Thế giới càng hỗn loạn bởi Covid-19, Trung Quốc càng thu lợi nhiều hơn

Giúp NTDVN sửa lỗi

Những nghi ngờ rằng Trung Quốc tung ra virus Corona Vũ Hán có tính toán để thu lời và ngăn đà suy thoái bởi thương chiến đã trở thành sự thật. Trung Quốc đã khai thác triệt để đại dịch Covid-19 mà nó gây ra, sử dụng tàn nhẫn những thiệt hại khôn lường về kinh tế, chính trị và xã hội gây ra cho phần còn lại của thế giới để có lợi cho chính mình.

Cáo buộc Trung Quốc tung ra virus có tính toán bởi Tổng thống Donald Trump khi đại dịch viêm phổi Vũ Hán bắt đầu tàn phá nước Mỹ hồi tháng 4/2020 đã trở thành sự thật. Trung Quốc đã rơi vào 8 rắc rối kinh tế lớn sau 3 năm Tổng thống Trump tại vị và tiến hành siết chặt từng "vòi bạch tuộc" hút vốn, công nghệ, thao túng địa chính trị, quân sự của Trung Quốc trên toàn cầu.

Các rắc rối kinh tế trước đại dịch lớn đến mức Trung Quốc đứng trước nguy cơ phá sản hoàn toàn nền kinh tế (và như vậy khả năng không giữ được thể chế hiện tại rất lớn), nếu hình thế mà Tổng thống Trump bày ra tiếp tục được cổ vũ, duy trì và leo thang thêm một nhiệm kỳ nữa.

Thật khó có thể tin một quốc gia cố tình phát tán dịch bệnh để đóng cửa nền kinh tế của chính mình, làm tổn hại đến hàng trăm nghìn, thậm chí hàng triệu sinh mệnh là đồng bào trên đất nước mình. Nhưng tất cả những gì khó tưởng tượng đều có thể xảy ra tại Trung Quốc. Trong lịch sử 70 năm tồn tại, để duy trì chế độ, họ đã nhiều lần đàn áp đẫm máu người dân Trung Quốc.

Lần này, việc tung virus một cách có tính toán đã thành công trong việc đánh quỵ nền kinh tế toàn cầu, và kẻ hưởng lợi là nền kinh tế kền kền lớn thứ hai thế giới: Trung Quốc.

Sau một năm khi dịch Covid-19 hoành hành khắp thế giới, số liệu thống kê chứng minh rằng Trung Quốc là kẻ hưởng lợi hàng đầu. Một lần nữa, việc Trung Quốc tung virus một cách có tính toán dường như không phải là thuyết âm mưu.

1. Sản xuất mở rộng và tăng trưởng mạnh nhất kể từ năm 2011

Trung Quốc đã kết thúc năm 2020 với tháng thứ 10 liên tiếp mở rộng trong lĩnh vực sản xuất. Chỉ số PMI của Trung Quốc liên tiếp mở rộng, liên tiếp đạt mức trên hơn 50 điểm trong 10 tháng qua, dù giảm nhẹ vào tháng 12 nhưng hồi tháng 11/2020 chỉ số PMI của Trung Quốc đã đạt mức cao nhất kể từ năm 2011. Các nhà máy của nước này từng mất khả năng lao động vì đại dịch hồi đầu năm, nhưng nhanh chóng mở rộng đơn hàng và sản xuất trong bối cảnh cả thế giới đóng cửa kinh tế vì virus lây lan từ Trung Quốc.

Vào cuối năm, khi sự cạnh tranh quốc tế suy yếu bởi làn sóng virus mới, đã mang lại đơn hàng lớn hơn cho các nhà máy của Trung Quốc; nhiều trong số đó được hỗ trợ bởi một lượng lớn lao động nô lệ từ các trại tập trung lớn ở tỉnh Tân Cương.

