Thật may cho thế giới: ‘Chiến binh sói’ đang kết liễu ‘Trung Hoa mộng’

Giúp NTDVN sửa lỗi

Thú vị là chính cựu tổng thống Mỹ Donald Trump là người đã bức Trung Quốc phải thực thi “ngoại giao sói chiến”. Và thú vị hơn nữa là phong cách “ngoại giao sói chiến”, một cách tiếp cận gây hấn và đối đầu của giới chính khách Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) để bảo vệ lợi ích của mình, đang kết liễu “Trung Hoa mộng”, giấc mộng cuồng của “Hoàng đế đỏ”...

Phong cách "ngoại giao sói chiến" của Trung Quốc mở mắt cho cả thế giới, khiến những người đã từng ca ngợi Trung Quốc không tiếc lời phải suy nghĩ lại, những người từng im lặng trước tội ác Trung Quốc để đổi lấy kim tiền buộc phải lựa chọn, những người hiểu rõ và sẵn lòng nói tiếng nói công minh về Trung Quốc thốt lên "thì ra đã đến lúc họ không thể che giấu bản chất của họ nữa rồi". Không thể che giấu bản chất là khi kẻ đó hoặc là đã thống trị thế giới đó, hoặc là bị bức đến đường cùng. Trung Quốc có vẻ là lựa chọn thứ hai. Nhưng thú vị hơn nữa, ngoại giao sói chiến lại chính là còn dao hướng vào lòng Trung Quốc, một con dao phản chủ, nó đang kết liễu "Giấc mộng Trung Hoa", giấc mộng cuồng của "Hoàng đế đỏ".

Thiên hạ đều là 'linh cẩu', 'chó điên hung dữ'

Bắt đầu từ cuộc đàm phán ở Alaska vào ngày 18/3, thế giới bắt đầu hiểu thế nào là "ngoại giao sói chiến".

Vào ngày 18/3 vừa qua, ở Alaska, trên lãnh thổ của Hoa Kỳ, ông Dương Khiết Trì, ủy viên Bộ Chính trị kiêm giám đốc Văn phòng Đối ngoại của ĐCSTQ, đã “tố cáo” Hoa Kỳ và nâng chiến thuật này lên cấp độ ngoại giao cao nhất. Một số cơ quan tuyên truyền của ĐCSTQ đã sử dụng từ “tố cáo” trong các bản tin của họ để mô tả bài phát biểu kéo dài 17 phút của ông Dương tại cuộc hội đàm cấp cao Mỹ-Trung.

Trước sự ngạc nhiên của tất cả mọi người, Đại sứ quán Trung Quốc tại Pháp gọi ông Antoine Bondaz, một học giả người Pháp và chuyên gia về Trung Quốc, là “con linh cẩu điên cuồng” và “dư luận viên mang ý thức hệ”. Đại sứ quán Trung Quốc tuyên bố trên trang web chính thức của mình rằng, "nếu có chiến binh sói, thì đó là bởi vì có quá nhiều chó điên hung dữ".

Thuật ngữ “sói chiến” được ĐCSTQ sử dụng sau khi phát hành loạt phim cùng tên theo phong cách Rambo dân tộc cực đoan ở Trung Quốc. Cách tiếp cận ‘sói chiến’ khiến các nhà ngoại giao của ĐCSTQ trở nên trơ trẽn, lời nói hung hăng và quá mức công kích, đe dọa và kích động.

Điều gì khiến các nhà ngoại giao Trung Quốc phải phát cuồng như vậy? Điều gì buộc Trung Quốc phải bộc lộ hết bản chất khi chưa đủ mạnh?

Cựu tổng thống Trump buộc Trung Quốc phải thả 'chiến binh sói'

Cựu Tổng thống Donald Trump, kể từ khi bước vào Nhà trắng năm 2016, với tư cách là đại diện nước Mỹ, là nhà lãnh đạo thế giới, đã nhận lấy trách nhiệm “chiến đấu với mối đe dọa lớn nhất đối với tự do - ĐCSTQ”. “Đây không phải là cuộc thương chiến Mỹ-Trung. Đây không phải là cuộc chiến giữa các chủng tộc. Đây là cuộc chiến giữa thiện và ác, giữa nền tự do và sự toàn trị”, tiến sĩ Diana Zhang, chuyên gia nghiên cứu về Trung Quốc nhận định.

