Thất bại của năng lượng xanh: Thủ tướng Anh Boris Johnson cam kết cắt giảm nhiên liệu sinh học

Giúp NTDVN sửa lỗi

Trước cuộc khủng hoảng giá cả mà Vương quốc Anh đang phải đối mặt, Tổng thống Boris Johnson đã đưa ra cam kết giảm sản lượng nhiên liệu sinh học ở Vương quốc Anh và kêu gọi các nhà lãnh đạo G7 thực hiện điều tương tự. Động thái này thể hiện sự thất bại của các mục tiêu năng lượng xanh đầy ảo tưởng.

Thủ tướng Boris Johnson cam kết giảm sản lượng nhiên liệu sinh học

Thủ tướng Vương quốc Anh Boris Johnson đã thông báo rằng ông sẽ cam kết giảm sản lượng nhiên liệu sinh học ở Vương quốc Anh trong nỗ lực chống lại giá lương thực tăng vọt trong và ngoài nước.

Các nhà phê bình cho rằng nó sẽ khó “tạo ra sự khác biệt đối với cuộc khủng hoảng giá cả sinh hoạt” và thúc giục ông Johnson cam kết thực hiện một “sự đảo ngược triệt để về chính sách năng lượng xanh”.

Ông Johnson nói rằng chính quyền đã cam kết thực hiện gói hỗ trợ trị giá 372 triệu bảng Anh để giúp các quốc gia bị ảnh hưởng bởi chi phí lương thực toàn cầu tăng cao và tình trạng thiếu phân bón. Ông kêu gọi các nhà lãnh đạo G7 xem xét lại việc sử dụng nhiên liệu sinh học của chính họ.

Ông Johnson cho biết trong một tuyên bố hôm thứ 6 (24/06): “Trong khi [Tổng thống Nga] Vladimir Putin tiếp tục cuộc chiến vô ích và vô cớ ở Ukraine và hèn nhát phong tỏa hàng triệu tấn ngũ cốc, những người nghèo nhất thế giới đang tiến gần đến nạn đói”, và nhấn mạnh rằng các biện pháp được nêu ra nhằm bảo đảm người dân ở các nước nghèo được tiếp cận với ngũ cốc.

Ông nói: “Chính quyền đã đưa ra một gói hỗ trợ chưa từng có để giúp các hộ gia đình dễ bị tổn thương nhất ở Vương quốc Anh đối phó với chi phí sinh hoạt tăng cao". Ông nói thêm, "từ hỗ trợ thực phẩm khẩn cấp đến xem xét lại việc sử dụng năng lượng sinh học của chính chúng ta, Vương quốc Anh đang thực hiện vai trò của mình nhằm giải quyết cuộc khủng hoảng toàn cầu nguy hiểm này”.

Cần đảo ngược triệt để chính sách xanh

Ông Ben Pile, người đồng sáng lập blog Climate Resistance, là một người hoài nghi đối với vấn đề bảo vệ môi trường. Ông Pile nói với The Epoch Times qua email rằng “rất cần một sự đảo ngược triệt để với chính sách xanh, để xóa bỏ tác động của sự cố chấp trong nhiều năm của Westminster [khu vực chính trị chính của Anh quốc]”.

Ông nói thêm, “[Thủ tướng] có thể đổ lỗi cho ông Putin ở mức độ tùy thích, nhưng thực tế là sự đồng thuận giữa các đảng phái về vấn đề biến đổi khí hậu đã đặt những lý tưởng xanh đầy ảo tưởng lên cao hơn các cuộc tranh luận, nền dân chủ, và lợi ích của công chúng hết lần này đến lần khác. Và giờ đây, khi các kế hoạch xanh đã vấp phải một chướng ngại hoàn toàn có thể thấy trước trên đường đi, nó đã gây ra một cuộc khủng hoảng mà không có ai hiện đang ở Westminster có khả năng giải quyết”.

Ông Pile cho biết ông tin rằng sẽ là quá lời nếu nói tuyên bố của thủ tướng thể hiện sự đảo ngược chính sách quan trọng.

Ông Pile nói rằng: “Ông Johnson được cho là sẽ kêu gọi giảm 10% việc sử dụng nhiên liệu sinh học tại hội nghị G7. Nhưng nếu tuyên bố đó là chính xác, với thực tế xăng E10 chứa 10% nhiên liệu sinh học, thì điều này có nghĩa là giảm tỷ lệ 10% bắt buộc xuống chỉ còn 9%. Sự thay đổi này sẽ không tạo ra sự khác biệt đối với cuộc khủng hoảng chi phí sinh hoạt”.

Những lý tưởng xanh đầy ảo tưởng

Được sử dụng để sản xuất nhiên liệu E10, nhiên liệu sinh học đã được tung ra thị trường vào năm 2021 trong nỗ lực nhằm cắt giảm “lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính và đáp ứng các mục tiêu không phát thải ròng đầy tham vọng của chúng ta".

Thất bại của năng lượng xanh: Thủ tướng Anh Johnson cam kết cắt giảm nhiên liệu sinh học
Một người đàn ông cầm vòi bơm xăng sau khi đổ xăng Super 95 E10 vào bình xăng của ô tô tại một trạm xăng vào ngày 04/03/2011 ở Berlin, Đức. (Ảnh: Sean Gallup / Getty Images)

Khoảng 96.000 ha đất nông nghiệp ở Vương quốc Anh được sử dụng để trồng các loại cây như lúa mì và ngô để tạo ra năng lượng sinh học, chiếm 1,6% diện tích đất canh tác cả nước, theo một báo cáo của chính quyền.

Tờ New Scientist cho rằng việc loại bỏ các quy định về nhiên liệu sinh học có thể giúp tránh cú sốc về giá lương thực, do sự thiếu hụt ngũ cốc xuất khẩu gây ra bởi cuộc chiến tranh ở Ukraine.

Ông Craig Mackinlay, chủ tịch Nhóm các Hạ nghị sĩ Net Zero Scrutiny (Suy xét về Không phát thải ròng), nói với The Telegraph rằng “Chúng ta cần xem xét rất nhiều những đề xuất tẩy xanh này [tẩy xanh chỉ việc giả vờ bảo vệ môi trường] và cân nhắc: Chúng có thực sự xanh không?".

Ông nói thêm, “Sản xuất thực phẩm không phải là mục tiêu chính yếu hơn của đất đai hay sao? Tôi nghĩ rằng Chính quyền sẽ đạt được nhiều lợi ích khi xem xét lại thật kỹ lưỡng nhiều chính sách môi trường như thế này”.

Tháng 10 năm ngoái, ông Johnson nói với các nhà đầu tư rằng “Xanh là tốt. Xanh là đúng. Xanh là có hiệu quả”, khuyến khích họ đầu tư tiền vào các công ty xanh.

Ông Pile nói: “Nhưng bây giờ chúng ta thấy ông ấy thừa nhận rằng xanh là đắt tiền, sai lầm, và không hiệu quả. Một số người đã chỉ ra rằng các kế hoạch chính sách xanh chắc chắn sẽ kết thúc trong thất bại trong một thời gian dài, nhưng họ đã bị loại khỏi các cuộc tranh luận chính trị”.

Đức Duy

Theo The Epoch Times



BÀI CHỌN LỌC

Thất bại của năng lượng xanh: Thủ tướng Anh Boris Johnson cam kết cắt giảm nhiên liệu sinh học