đó, hầu hết các chính trị gia đảng Dân chủ không muốn làm mất lòng các nhà tài trợ cho chiến dịch chính trị lớn ở Phố Wall của họ.

Kết quả là phe Dân chủ ở Phố Wall đã chiến thắng và 2,300 trang về các biện pháp “cải cách” hầu như vô giá trị đã được ký thành luật.

Khi các nhà sử học nhìn lại thời đại này, Dodd-Frank sẽ được coi là thất bại sâu sắc của chính quyền Obama, bên cạnh hàng tá thất bại khác đã giúp các tài phiệt, tập đoàn tư nhân lớn của Mỹ phân phối lại tài sản trong thập kỷ mà Obama tại vị. Dưới đây là bản tóm tắt những gì đã xảy ra trong cuộc khủng hoảng tài chính 2007 đến 2010 và cách mà Dodd-Frank đã thất bại thảm hại trong việc ngăn chặn nó tái diễn.+

Sự lừa dối tinh vi mang tên Obama (Phần 1)
Các hậu quả kinh tế dưới thời Tổng thống Obama đến nay vẫn còn và người đang nỗ lực “dọn dẹp” mớ hỗn độn này là Tổng thống đương nhiệm Donald Trump. (Ảnh của Olivier Douliery-Pool / Getty Images)

Thất bại thứ nhất: Các ngân hàng được bảo hiểm liên bang thoải mái đánh bạc trên thị trường phái sinh

Do việc bãi bỏ Đạo luật Glass-Steagall năm 1999 dưới thời chính quyền Clinton đã cho phép các định chế tài chính Phố Wall vừa nhận tiền gửi, vừa dùng tiền đó đánh bạc trên thị trường tài chính bằng các sản phẩm phái sinh, bán khống và vừa là ngân hàng đầu tư. Đây là lý do thị trường tài chính Mỹ sụp đổ gây khủng hoảng toàn cầu 2008. Lý do này đang lặp lại 2020-2021 này, nhờ Đạo luật Dodd - Frank ưu ái cho Phố Wall và không hề động đến bất kỳ cải cách cần thiết nào.

Nhờ Dodd-Frank, giống hệt như thời trước khi có đạo luật này ra đời, các NHTM của Mỹ ngoài việc nắm giữ một lượng lớn cổ phiếu cũng đồng thời nắm giữa một khối lượng khủng công cụ phái sinh cổ phiếu. Điều này có nghĩa là gì? Phái sinh cổ phiếu là công cụ để phòng ngừa rủi ro giảm giá cổ phiếu. Nhưng ở đây, các ông lớn Phố Wall vừa là người sở hữu, thúc đẩy thị trường cổ phiếu tăng giá bằng nguồn tiền đầu tư đòn bảy tài chính khổng lồ, vừa đánh cược vào sự sụp đổ giá cổ phiếu. Tại sao họ làm vậy?

Các ông lớn Phố Wall bơm tiền vào TTCK qua việc tự đầu tư, cho các quỹ đầu cơ vay để đầu tư như Archegos, quỹ Hedge fund... tạo hình ảnh ảo về sự hưng phấn và tăng trưởng thần kỳ của thị trường, cũng đồng thời giúp họ dễ dàng thao túng giá cổ phiếu khi cần (đồng loạt bán tháo chẳng hạn).

Còn việc đánh bạc vào sự suy giảm giá cổ phiếu thông qua hợp đồng phái sinh là đảm bảo kiếm lời từ sự đổ vỡ của thị trường và của các định chế khác. Giải thích đơn giản là hợp đồng phái sinh cổ phiếu đảm bảo rằng các ông lớn (người đầu cơ vào hợp đồng phái sinh) sẽ được thanh toán khoản chênh lệch sụt giảm giá chứng khoán (nếu có).

Thông thường hợp đồng phái sinh được dùng để giảm tổn thất của người sở hữu tài sản cơ sở (chứng khoán, hàng hóa, nợ..). Tuy nhiên, thị trường phái sinh đã trở thành thị trường đầu cơ để các ông lớn Phố Wall đánh bạc vào sự sụp đổ của thị trường hay sản phẩm cụ thể để kiếm lời.