Mặc dù cuộc đua hướng đến vị trí “quốc gia hàng đầu thế giới” chưa đến hồi kết thúc, chiến lược bức bách Trung Quốc của ông Trump đã đẩy Trung Quốc đến bước đường phải bộc lộ nguyên hình. Một chính quyền Trung Quốc đầy toan tính, thâm hiểm khó lường và đang che giấu nhiều tội ác chống lại loài người dần lộ rõ. Cuộc khủng hoảng kinh tế - tài chính - chính trị - ngoại giao của Trung Quốc bắt đầu khi ông Trump lần lượt điểm đúng tử huyệt của đối thủ.

  • Dùng thương chiến để vô hiệu hóa sự lạm dụng của Trung Quốc về thuế, vi phạm sở hữu trí tuệ và hàng hóa giá rẻ...
  • Buộc Trung Quốc phải tuân thủ quy định, luật chơi trên đất Mỹ (quy định kiểm toán, minh bạch thông tin..), chuẩn mực hóa các quy định quốc tế - dẹp bỏ ‘luật rừng’ của Trung Quốc
  • Kêu gọi thoát Trung, dịch chuyển sản xuất, đầu tư khỏi Trung Quốc. Ông Trump đã tạo nên một xu hướng thoát Trung trên toàn cầu.
  • Chặn dòng tiền Mỹ chảy vào Trung Quốc từ các doanh nghiệp, quỹ hưu trí của Mỹ và Ngân hàng thế giới
  • Tước đặc quyền dành cho Hong Kong - chặt đứt vòi bạch tuộc hút vốn, công nghệ quốc tế của Trung Quốc đặt tại đặc khu này
  • Các đòn hiểm khác đánh vào công nghệ và tiền tệ như cấm vận với các sản phẩm chip, đầu vào sản xuất chip, loại một số định chế tài chính, doanh nghiệp Trung Quốc khỏi hệ thống thanh toán SWIFT của USD.

Tăng trưởng suy giảm mạnh do thương chiến, hỗn loạn trong nước gia tăng, tội ác mổ cướp tạng, diệt chủng lạnh Tây Tạng, Duy Ngô Nhĩ, người tu luyện Pháp Luân Công bị lên án khắp thế giới. Các cuộc biểu tình tại Hong Kong năm 2019 chống lại dự luật dẫn độ ngày càng phơi bày bản chất xấu xa của ĐCSTQ. Đứng trước bất lợi bủa vây trong và ngoài nước, trước bức bách phải che dấu tội ác lịch sử có thể khiến ĐCSTQ sụp đổ, virus viêm phổi Vũ Hán đáng ngờ bùng lên từ Trung Quốc và nhanh chóng lan rộng khắp toàn cầu. Đại dịch trở thành cứu cánh cho Trung Quốc nhưng đại dịch cũng đẩy ĐCSTQ vào tình trạng cô lập quốc tế chưa từng có năm 2020. Năm 2021, cuộc khủng hoảng của ĐCSTQ sẽ còn trầm trọng hơn nữa trên tổng thể.

Cựu Tổng thống Donald Trump
chiến lược bức bách Trung Quốc của ông Trump đã đẩy Trung Quốc đến bước đường phải bộc lộ nguyên hình. (Ảnh: MANDEL NGAN/AFP qua Getty Images)

Tất cả các lý do trên khiến ĐCSTQ cố gắng tỏ ra mạnh mẽ, hùng mạnh và độc đoán chính là để che đậy sự yếu kém của mình, để đe dọa đối thủ của mình bằng khí thế uy quyền giả tạo và để không bị cộng đồng quốc tế đẩy lùi. Phong cách ngoại giao sói chiến trở nên hữu dụng trong bối cảnh như thế. Nhưng đáng tiếc, các "chiến binh sói" của Bắc Kinh đang tự kết liễu "Trung Hoa mộng".

Bốn bước đi sai lầm đang phá tan 'Giấc mộng Trung Hoa'

Đại Chiến lược là sự tích hợp các loại sức mạnh khác nhau để đạt được một mục tiêu bao trùm, ở đây mục tiêu bao trùm chính là "Giấc mộng Trung Hoa" hay "Trung Hoa mộng" mà chủ tịch Tập Cận Bình đã tiết lộ năm 2013. Đại chiến lược là cách một nhà nước xác định mục tiêu của mình và cách họ kết hợp chính sách ngoại giao, sức mạnh quân sự và kinh tế để theo đuổi mục tiêu đó sẽ khác nhau.