Trung Quốc đạt mức tăng trưởng sản xuất cao nhất kể từ năm 2011 vào tháng 12/2020 nhờ làn sóng Covid-19 mới ở Mỹ và Châu Âu. (nguồn Trading Economics)
Trung Quốc đạt mức tăng trưởng sản xuất cao nhất kể từ năm 2011 vào tháng 12/2020 nhờ làn sóng Covid-19 mới ở Mỹ và Châu Âu. (nguồn Trading Economics)

Trong một bài báo cuối năm 2020, Tạp chí Phố Wall (WSJ) lưu ý rằng bán lẻ, hàng không, phần mềm, bất động sản, xây dựng và các lĩnh vực của Trung Quốc được hưởng nhiều tháng tăng trưởng mạnh mẽ, tiến tới “mức cao nhất trong hơn một thập kỷ”. Các nhà kinh tế bên ngoài ước tính Tổng sản phẩm quốc nội của Trung Quốc sẽ tăng 6,8% trong quý IV/2020, do “nhu cầu ở nước ngoài tiếp tục tăng đối với hàng hóa do Trung Quốc sản xuất”.

WSJ giải thích: “Chỉ số PMI sản xuất của Trung Quốc không giảm nhiều, do một số nước phương Tây buộc phải đóng cửa một phần nền kinh tế, hoạt động xã hội nhằm ngăn chặn coronavirus quy mô lớn khác vào giữa tháng 12/2020”, WSJ trích dẫn phân tích từ nhà kinh tế Iris Pang của Ngân hàng ING .

Kết quả này rất khác với những dự đoán ban đầu rằng đại dịch sẽ hủy hoại tương lai của Trung Quốc với tư cách là một trung tâm sản xuất toàn cầu.

“Loại coronavirus mới Covid-19 sẽ là bức màn cuối cùng về vai trò nhà sản xuất hàng đầu thế giới trong gần 30 năm qua của Trung Quốc”, Forbes dự đoán vào tháng 4/2020.

Những dự đoán đó dựa trên quan điểm rằng chuỗi cung ứng toàn cầu sẽ định tuyến lại xung quanh Trung Quốc khi virus Vũ Hán đóng cửa các nhà máy của họ và khách hàng quốc tế sẽ miễn cưỡng tiếp tục kinh doanh với các công ty Trung Quốc, vì họ tức giận về đại dịch năm 2020 và lo lắng về đại dịch tiếp theo .

Trang Deutsche Welle đã dự đoán chính xác hơn vào tháng 4/2020 rằng khách hàng nước ngoài sẽ quyết định việc dời chuỗi cung ứng ra khỏi Trung Quốc là quá khó và tốn kém, và làm như vậy sẽ gây nguy hiểm cho việc tiếp cận thị trường tiêu dùng béo bở của họ. Giới quản lý nước ngoài dự đoán chính quyền Trung Quốc sẽ đưa các nhà máy của mình đi vào hoạt động nhanh hơn, sớm hơn các quốc gia khác vốn có nhiều lo ngại về nhân quyền, tự do báo chí và sự giám sát của quốc tế. Thực tế, rất nhiều báo cáo về việc Trung Quốc cưỡng chế doanh nghiệp quay trở lại sản xuất bất chấp điều kiện dịch bệnh tồi tệ.

“Trái ngược với một số báo cáo toàn cầu, dữ liệu về doanh nghiệp nước ngoài rời khỏi Trung Quốc của chúng tôi cho thấy rằng phần lớn các thành viên của chúng tôi sẽ không thu dọn đồ đạc và rời Trung Quốc sớm. Điều đáng nhấn mạnh là Trung Quốc có vẻ như đang vượt lên trước các nền kinh tế khác khi bắt đầu khởi động lại nền kinh tế sau nhiều tháng bế tắc, và nhiều động cơ lợi ích thị trường khiến các công ty có mặt ở Trung Quốc vẫn đang hiện hữu đến ngày nay”, Chủ tịch Phòng Thương mại Mỹ tại Trung Quốc Alan Beebe nói với Deutsche Welle vào thời điểm đó.

Ông Beebe cho biết các công ty dường như không quan tâm đến vấn đề nhân quyền, chế độ động tài, đàn áp tôn giáo... họ chỉ quan tâm đến lợi nhuận và thị phần.