Các định chế ký hợp đồng phái sinh với các tài phiệt Phố Wall nếu vỡ nợ sẽ được Fed giải cứu. Khoản tiền giải cứu sẽ chảy đủ về các ông lớn Phố Wall. Tóm lại, các ông lớn Phố Wall không mất gì cả, họ vừa kiếm tiền nhờ thị trường tăng mạnh, họ cũng kiếm lời nhờ thị trường giảm mạnh tới mức đổ vỡ.

Sự sụp đổ của chứng khoán hóa khoản vay nợ dưới chuẩn (CDO) năm 2008 đã diễn ra đúng theo cách này. Các NHTM lớn của Mỹ một mặt mua sản phẩm chứng khoán hóa khoản vay dưới chuẩn này để tạo thanh khoản và hấp dẫn cho thị trường, một mặt mua nhiều hơn hợp đồng hoán đổi (phái sinh) bảo hiểm cho họ trong trường hợp thị trường này sụp đổ. Dĩ nhiên giá trị các hợp động phái sinh lớn hơn nhiều so với tổn thất của các ông lớn này nếu thị trường sụp đổ.

Sau khi tạo cầu ảo về CDO khiến thị trường đủ lớn, họ rút dần khỏi cuộc chơi, nhường cầu thật về CDO cho các nhà đầu tư nhỏ, đối thủ thủ... Thị trường sụp đổ theo đúng quy luật. Lúc này, các sói già Phố Wall mới thu bộn tiền. Họ thu tiền từ các hợp đồng phái sinh phòng ngừa rủi ro mà họ đã đánh bạc trước đó.

Một số đối tác ký hợp đồng phái sinh với họ không thể trả nợ, ví dụ như AIA hồi năm 2008. Ai sẽ trả cho AIA? Fed đứng ra rót vào AIA 182 tỷ USD để 'cứu trợ'. Dĩ nhiên, tiền của Fed là từ thuế của người dân Mỹ, rót từ Bộ Tài chính Mỹ về Fed. Và dĩ nhiên, tiền cứu trợ cho AIA từ Fed sẽ được AIA trả nợ cho các ông lớn Phố Wall đã đầu cơ vào các hợp đồng phái sinh đánh bạc này.

Fed vay tiền từ đâu từ để mở rộng bảng cân đối? Câu trả lời là từ Bộ Tài chính Mỹ. Chính xác là từ tiền thuế ngày hôm nay cộng thêm khoản nợ tương lai mà người Mỹ phải trả.  (Nguồn:
Fed vay tiền từ đâu từ để mở rộng bảng cân đối? Câu trả lời là từ Bộ Tài chính Mỹ. Chính xác là từ tiền thuế ngày hôm nay cộng thêm khoản nợ tương lai mà người Mỹ phải trả. (Nguồn: NTDVN tổng hợp)

Bằng cách này, các tài phiệt Phố Wall không chỉ giàu hơn sau khủng hoảng mà còn bành trướng quy mô lớn hơn sau khủng hoảng. Họ càng lớn thì càng không thể để họ đổ vỡ, Fed lại càng phải đổ nhiều tiền hơn cứu trợ họ nếu họ yêu cầu. Họ càng lớn, quyền lực của họ với chính trị và các chính sách tài chính càng lớn hơn...

Theo “Báo cáo hàng quý về hoạt động giao dịch ngân hàng và phái sinh” gần đây nhất của OCC, tại thời điểm ngày 31 tháng 12 năm 2020, tổng tài sản phái sinh mà hệ thống ngân hàng của Mỹ năm giữ là 163,79 nghìn tỷ USD; gấp 8 lần GDP của Mỹ.