Theo Sulmaan Wasif Khan, chuyên gia nghiên cứu chính trị Trung Quốc, đại chiến lược của ĐCSTQ đã định hình nên hành vi, cách ứng xử của họ trong phần lớn thời gian cầm quyền. Từ Mao Trạch Đông đến Tập Cận Bình, Trung Quốc đã tìm cách đảm bảo quyền lực của đảng bằng cách đan xen sức mạnh ngoại giao, kinh tế và quân sự.

Bắc Kinh tìm kiếm sự cân bằng quyền lực thông qua các cuộc thanh trừng lớn nhỏ trong nội bộ để đạt được quyền lực độc tài tối thượng trong nước, loại bỏ hết mọi vật cản tư tưởng có thể đe dọa sự tồn tại của ĐCSTQ. Ở nước ngoài, ban đầu Trung Quốc thể hiện là một thể chế muốn tìm kiếm sự thịnh vượng bằng cách làm bạn với cả thế giới khác biệt ở bên ngoài. Khi đã đủ lông, đủ cánh, Trung Quốc dùng kim tiền để thao túng các tổ chức quốc tế, giăng bẫy nợ để chiếm lợi thế chính trị và ngoại giao... khiến cho quốc gia này không chỉ thâu tóm tiền, công nghệ, tri thức từ các cường quốc mà còn xuất khẩu mô hình quản lý của ĐCSTQ ra cả các cường quốc (chứ không chỉ tới các nền kinh tế đang phát triển, phụ thuộc vào Trung Quốc).

Chắc chắn đã có những thời điểm mà đại chiến lược dẫn đến những chính sách ngu xuẩn vô song như Đại nhảy vọt hay Cách mạng văn hóa. Có những lúc Trung Quốc dường như quên mất mục đích của mình khi Đặng Tiểu Bình thực hiện cuộc chiến tranh biên giới với Việt Nam. Nhưng phần lớn, Trung Quốc đã bám sát kế hoạch tạo nên "Giấc mộng Trung Hoa". Các quyết định của Trung Quốc, cho dù là về Chiến tranh Triều Tiên hay khoản hợp tác 400 tỷ USD với Iran vừa qua, cho thấy những tính toán an ninh, quyền lực dài hạn vì sự thành công của "Giấc mộng Trung Hoa".

Một chiến lược lớn kéo dài hàng thập kỷ không thể chết đột ngột. Cái chết của nó là một quá trình, với những dấu hiệu cảnh báo trên đường đi. Trong trường hợp của Trung Quốc, thời ông Tập đã chứng kiến ​​sự tích tụ của các chính sách có phần phản tác dụng, là chất xúc tác cho sự đổ vỡ. Thêm vào đó, sự công bố "Giấc mộng Trung Hoa" quá sớm so với năng lực tự thân của Trung Quốc đã khiến thế giới cảnh giác với thế lực muốn bá quyền toàn cầu này. Sự cảnh giác của Mỹ và thế giới đã bức bách Trung Quốc, thúc đẩy Trung Quốc phạm nhiều sai lầm đến mức làm hỏng cả Đại chiến lược mà ĐCSTQ đặt để từ năm 1949.

Sai lầm chiến lược đầu tiên: Không thể chấp nhận được sự khác biệt dẫn tới các tội ác diệt chủng đẫm máu. 100% văn hóa, tư tưởng, tín ngưỡng và thể chế phải phù hợp với quan điểm của ĐCSTQ. Sự khác biệt có thể là mầm mống khiến người Trung Quốc nhận ra cái lồng mà họ đang sống và muốn phá vỡ nó. Ông Tập Cận Bình, cũng như 4 đời Chủ tịch trước của Trung Quốc, đều tin rằng, sự khác biệt có thể xóa bỏ bằng cách đàn áp, cưỡng chế và kiểm duyệt bất chấp cái giá phải trả là bao nhiêu sinh mạng, máu và nước mắt. Nhưng có lẽ, cái giá lớn hơn phải trả khi ĐCSTQ không thể chấp nhận sự khác biệt chưa được tính hết.