Tờ Wall Street Journal đã viết vào tháng 8/2020 rằng các công ty Mỹ "không bao giờ từ bỏ Trung Quốc", họ sẽ coi thị trường này là "nơi ẩn náu" khi người tiêu dùng Mỹ vẫn lo lắng về đại dịch và ảnh hưởng của nó đối với nền kinh tế, bao gồm cả mối đe dọa ngày càng tăng về việc đóng cửa nhiều hơn.

Hôm thứ Tư tuần trước (ngày 30/12/2020), Financial Times đưa tin rằng các nhà kiểm duyệt Trung Quốc đang loại bỏ "chủ nghĩa chiến thắng quá mức" khỏi Internet bởi vì chính phủ lo lắng về việc chọc giận phần còn lại của thế giới qua các ngày hội, vũ điệu chiến thắng quá phô trương của họ.

2. Xuất khẩu hàng phòng chống dịch khắp toàn cầu - Đầu độc và bán thuốc giải

Một phần lớn đóng góp vào tăng trưởng công nghiệp của Trung Quốc là bùng nổ doanh số bán thiết bị bảo hộ, dược phẩm y tế phục vụ việc phòng chống đại dịch đã lây lan và bùng phát mạnh trên khắp toàn cầu.

Một phần của sự bùng nổ công nghiệp của Trung Quốc đến từ việc bùng nổ doanh số bán thiết bị bảo vệ và thuốc do virus Covid-19 thúc đẩy, khi nó lây lan trên toàn cầu.

Nhiều nhà máy đã phải miễn cưỡng mở cửa trở lại theo lệnh của chính quyền trong sự lo lắng lây nhiễm chéo do thiếu thốn vật tư y tế bảo vệ nhân viên. Thậm chí, ĐCSTQ còn nuôi tham vọng sử dụng cơ hội này làm bàn đạp để “vượt mặt” nền kinh tế Mỹ. Trung Quốc có lý do để nuôi tham vọng này vì họ đã tính toán: giấu dịch - lan dịch- xuất khẩu vật tư y tế phòng dịch cho cả thế giới.

The New York Times đã đưa tin rằng Trung Quốc chỉ trong tháng 2/2020 đã sản xuất 116 triệu khẩu trang mỗi ngày, gấp 12 lần nguồn cung trước khi dịch bệnh bùng phát. Bob McIlvaine, người điều hành một công ty tư vấn và nghiên cứu cùng tên ở Northfield, cho biết hiện Trung Quốc có thể sản xuất 150 tấn/ngày vải chuyên dụng cho khẩu trang. Đó là gấp 5 lần sản lượng của Trung Quốc trước bùng phát đại dịch, và gấp 15 lần sản lượng của các công ty Hoa Kỳ ngay cả sau khi họ tăng cường sản xuất vào mùa xuân này.

Trước đại dịch, Trung Quốc đã xuất khẩu nhiều mặt nạ phòng độc, khẩu trang phẫu thuật, kính y tế và quần áo bảo hộ hơn so với phần còn lại của thế giới cộng lại, Viện Kinh tế Quốc tế Peterson ước tính.

Các công nhân đang sản xuất khẩu trang tại một nhà máy ở Nam Xương, Trung Quốc, vào ngày 8 tháng 4 năm 2020. (STR / AFP qua Getty Images)
Các công nhân đang sản xuất khẩu trang tại một nhà máy ở Nam Xương, Trung Quốc, vào ngày 8 tháng 4 năm 2020. (STR / AFP qua Getty Images)

Trung Quốc đã không ngần ngại sử dụng vị thế thống trị của chuỗi cung ứng y tế cho đòn bẩy chính trị, đòi hỏi “sự biết ơn công khai và vô hạn” từ những quốc gia mà nó quyết định ban ân huệ được quyền mua các vật tư y tế quan trọng từ nó.

Các công ty Trung Quốc kiếm được lợi nhuận lớn từ việc bán khẩu trang vệ sinh đến mức hàng nghìn nhà máy tranh nhau chuyển đổi mục đích sử dụng lại dây chuyền sản xuất hàng may mặc để họ có thể sản xuất đồ bảo hộ lao động thay thế.

Một giám đốc bán hàng Trung Quốc tuyên bố vào tháng 3/2020 rằng “Một chiếc máy sản xuất khẩu trang là một chiếc máy in tiền thực sự".

