Thất vọng với Trung Quốc: Airbnb từ bỏ trong khi các nhãn hàng xa xỉ kỳ vọng vào Mỹ

Giúp NTDVN sửa lỗi

Trung Quốc tiếp tục chính sách đóng cửa khắc nghiệt bất chấp cả thế giới đã mở cửa và đang phải trả giá: dòng vốn ngoại rời khỏi Trung Quốc, người có tiền muốn di cư. Tiếp theo làn sóng này, Airbnb đang lên kế hoạch từ bỏ thị trường nội địa Trung Quốc. Các nhãn hàng xa xỉ tuy chưa từ bỏ Trung Quốc nhưng đang chuyển hướng chiến lược tiêu thụ sản phẩm sang Mỹ. Điều này cho thấy sự thất vọng với Trung Quốc gia tăng và hiện tượng dòng vốn ngoại từ bỏ Trung Quốc sẽ tiếp tục gia tăng trong các quý tới.

Hôm thứ Ba (24/5), hãng Airbnb , một công ty cung cấp nền tảng cho thuê nhà trực tuyến nổi tiếng nhất hiện nay, thông báo rằng họ sẽ ngừng hoạt động ở đại lục Trung Quốc. Thay vào đó Airbnb tập trung vào việc phục vụ người dùng Trung Quốc đi du lịch nước ngoài trong bối cảnh COVID-19 đang diễn ra ở nước này.

Công ty có trụ sở tại San Francisco cho biết trong một bức thư được đăng trên tài khoản mạng xã hội rằng họ sẽ xóa tất cả danh sách và trải nghiệm Trung Quốc khỏi nền tảng của mình vào ngày 30/7/2022.

Người đồng sáng lập Airbnb, Nathan Blecharczyk, cho biết công ty đã quyết định chuyển mục tiêu kinh doanh từ thị trường đại lục sang người Trung Quốc định cư ở nước ngoài.

Ông Blecharczyk cho biết: “Quyết định này không hề dễ dàng đối với chúng tôi và tôi biết rằng điều đó còn khó khăn hơn đối với các bạn".

Airbnb dự định duy trì văn phòng và nhân viên ở Bắc Kinh, theo CNBC (trích từ một nguồn tin giấu tên).

Nền tảng cho thuê nhà trực tuyến lần đầu tiên ra mắt hoạt động tại Trung Quốc vào năm 2016. Theo báo cáo, số lượt lưu trú tại Trung Quốc trên nền tảng này đã chiếm 1% doanh thu của hãng trong những năm gần đây.

Tuy nhiên, Trung Quốc đã duy trì chiến lược “không COVID-19” thông qua xét nghiệm virus toàn xã hội, phong tỏa nhiều thành phố lớn, đóng cửa mọi hoạt động kinh doanh, du lịch và thậm chí là sản xuất để ngăn chặn coronavirus.

Các hạn chế đã khiến một số công ty nước ngoài phải rút lui khỏi Trung Quốc để giảm thiểu tổn thất do gián đoạn hoạt động kinh doanh hoặc do thị trường bị thu hẹp.

Cùng với Airbnb, hàng loạt các hãng công nghệ khác của phương Tây, bao gồm cả inkedIn và Yahoo đã rút khỏi Trung Quốc. Hầu hết tất cả các nền tảng Internet lớn của phương Tây, bao gồm cả Google của Alphabet Inc, Facebook của Meta Platforms Inc., đã ngừng cung cấp dịch vụ cho người dùng cuối ở Trung Quốc đại lục, với lý do bị kiểm duyệt cũng như rủi ro chính sách khác ngày một lớn.

Không chỉ các hãng công nghệ không tìm thấy nhiều tương lai ở đại lục và buộc phải từ bỏ thị trường 1,4 tỷ dân, các nhãn hàng xa xỉ tuy chưa tính tới từ bỏ nhưng bắt đầu thất vọng lớn về tiêu dùng tại Trung Quốc.

Trước khi đại dịch Covid-19 bùng nổ, giới giàu có Trung Quốc từng là những người tiêu thụ hàng xa xỉ lớn nhất thế giới. Trung Quốc đã trở thành thị trường hàng xa xỉ lớn nhất thế giới vào năm 2021. Nhưng do phong tỏa nghiêm ngặt, sức tiêu thụ hàng hóa xa xỉ ở Trung Quốc đang lao dốc trầm trọng.

Giá cổ phiếu của các nhãn hàng xa xỉ liên tục giảm trong vài tháng qua. Giá cổ phiếu của tập đoàn Zegna (Ý) đã giảm 16% so với mức cao nhất sau khi công ty này niêm yết tại New York vào tháng 12 năm ngoái. Giá trị cổ phiếu của tập đoàn hàng xa xỉ Pháp LVMH, bao gồm các thương hiệu Louis Vuitton và Moet, giảm 25% so với cùng kỳ.

Khi các nhà đầu tư lo ngại rằng các biện pháp đóng cửa hà khắc của Trung Quốc, các lệnh trừng phạt quốc tế đối với Nga và cuộc khủng hoảng chi phí sinh hoạt toàn cầu có thể làm ảnh hưởng đến nhu cầu đối với hàng xa xỉ. Hai CEO trong ngành công nghiệp xa xỉ nói rằng doanh nghiệp của họ sẽ tiếp tục phát triển khi thị trường Mỹ bùng nổ.

“Chúa phù hộ cho nước Mỹ”, ông Zegna nói, “Nước Mỹ đang làm rất tốt. Tôi không tin vào một cuộc suy thoái ở Mỹ, hoặc nếu có, tôi không tin rằng khách hàng của chúng tôi sẽ bị ảnh hưởng bởi cuộc suy thoái”.

Ông Arnault nhấn mạnh niềm tin của hãng LVMH dành cho thị trường Mỹ, nói rằng ông mong đợi các thị trường khác sẽ bù đắp cho sự suy thoái của Trung Quốc.

Ông Zegna cho biết, tại thị trường Trung Quốc, hãng của ông chỉ đạt tăng trưởng doanh số ở mức 0,3% trong quý đầu tiên của năm nay, trong khi doanh số bán hàng tại Hoa Kỳ tăng trưởng 97,2%. Mức tăng mua hàng xa xỉ ở Trung Quốc thậm chí còn thấp hơn mức tăng trưởng ở Châu Á.

Số liệu của LVMH cho thấy doanh số của hãng này trên toàn Châu Á (trừ Nhật Bản) tăng 8%, Mỹ tăng 26% trong quý 1/2022.

Ông Antoine Arnault, con trai của Bernard Arnault, Chủ tịch kiêm Giám đốc điều hành của LVMH, cho biết ông rất lạc quan trong 5 năm tới vì ông hy vọng phần còn lại của thế giới sẽ bù đắp cho sự suy thoái ở Trung Quốc.

Thanh Đoàn

(Theo The Epoch Times)



BÀI CHỌN LỌC

Thất vọng với Trung Quốc: Airbnb từ bỏ trong khi các nhãn hàng xa xỉ kỳ vọng vào Mỹ