Đó là lý do Trung Quốc tồn tại các tội ác chống lại loài người như mổ cướp tạng đồng bào, diệt chủng lạnh 'vô tiền khoáng hậu' [trước không có, sau không có] trên nhóm người Tây Tạng, Duy Ngô Nhĩ và học viên Pháp Luân Công (những người tu trong Phật gia).

Đó cũng là lý do thúc đẩy ông Tập ra các mệnh lệnh thép đàn áp dân chủ ở Hồng Kông. Việc đàn áp này lại thúc đẩy Đài Loan bài xích "Giấc mộng Trung Hoa" hơn nữa. Ông Đặng Tiểu Bình chấp nhận một chế độ thứ hai, khác biệt với đại lục, cho Hồng Kông thực ra là để mang lại khối lợi ích khổng lồ cho đại lục. Hồng Kông đã luôn phát huy tác dụng trở thành cửa ngõ hút vốn, công nghệ, tri thức về đại lục. Tuy nhiên, đối với ông Tập, Hồng Kông phải giống như tất cả Trung Quốc - và điều đó có nghĩa là một loạt các nỗ lực nhằm cắt giảm quyền tự trị mà lãnh thổ đã được hưởng. Kết quả là một làn sóng giận dữ và phản đối không thể tránh khỏi ở Hồng Kông, một sự phản đối không có dấu hiệu giảm bớt. Nó cũng giết chết bất kỳ khả năng còn tồn tại nào trong việc thuyết phục Đài Loan rằng liên minh với Trung Quốc là vì lợi ích lâu dài của họ.

Sai lầm chiến lược thứ hai: Công khai quá sớm Giấc mộng Trung Hoa thúc đẩy Mỹ lựa chọn ông Trump để đối đầu.

Từ lâu, Trung Quốc đã có ước mơ thống trị hành tinh, nhưng chỉ tới khi Chủ tịch Tập Cận Bình công bố "Giấc mơ Trung Hoa", thì thế giới mới bừng tỉnh bởi trong giấc mộng này cả thế giới đều trở thành người bị hại, gồm cả phần đa người dân Trung Quốc. Cho đến gần đây, Trung Quốc dường như cũng đang trên đường thành công, con tem “Made in China” đang xuất hiện trên gần một phần ba hàng hóa được sản xuất của thế giới.

Nhưng việc công bố "Giấc mộng Trung Hoa" ngay khi đứng trên đỉnh cao quyền lực của ĐCSTQ năm 2013, ông Tập đã đánh thức "gã khổng lồ Mỹ", khiến họ buộc phải coi việc chống lại Trung Quốc là mục tiêu chiến lược hàng đầu nếu muốn tiếp tục dẫn đầu và không muốn suy yếu. Trong bối cảnh đó, một người mạnh mẽ, hiểu biết về Trung Quốc, không ràng buộc phải lợi ích chính trị, có thể phá thành lũy của Bắc Kinh tại Mỹ được lựa chọn trở thành Tổng thống Mỹ, dù ứng cử viên này chưa từng là một chính trị gia trước đó. Ông Donald Trump, tổng thống thứ 45 của Mỹ, vừa vặn xuất hiện, bức Trung Quốc đến mức phải bộc phát tinh thần chiến binh sói trên trường ngoại giao quốc tế.

Sai lầm chiến lược thứ ba (nghi ngờ): sửa chữa sai lầm thứ nhất và thứ hai bằng cách sử dụng virus Vũ hán để ngăn đà sụp đổ kinh tế và thể chế đồng thời để thay đổi lại một trật tự thế giới mới.

Những nghi ngờ rằng Trung Quốc tung ra virus Corona Vũ Hán có tính toán để thu lời và ngăn đà suy thoái bởi thương chiến đã trở thành sự thật. Trung Quốc đã khai thác triệt để đại dịch Covid-19 mà nó gây ra, sử dụng tàn nhẫn những thiệt hại khôn lường về kinh tế, chính trị và xã hội gây ra cho phần còn lại của thế giới để có lợi cho chính mình. Sau một năm khi dịch Covid-19 hoành hành khắp thế giới, số liệu thống kê chứng minh rằng Trung Quốc là kẻ hưởng lợi hàng đầu. Một lần nữa, việc Trung Quốc tung virus một cách có tính toán dường như không phải là thuyết âm mưu.

Sai lầm chiến lược thứ tư, có thể là sai lầm cuối cùng: Ngoại giao sói chiến để lấp liếm sự suy nhược và sai lầm chiến lược trước đó.