Rủi ro tập trung của thị trường tài sản phái sinh hiện rất cao; 04 ngân hàng có hoạt động phái sinh nhiều nhất nắm giữ 88,4% tất cả các công cụ phái sinh của ngân hàng”. Theo cơ cấu tài sản phái sinh, các định chế toàn cầu tăng cường nắm giữ phái sinh vốn chủ sở hữu và phái sinh hoán đổi lãi suất. Với phái sinh hoán đổi vỡ nợ tín dụng (CDS), loại phái sinh đã làm vỡ TTTC Mỹ 2008 đã giảm từ 55 nghìn tỷ năm 2008 xuống còn 3 nghìn tỷ USD năm 2020.

Tổng giá trị hợp đồng phái sinh vốn chủ sở hữu (cổ phiếu) tại các ngân hàng được liên bang bảo hiểm và các hiệp hội tiết kiệm, được xem là rủi ro nhất hiện nay, đã bùng nổ từ 737 tỷ đô la (số tiền danh nghĩa) kể từ năm 2008 lên 4,197 nghìn tỷ đô la vào ngày 31 tháng 12 năm 2020, tăng 469% (4,7 lần) trong 12 năm.

Tổng số tiền gọi ký quỹ cho khối tài sản phái sinh hiện chỉ thấp hơn khủng hoảng tài chính toàn cầu 2008. Thời điểm 31/12/2020, trách nhiệm tiền mặt phải trả (các cuộc gọi ký quỹ) cho các hợp đồng phái sinh này đã đạt mức cao thứ hai (507 tỷ USD), chỉ thấp hơn mức kỷ lục 804 tỷ USD mà các NHTM Mỹ phải trả cho các hợp đồng phái sinh mà họ nắm giữ năm 2008.

Thất bại thứ hai: Phần lớn giao dịch phái sinh nằm trong bóng tối

Thay vì chia nhỏ các NHTM ra để minh bạch từng hoạt động, dòng tiền của họ, Dodd-Frank lại cho phép NHTM lớn hơn, thâu tóm, sáp nhập. Theo Luật Dodd-Frank, các NHTM mẹ, được Fed bảo hiểm, không được đầu cơ phái sinh, nhưng lại cho phép các công ty con của nó đầu cơ phái sinh.

Một khía cạnh thất bại khác của Dodd-Frank là thay vì chia nhỏ các ngân hàng, nó đưa ra một quy tắc “đẩy ra”, nghĩa là các công cụ phái sinh không thể được giữ trong phần được liên bang bảo đảm của công ty mẹ nắm giữ ngân hàng nhưng lại phải đẩy ra cho một đơn vị khác đang có thể lâm vào tình trạng phá sản. Thế là chỉ 5 năm sau khi Dodd-Frank ra đời, Citigroup đã tăng mạnh tài sản phái sinh của nó thông qua công ty con, mở rộng thêm 69% tài sản phái sinh của mình trên sổ sách (số liệu năm 2014, Bloomberg).

Sau đó, có lời hứa rằng các hợp đồng bí mật, riêng tư giữa các ngân hàng (được gọi là Phái sinh OTC), sẽ chuyển sang các giao dịch được xác nhận một cách tập trung. Trên thực tế, trong một cuộc họp báo vào ngày 7/3/2016, Tổng thống Obama đã phát biểu như sau:

“Cải cách Phố Wall, Dodd-Frank, các luật mà chúng tôi đã thông qua đã phát huy tác dụng. Tôi muốn nhấn mạnh điều này bởi vì nó phổ biến trên các phương tiện truyền thông, trong các phát ngôn chính trị, cả cánh tả và cánh hữu, để gợi ý rằng cuộc khủng hoảng đã xảy ra và không có gì thay đổi. Điều đó không đúng…

“Chúng ta đang di chuyển trong lĩnh vực phái sinh; một lượng lớn sự giám sát và quy định và bây giờ bạn có các cơ sở thanh toán bù trừ chiếm phần lớn các giao dịch đang diễn ra để chúng ta biết nếu/và khi nào ai đó đang làm điều gì đó mà họ không nên làm; nếu chúng được phát triển quá mức bởi đòn bẩy theo những cách có thể gây ra những mối nguy hiểm lớn hơn cho hệ thống tài chính".