Ngành công nghiệp khẩu trang của Trung Quốc vẫn tiếp tục phát triển bất chấp những lời phàn nàn của người mua nước ngoài về hàng hóa kém chất lượng. Các quốc gia khác tranh nhau tăng cường sản xuất thiết bị bảo hộ trong nước, nhưng không phải trước khi những kẻ trục lợi Covid-19 Trung Quốc thu về hàng tỷ USD doanh thu.

"Trung Quốc đã tạo ra chất độc và đang bán thuốc giải cho thế giới", chuyên gia đối ngoại Gordon Chang nói với Fox News như vậy. Và một tin không vui với Bắc Kinh là rất nhiều trong số “thuốc giải” mà họ cung cấp là hàng lỗi.

Ngày 29/3, Bộ Y tế Philippines cho biết nước này không sử dụng một số bộ xét nghiệm Covid-19 do Trung Quốc tặng vì thiếu chính xác, theo tờ Philippine Daily Inquirer. Thứ trưởng Y tế Maria Rosario Vergeire cho biết các bộ xét nghiệm chỉ có độ chính xác khoảng 40% so với các bộ xét nghiệm của Tổ chức Y tế thế giới (WHO).

Tây Ban Nha cũng trong tình trạng tương tự khi nhận thấy rằng bộ xét nghiệm nhanh của Trung Quốc được quảng cáo độ chính xác 80%, nhưng kết quả thực tế chỉ đạt 30%. Do vậy, thủ đô Madrid của Tây Ban Nha đã ngừng sử dụng các bộ kit xét nghiệm nhanh COVID-19 được phát triển bởi một công ty Trung Quốc. Đồng thời, Bộ Y tế Tây Ban Nha cũng yêu cầu thay thế bộ kit xét nghiệm này sau khi phát hiện có nhiều sai sót, theo báo SCMP.

Trước đó, Cộng hòa Séc cũng cho biết, khoảng 80% bộ xét nghiệm COVID-19 từ Trung Quốc cho kết quả sai. Do đó, các bác sĩ nước này phải dựa vào phương pháp xét nghiệm truyền thống, trang iROZHLAS của Đài phát thanh Séc hôm 23/3/2020 đưa tin.

Ngày 28/3/2020, Bộ Y tế Hà Lan cũng thu hồi 600.000 chiếc trong số 1,3 triệu khẩu trang được sản xuất ở Trung Quốc do không đạt tiêu chuẩn an toàn. Theo AFP, Bộ Y tế Hà Lan phát hiện khẩu trang có tấm lọc khí bị lỗi và không che kín vùng cần bảo vệ trên mặt.

Có thể thấy, việc Trung Quốc xuất khẩu vật tư y tế kém chất lượng cho các nước không chỉ tiêu tốn chi phí của nước bạn, mà còn là tác nhân không nhỏ khiến cho việc kiềm chế đại dịch trở nên khó khăn hơn, do những xét nghiệm sai, dothiết bị bảo hộ không bảo vệ được nhân viên y tế và người dân...

Cách kiếm tiền thiếu nhân tính khiến chúng ta liên tưởng tới hình ảnh “kền kền” ngửi thấy mùi tử thi và chờ đợi… Thế giới dường như đang thức tỉnh trước một đối tác bất lương - nền kinh tế “kền kền” - kiếm tiền trên thân xác đồng bào và sinh mệnh của nhân loại trên toàn cầu.

3. Ngành công nghiệp giải trí tăng trưởng cao nhất thế giới và nỗi lo 'bị kiểm duyệt' gia tăng ở Hoolywood

Các rạp chiếu phim đang gặp khó khăn trên khắp thế giới phương Tây, trong khi phòng vé Trung Quốc lại phát triển mạnh. Nỗ lực lớn của ngành công nghiệp điện ảnh Mỹ nhằm đưa ra một bộ phim "bom tấn" vào thị trường Trung Quốc, Wonder Woman 1984, đã mang lại kết quả không mấy tốt đẹp.