Buộc phải bộc lộ bản chất sói chiến sau khi hậu quả của các sai lầm đã bị lộ và không thể khống chế, nói dối. Màn trình diễn kiên quyết của nhà ngoại giao Trung Quốc Dương Khiết Trì ở Alaska được cho là quá lố và không thể phủ nhận. Ông Dương đang cố gắng cứu lấy thể diện của Trung Quốc sau khi Trung Quốc bị tố cáo về các vi phạm nhân quyền, dân chủ.

Theo ông Khan, cơn nóng giận của các chiến binh sói ngày một lớn và ngây ngô. Các phát ngôn của Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Dương Khiết Trì và Hoa Xuân Oánh về các thuyết âm mưu về COVID-19 hoặc việc Trung Quốc phát động chiến tranh thương mại với Úc là những phản ứng cực kỳ thiếu suy nghĩ, thiếu sự bình tĩnh của một chiến lược lớn. Mang lại sự thù địch, bất lợi cho Trung Quốc nhiều hơn.

Vấn đề là Bắc Kinh không có nỗ lực nào kiềm chế những cơn nóng nảy này. Khi ông Giang Trạch Dân khuyến khích các cuộc biểu tình phản đối việc Mỹ ném bom Đại sứ quán Trung Quốc ở Nam Tư, đã có những chỉ thị cẩn thận về việc chủ nghĩa dân tộc không được phép chạy quá đà. Hiện nay, không có bằng chứng cho thấy rằng các chỉ thị như vậy được Bắc Kinh ban hành trong ngoại giao sói chiến. Tệ hơn, truyền thông của ĐCSTQ còn ra sức tung hô các chiến binh sói như anh hùng dân tộc.

"Chắc chắn, Trung Quốc luôn có tinh thần dân tộc chủ nghĩa, và nó (như trường hợp của nhiều nước khác) đôi khi phản tác dụng. Một số động thái ngoại giao của Trung Quốc đã rất vụng về: Cắt giảm du lịch đến Hàn Quốc khi quốc gia đó nhất quyết đăng cai hệ thống phòng thủ tên lửa THAAD do Mỹ sản xuất hoặc nói với các nhà ngoại giao Ấn Độ rằng những người dân ở Arunachal Pradesh không cần thị thực để thăm Trung Quốc vì Arunachal Pradesh đã là lãnh thổ Trung Quốc", ông Khan viết.

Một giả thuyết cho rằng Trung Quốc thực hiện ngoại giao sói mà không phải từ bỏ "Giấc mộng Trung Hoa" vì Trung Quốc tin rằng họ mạnh hơn Mỹ rồi, Mỹ đang suy tàn, chiến lược này là để Trung Quốc tích lũy sức mạnh.

Nhưng hành vi của Bắc Kinh dường như không hướng tới việc khai thác sự suy giảm của Mỹ; nếu có, Trung Quốc đã phung phí tất cả những lợi thế mà họ có thể giành được vào năm 2020 khi Hoa Kỳ trải qua thời kỳ hỗn loạn vì virus Vũ Hán rò rỉ từ phòng thí nghiệm. Ngay cả khi Trung Quốc nghĩ rằng họ mạnh hơn Mỹ, tại sao họ lại muốn tiêu hao sức mạnh, mất đi quá nhiều lợi thế kinh tế - chính trị - ngoại giao để thỏa mãn sự điên rồ này?

Chuyên gia nghiên cứu chính trị Bắc Kinh, ông Khan, phân tích rằng lời giải thích có sức thuyết phục nhất là Trung Quốc đã tự đầu độc bản thân thông qua việc lừa dối người dân của họ và cuối cùng chính họ (ĐCSTQ) cũng tin vào những lời nói dối (hùng biện) của mình.

Vụ thảm sát Thiên An Môn năm 1989 cho thấy, Bắc Kinh sử dụng chủ nghĩa dân tộc như một công cụ để ép công dân đồng hành với đảng; theo đảng là yêu nước, là có tinh thần dân tộc. Thực ra, ĐCSTQ đánh đồng bản thân nó (chỉ là một đảng phái chính trị chưa tới 100 năm tồn tại) với dân tộc Trung Hoa vốn đã tồn tại 5,000 năm. Nói cách khác, ĐCSTQ như một "phụ thể" bám lấy dân tộc Trung Quốc 5,000 năm. Không phải người dân nào, trong hay ngoài Trung Quốc, cũng thấu đáo về điều này.