Tuyên bố của tổng thống Obama khi đó hoàn toàn sai sự thật. Cho tới hôm nay, “Phần lớn” các giao dịch phái sinh vẫn là giao dịch chưa niêm yết và không được xử lý bởi các trung tâm thanh toán bù trừ trung ương của Hoa Kỳ. Chúng ta biết điều đó bởi vì cơ quan quản lý các ngân hàng quốc gia, Văn phòng Kiểm soát tiền tệ (OCC), phát hành một báo cáo hàng quý về các công cụ phái sinh do các ngân hàng ở Hoa Kỳ nắm giữ. Báo cáo được công bố trước cuộc họp báo của Obama đã nêu rõ điều này:

“Trong quý đầu tiên của năm 2015, các ngân hàng bắt đầu báo cáo khối lượng giao dịch phái sinh đã được xóa và chưa được xóa, cũng như trọng số rủi ro đối với các đối tác trong từng danh mục này. Trong quý 4 năm 2015, 36,9% thị trường phái sinh đã được giải tỏa một cách tập trung”.

Nói cách khác, Obama đã hoàn toàn nói dối tại thời điểm ông phát biểu. “Phần lớn”, 63,1% các công cụ phái sinh, vẫn được giao dịch trong bóng tối.

Báo cáo gần đây từ OCC (Quý 1/2021) khẳng định điều này:

“… Bốn ngân hàng lớn nắm giữ 86,7% tổng số lượng công cụ phái sinh danh nghĩa của ngành ngân hàng;

“Tỷ lệ các giao dịch phái sinh được thông quan tập trung đã tăng theo quý lên 42,3% trong quý đầu tiên năm 2020”.

Như vậy, một thập kỷ sau cải cách Dodd-Frank, phần lớn các giao dịch phái sinh vẫn nằm ở ngân hàng được liên bang bảo hiểm và phần lớn vẫn chưa được thanh toán tập trung. Ngoài ra, các công cụ phái sinh hiện chỉ tập trung tại bốn công ty mẹ của ngân hàng: JPMorgan Chase, Citigroup, Goldman Sachs và Morgan Stanley.

Xây Dựng, Tài Chính, Ngân Hàng, Đầu Tư, Kinh Doanh
một thập kỷ sau cải cách Dodd-Frank, phần lớn các giao dịch phái sinh vẫn nằm ở ngân hàng được liên bang bảo hiểm và phần lớn vẫn chưa được thanh toán tập trung. (Ảnh: Pixabay)

Thất bại thứ ba: Dodd-Frank thất bại trong việc cải tổ các cơ quan xếp hạng tín dụng

Một thất bại lớn khác của Dodd-Frank là thất bại trong việc cải tổ các cơ quan xếp hạng, những cơ quan đã đưa ra xếp hạng tín dụng 3-A cho các CDO dưới chuẩn (Nghĩa vụ nợ thế chấp) được dự định tạo ra hàng chục tỷ USD thua lỗ.

Dodd-Frank không hề xóa bỏ 'mâu thuẫn lợi ích' của các hãng xếp hạng tín nhiệm với các ông lớn Phố Wall, đó là vẫn cho phép các ông lớn Phố Wall trả tiền cho các hãng xếp hạng tín nhiệm. Trong khi đó, các hãng xếp hạng tín nhiệm được Ủy ban chứng khoán và giao dịch Hoa Kỳ (SEC) bảo trợ khiến 03 hãng xếp hạng tín nhiệm - lúc nào cũng sai lầm này - có vị thế độc quyền trên thị trường xếp hạng tín nhiệm của Phố Wall cũng như toàn cầu. Lỗ hổng hệ thống to đùng này vẫn được Dodd-Frank tiếp tục duy trì cho tới ngày nay.