Điều này cho phép chính quyền Trung Quốc nhiều quyền kiểm duyệt hơn đối với nội dung của Hollywood trong những năm tới so với những gì họ đã kiểm duyệt; thực ra Trung Quốc đã kiểm duyệt quá nhiều. Các hãng phim của Mỹ sẽ miễn cưỡng nhưng vẫn sẽ sản xuất nội dung có thể khiến các nhà kiểm duyệt của ĐCSTQ không tức giận, vì phòng vé Trung Quốc quan trọng hơn tất cả các sự thật - quan điểm của họ về nhân quyền hay sự thật lịch sử.

Việc các hãng phim tiếp tục tránh những kịch bản đề cập đến Tây Tạng hoặc Đài Loan sẽ là không đủ thỏa mãn yêu cầu kiểm duyệt của Trung Quốc; Các công ty giải trí Mỹ sẽ thấy lợi ích tốt nhất của họ là tăng cường ủng hộ ĐCSTQ để đảm bảo quyền sẵn sàng tiếp cận thị trường Trung Quốc.

Cũng như những dự đoán về sự diệt vong của chuỗi cung ứng Trung Quốc do đại dịch, đã có những dự đoán ban đầu rằng Covid-19 sẽ làm hỏng tham vọng trở thành thị trường điện ảnh quan trọng nhất thế giới của Trung Quốc. Nhiều nhân viên ngành giải trí Trung Quốc đã nói về một “mùa đông ảm đạm” vào năm ngoái, khi virus xâm nhập vào ngành công nghiệp của họ - vào thời điểm khiến dư luận bất bình trước sự kiểm duyệt gắt gao, và một cuộc đàn áp lớn của chính phủ đối với việc trốn thuế của những người nổi tiếng giàu có.

Ngày nay, ngành công nghiệp rạp hát của Trung Quốc đang phục hồi ổn định, vì công chúng dường như háo hức quay lại rạp chiếu phim hơn người Mỹ - những người đã trở nên thoải mái với việc phát trực tuyến tại nhà và đã bị tấn công trong nhiều tháng với những lời cảnh báo dai dẳng nhưng vô căn cứ về mặt khoa học rằng "rạp chiếu phim rất nguy hiểm".

Vào tháng 10/2020, tờ Hollywood Reporter tuyên bố Trung Quốc đã chính thức vượt qua Bắc Mỹ để trở thành thị trường điện ảnh lớn nhất thế giới. Doanh thu bán vé của Trung Quốc đã tăng lên 1,988 tỷ USD vào năm 2020, trong khi Bắc Mỹ giảm xuống còn 1,937 tỷ USD. Bài báo lưu ý rằng "hàng chục nghìn rạp chiếu phim của Trung Quốc đang hoạt động với 75% công suất chỗ ngồi thông thường", trong khi các rạp chiếu phim của Mỹ vẫn đóng cửa hoặc gần như bỏ hoang.

Trung Quốc dùng miếng mồi thị trường 1,4 tỷ dân cùng các chính sách bảo hộ xuất khẩu phá vỡ mọi quy tắc của thương mại thế giới. (Ảnh: Shutterstock)
Trung Quốc dùng miếng mồi thị trường 1,4 tỷ dân cùng các chính sách bảo hộ xuất khẩu phá vỡ mọi quy tắc của thương mại thế giới. (Ảnh: Shutterstock)

4. Vành đai và Con đường làm Trung Quốc gia tăng nợ và tiến hành thành công 'chủ nghĩa thực dân nợ'

Chương trình cơ sở hạ tầng quốc tế khổng lồ của Trung Quốc, Sáng kiến ​​Vành đai và Con đường (BRI), dường như đang hoạt động trở lại sau những dự đoán rằng đại dịch sẽ làm tê liệt nền kinh tế của cả Bắc Kinh và các khách hàng Thế giới thứ ba.

Trên thực tế, chính phủ Trung Quốc đang khoe khoang rằng BRI "lớn hơn bao giờ hết", được thúc đẩy bởi sức mạnh kinh tế ngày càng tăng của Trung Quốc so với thế giới phương Tây đang hoảng loạn vì virus. BRI đủ linh hoạt và các mục tiêu dài hạn của nó đủ mơ hồ, để tránh những tiêu đề đáng xấu hổ về sự sụp đổ hoặc thất bại.