Trong nhiều năm, những lời nói dối (hùng biện) về việc người Đài Loan cần được biết ơn như thế nào, về các cuộc biểu tình ở Hồng Kông là sản phẩm của ảnh hưởng của phương Tây, về sự hung hăng của phương Tây, về việc Nhật Bản không bao giờ xin lỗi về Thế chiến thứ hai, về tính chính nghĩa của đảng và sự không thể sai lầm của chính phủ Trung Quốc và những cảm xúc bị tổn thương của người dân Trung Quốc - tất cả những điều này đã thấm nhuần và tồn tại, đầu độc người dân Trung Quốc đến mức các nhà ngoại giao, chính khách và những người Trung Quốc bị tẩy não không thể ngừng tức giận, không thể không sử dụng "ngoại giao sói chiến" để chống lại các lời nói thật ở bên ngoài Trung Quốc.

'Ngoại giao sói chiến' - con dao hướng mũi nhọn vào lòng Bắc Kinh

Đối với Trung Quốc, rủi ro "ngoại giao sói chiến" hiện tại là vô cùng lớn. Có thể, việc bị phần lớn thế giới xa lánh sẽ không biến Trung Quốc thành một phiên bản khổng lồ của Triều Tiên, dù chắc chắn nó khiến Trung Quốc suy yếu hơn.

Điều nguy hiểm thực sự là một khi chất độc "ngoại giao sói chiến" đã lan truyền qua hệ thống, không biết nó sẽ kết thúc ở đâu. Trong quá khứ của chính Trung Quốc, sự mù quáng tương tự đã dẫn đến sự đổ máu của Cách mạng Văn hóa. Nếu Zhao hoặc Hua có thể tweet những lời điên rồ, vô nghĩa về những người bên ngoài ngày hôm nay, thì họ cũng có thể làm thế với bất kỳ nhà hoạch định chính sách nào trong nội bộ Trung Quốc vào ngày mai. Nó có thể đẩy cuộc thanh trừng của ông Tập, khát vọng sánh ngang vai Mao hoặc cao hơn Mao của ông ấy trở thành cuộc thanh trừng đẫm máu hơn nữa trong nội bộ ĐCSTQ.

Trung Quốc lại không có cách nào bỏ "ngoại giao sói chiến" hoặc nhắc nhở rằng các "chiến binh sói" đã quá hung hăng. Vì nếu làm thế, Bắc Kinh sẽ phải dập tắt chủ nghĩa dân tộc mù quáng nhân danh an ninh quốc gia. Bắc Kinh sẽ phải cam kết thực hiện một chiến lược lớn và các chính sách hỗ trợ cho kế hoạch dập tắt tư tưởng "chiến binh sói".

Nhưng nếu làm thế, việc này buộc Bắc Kinh phải đánh đổi, ĐCSTQ buộc phải nới lỏng cho Tân Cương và Hồng Kông, tuyên bố rằng Đài Loan cần được độc lập, cắt giảm BRI và công nhận bất kỳ sai lầm nào đối với COVID-19. ĐCSTQ chưa bao giờ thừa nhận sai lầm, nó tự nhận nó có tính khoa học và luôn luôn đúng. Vì sao? Vì nó thay thế cả Chúa trời, cả Phật để chăm lo cho dân tộc của mình, nên nó không thể sai lầm. Đó là lý do Bắc Kinh không cách nào ngăn ngoại sao sói chiến nữa, chỉ có thể để nó tiếp tục tiến xa, như một mũi dao xoáy vào lòng Bắc Kinh.

Nếu không thể ngăn lại hậu quả của 4 sai lầm chiến lược này, Trung Quốc chẳng lẽ đã từ bỏ Đại chiến lược để thành toàn cho "Giấc mộng Trung Hoa"? Mục đích cuối cùng của Bắc Kinh là giấc mộng này. Trung Quốc sẽ không từ bỏ. Nhưng rất có thể chúng ta đang được chứng kiến sự thất vọng của hoàng đế đỏ bởi chính đội ngũ chiến binh sói mà ông ấy đang chỉ huy.

Sinh Bách - Đức Duy



BÀI CHỌN LỌC

Thật may cho thế giới: ‘Chiến binh sói’ đang kết liễu ‘Trung Hoa mộng’