Thất bại thứ tư: Dodd-Frank thất bại trong việc ngăn các ngân hàng đánh bạc bằng tiền của người gửi tiền

Quy tắc Volcker được cho là sẽ ngăn các ngân hàng Phố Wall sử dụng tiền của người gửi tiền từ ngân hàng được liên bang bảo đảm để thực hiện các trò đánh bạc rủi ro đối với nhà ở (giao dịch độc quyền). Quy tắc Volcker đã không được công nhận và về cơ bản là vô giá trị. Quy tắc vô giá trị đã trở nên rõ ràng như thế nào vào năm 2013 khi Tiểu ban Thường trực của Thượng viện về Điều tra công bố một báo cáo dài 300 trang cho thấy JPMorgan Chase đã sử dụng hàng trăm tỷ USD tiền của người gửi tại ngân hàng được liên bang bảo đảm của mình để đánh bạc trong các sản phẩm phái sinh ngoại lai ở London (đầu cơ chứ không phải là phòng hộ rủi ro cho các sản phẩm tài chính của mình), mất 6,2 tỷ USD trong suốt thời gian đó.

Trong cuộc bầu cử tổng thống năm 2016, cả đảng Dân chủ và đảng Cộng hòa đã khôi phục Đạo luật Glass-Steagall như một phần của nền tảng của họ. Bộ trưởng Tài chính Mỹ Steve Mnuchin nhanh chóng xua tan ý kiến cho rằng đây là một lời hứa đầy thiện chí ngay sau khi Trump nhậm chức.

Vì vậy, chúng ta đang ở đây ngày hôm nay, chứng kiến ​​Fed tiến hành một gói cứu trợ bí mật trị giá hàng nghìn tỷ đô-la khác cho Phố Wall trong khi tiếng nói của Quốc hội và các phương tiện truyền thông chính thống không đề cập đến.

Giống hệt nỗ lực cứu trợ hồi 2008, cứu trợ vi hiến của Fed đang diễn ra với số tiền khổng lồ

Đến năm 2008, hầu hết mọi ngân hàng đầu tư lớn ở Phố Wall đều sở hữu hoặc đã hợp nhất với một ngân hàng nhận tiền gửi, được bảo hiểm liên bang. JPMorgan sở hữu ngân hàng Chase to lớn; Citigroup sở hữu Citibank; Lehman Brothers sở hữu hai ngân hàng được liên bang bảo hiểm trong khi Merrill Lynch sở hữu ba ngân hàng.

Năm 2008, trước khủng hoảng, ngoại trừ JPMorgan Chase, mọi tổ chức có tên trên đều bị chính hoạt động đầu cơ (đánh bạc của họ) làm cho khốn đốn khi họ ôm giữ một lượng lớn tài sản đầu cơ. Lúc này, họ yêu cầu các gói cứu trợ bí mật, khổng lồ từ Cục Dự trữ Liên bang. Mặc dù nhận được 183 tỷ USD khoản vay khẩn cấp bí mật từ Fed, Lehman Brothers vẫn phải đệ trình phá sản.

Fed phải mất 2,5 nghìn tỷ đô-la cho các khoản vay bí mật, tích lũy trong 2,5 năm để hồi sinh Citigroup; và phải mất 1,9 nghìn tỷ đô-la cho Merrill Lynch thì Merrill Lynch mới đủ tốt để Bank of America mua nó vào thời điểm đỉnh điểm của cuộc khủng hoảng vào tháng 9/2008.

Giá Cổ Phiếu, Ngoại Tệ, Kinh Doanh, Công Đức, Tiền Tệ
Fed phải mất 2,5 nghìn tỷ đô-la cho các khoản vay bí mật, tích lũy trong 2,5 năm để hồi sinh Citigroup; và phải mất 1,9 nghìn tỷ đô-la cho Merrill Lynch thì Merrill Lynch mới đủ tốt để Bank of America mua nó vào thời điểm đỉnh điểm của cuộc khủng hoảng vào tháng 9/2008. (Ảnh: Pixabay)

Thật không may, không có cuộc kiểm toán chính thức của chính phủ về những gì Cục Dự trữ Liên bang đã thực hiện cho đến một năm sau khi luật Dodd-Frank được Quốc hội thông qua.