Theo chính phủ Trung Quốc, hơn nửa số dự án BRI của họ bị thiệt hại đáng kể do đại dịch. Nợ nước ngoài tại các ngân hàng Trung Quốc tăng vọt khi đại dịch hoành hành qua các quốc gia đang phát triển, nhưng những người hoài nghi sẽ gọi đó là một đặc điểm hơn là lỗi, vì mục tiêu dài hạn của ĐCSTQ là phát triển bản thân trở thành chủ nghĩa nợ thực dân: chiếm quyền kiểm soát bất động sản và tài sản có giá trị từ các quốc gia không có khả năng trả nợ các khoản nợ BRI của họ.

Nếu kết quả cuối cùng của đại dịch là BRI chậm hơn một chút, trong khi tất cả các khách hàng của Trung Quốc rơi vào cảnh nợ nần chồng chất hơn nhiều, thì đó sẽ là một điểm cộng lớn cho tham vọng chiến lược của Bắc Kinh.

5. Khoa học và công nghệ

Fox Business vào ngày 9/12/2020 lưu ý rằng Trung Quốc đang sử dụng đại dịch để nâng cao vị trí lãnh đạo trong các lĩnh vực công nghệ khác nhau, bao gồm điện tử cao cấp và công nghệ sinh học trên toàn cầu.

Do đại dịch toàn cầu COVID-19, Trung Quốc đang nổi lên như một siêu cường về công nghệ sinh học, sẵn sàng vượt qua Hoa Kỳ, đặc biệt là về gen. Trung Quốc là nhà cung cấp PPE [sản phẩm phòng dịch] lớn trên toàn thế giới và các bộ dụng cụ thử nghiệm COVID-19 đang thu về hàng tỷ USD. Nhà phân tích quốc phòng John Wood cho biết Trung Quốc có thể làm điều tương tự đối với vaccine COVID-19.

Ông Wood nói thêm rằng hệ thống doanh nghiệp nhà nước của Trung Quốc - kết hợp “khu vực tư nhân”, lãnh đạo chính trị và quân sự với nhau - khiến nó “có vị trí tốt không chỉ để vũ khí hóa mà còn đảm nhận tầm cao chỉ huy chiến lược toàn cầu so với công nghệ sinh học”.

Các lô hàng sản phẩm công nghệ của Trung Quốc đến Hoa Kỳ đã tăng 37% trong thời kỳ đại dịch và dự kiến ​​sẽ tiếp tục tăng trong năm tới. Các phóng viên của Fox Business cảnh báo rằng các khoản trợ cấp nặng nề của chính phủ và sự tràn ngập năng lực sản xuất tương đối rẻ - so với thế giới phương Tây rụt rè và bế tắc - có thể giúp Trung Quốc “giành lấy thị phần trong nhiều loại công nghệ và lĩnh vực khác nhau, từ công nghệ thông tin và truyền thông (ICT) đến 5G/băng thông rộng để đóng tàu”.

Các gã khổng lồ công nghệ của Trung Quốc thu được lợi nhuận đáng kinh ngạc. Tuy nhiên, ĐCSTQ quyết định ngăn cản họ và nhắc nhở họ về việc "ai mới là ông chủ cuối cùng".

Việc Trung Quốc muốn trở thành người chơi thống trị trong lĩnh vực tiền điện tử, từng bị coi là một trò đùa độc tài, đã trở thành một mối đe dọa rất nghiêm trọng. Một số nhà phân tích tin rằng Trung Quốc hiện đã sẵn sàng sử dụng đồng tiền kỹ thuật số quốc gia của mình, kết hợp với đòn bẩy kinh tế và chính trị mà nước này đạt được thông qua BRI, để thay thế đồng đô-la Mỹ trở thành phương tiện trao đổi toàn cầu.

“Kế hoạch phát triển ngành chế tạo quốc gia đến năm 2025” của ĐCSTQ bề ngoài chỉ là “chỉ đạo về phát triển công nghệ”, thực chất là chỉ đạo sự đánh cắp.
“Kế hoạch phát triển ngành chế tạo quốc gia đến năm 2025” của ĐCSTQ bề ngoài chỉ là “chỉ đạo về phát triển công nghệ”, thực chất là chỉ đạo sự đánh cắp. (Getty)

6. Gia tăng ảnh hưởng địa chính trị sau 4 năm bị suy yếu nhờ đại dịch

Trung Quốc đang vận động mạnh mẽ trong một số cuộc xung đột địa chính trị lớn, trong khi phần còn lại của thế giới thu mình dưới cái bóng của đại dịch.