Khi Văn phòng Kiểm toán Chính phủ (GAO) công bố kiểm toán các khoản cho vay của Fed vào tháng 7/2011, họ phát hiện ra rằng Fed đã bí mật chuyển hơn 16 nghìn tỷ USD, phần lớn trong số đó được thực hiện bằng các khoản vay lãi suất gần như bằng 0, cho các ngân hàng Phố Wall cũng như các ngân hàng nước ngoài. Vào thời điểm tin tức được đưa ra, Thượng nghị sĩ Bernie Sanders nói: "Không cơ quan nào của chính phủ Hoa Kỳ nào được phép cứu trợ một ngân hàng hoặc tập đoàn nước ngoài mà không có sự chấp thuận trực tiếp của Quốc hội và tổng thống".

Nhưng Quốc hội không có bất kỳ phản đối nào khi Fed đã tham gia vào một gói cứu trợ lớn khác và bơm tổng cộng hơn 9 nghìn tỷ đô-la vào các đại lý môi giới chính của mình trong các khoản vay repo lãi suất gần bằng 0% kể từ ngày 17/9/2019. Trong số 24 “đại lý môi giới chính” của Fed, một nửa là các ngân hàng nước ngoài. Và bất chấp lời hứa từ cả Chủ tịch Fed Jerome Powell và Phó Chủ tịch phụ trách giám sát Randal Quarles để cung cấp thông tin về mức độ giao dịch mà hàng nghìn tỷ USD của nó sẽ được chuyển đến ai, công chúng không biết một xu của các khoản vay repo đã đi đâu, người Mỹ không ai được biết tiền trong chương trình cứu trợ Cơ sở Tín dụng Đại lý môi giới Chính của Fed đã đi đâu.

Các khoản vay cứu trợ bí mật trị giá 16 nghìn tỷ USD của Fed mà GAO báo cáo vào năm 2011 chỉ là phần nổi của tảng băng chìm. Khi Viện Kinh tế Levy đã thêm vào các chương trình cứu trợ khác của Fed mà GAO không có, con số thực tế đã lên đến 29 nghìn tỷ USD.

Trong khi Fed bí mật tiến hành gói cứu trợ chưa từng có tiền lệ cho các ngân hàng ở Phố Wall từ tháng 12/2007 đến ít nhất là giữa năm 2010, hàng triệu người Mỹ đã vật lộn để thực hiện khoản thanh toán thế chấp nhà của họ do mất việc làm vì khủng hoảng kinh tế do chính những ngân hàng này gây ra. Sau đó, chính những ngân hàng đó đã chuyển sang cưỡng chế hàng triệu chủ nhà trong khi bí mật nhận các gói cứu trợ tài chính từ Fed. Trong trường hợp Citibank của Citigroup, đôi khi nó ẩn mình sau một bí danh là Thuộc tính thanh lý để cưỡng chế nhà.

Do các phương tiện truyền thông dòng chính bị ám ảnh bởi việc đưa tin về đại dịch COVID-19, hoặc đơn giản là các phương tiện truyền thông này cũng có mối quan hệ mật thiết với Phố Wall nên họ không hề đưa tin về các gói cứu trợ khổng lồ mới nhất của Cục Dự trữ Liên bang cho chính các ngân hàng mà nó đã cứu trợ trong lần khủng hoảng trước, năm 2008.

Đây có thực sự là cách mà nền dân chủ Mỹ nên hoạt động không? Các hãng truyền thông khổng lồ thuộc sở hữu của doanh nghiệp không thể tìm thấy thời gian hoặc ý định để đưa tin về gói cứu trợ lớn thứ hai của Phố Wall trong lịch sử Hoa Kỳ và Quốc hội không thể đủ can đảm để tiến hành một cuộc điều tra về vấn đề này.

Dodd-Frank dường như là đạo luật đưa ra để đảm bảo rằng 'sai lầm' có tính toán của Phố Wall đang lặp lại, lớn hơn, rủi ro hơn, tàn khốc hơn 2008 mà thôi.

Thủy Tiên
(Theo Wall Street on Parade)



BÀI CHỌN LỌC

Thất bại của đạo luật Dodd-Frank thời Obama, Fed đang phải cứu trợ Phố Wall