CNBC cảnh báo hôm thứ Ba (ngày 29/12/2020) rằng Trung Quốc có thể đã làm tê liệt một cách hiệu quả nền kinh tế của Úc trong thời kỳ căng thẳng thương mại và ngoại giao bùng lên trong đại dịch - hạ gục một trong những đối thủ lớn của ĐCSTQ tại Thái Bình Dương.

Trung tâm Nghiên cứu Kinh tế và Kinh doanh (CEBR), một tổ chức tư vấn có trụ sở tại Vương quốc Anh, đã báo cáo trong tuần này rằng Trung Quốc đã mở rộng vị thế dẫn đầu về kinh tế so với đối thủ lớn trên đất liền là Ấn Độ.

Một báo cáo lưỡng đảng của Quốc hội Mỹ hồi tháng 5/2020 cho thấy Trung Quốc đang sử dụng đại dịch để gia tăng sức ép quân sự và chính trị đối với Đài Loan. Trong khi Mỹ củng cố mối quan hệ với Đài Loan trong suốt cuộc khủng hoảng Covid-19, các quốc gia khác lại tỏ ra e ngại hơn trong việc ủng hộ Đài Bắc vì sợ làm mất lòng Bắc Kinh.

Trung Quốc đã sử dụng đại dịch này làm vỏ bọc để bóp nghẹt tàn nhẫn phong trào ủng hộ dân chủ ở Hong Kong và quét sạch những tàn tích nghiêm trọng cuối cùng của quyền tự trị của hòn đảo này. Hầu hết các đối thủ lớn của Bắc Kinh ở Hong Kong hiện nay đều bị bịt miệng, bỏ tù hoặc trốn đi lưu vong.

“Người Hong Kong hiện phải đối mặt với hai bệnh dịch từ Trung Quốc: virus Corona Vũ Hán và các cuộc tấn công vào các quyền con người cơ bản nhất. Tất cả chúng ta có thể hy vọng một loại vaccine sớm được phát triển cho coronavirus. Nhưng một khi quyền con người và pháp quyền của Hong Kong được khôi phục, virus gây tử vong của sự cai trị độc tài sẽ ở lại đây”, luật sư Martin CM Lee cảnh báo trong một bài viết trên tờ Washington Post ngay sau khi ông bị bắt vì vi phạm điều hà khắc “luật an ninh quốc gia” do Bắc Kinh áp đặt.

Trung Quốc gia tăng đáng kể sự hiện diện quân sự ở Biển Đông vào thời điểm phần còn lại của thế giới đang bận tâm về đại dịch. Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ cáo buộc Trung Quốc “khai thác” đại dịch để “mở rộng các yêu sách trái pháp luật của họ ở Biển Đông” vào tháng 5/2020.

Các nhà phân tích Trung Quốc tin rằng họ đang trên đà vượt qua Hoa Kỳ với tư cách là cường quốc thống trị toàn cầu trước khi kết thúc thập kỷ, một kỳ tích có thể đạt được nhờ những thiệt hại to lớn do đại dịch gây ra cho nền kinh tế và xã hội Hoa Kỳ.

Tại Nhà Trắng, Trung Quốc đang mong đợi một Joe Biden làm Tổng thống thân thiện hơn với Bắc Kinh - một cuộc chinh phục chính trị đối với ĐCSTQ sẽ không thể thực hiện được nếu không có đại dịch.

Tư tưởng “độc hại” của Trung Quốc đã lan rộng khắp thế giới tự do với tốc độ đáng báo động ngay cả trước đại dịch, và quá trình này tăng tốc nhờ đại dịch khi thế giới tự do, đang trở nên quen thuộc với việc kiểm soát, giám sát ngôn luận và hạn chế các quyền tự do - được xảo biện rằng cần thiết để chống lại sự lây lan của đại dịch.

Thiện Nhân - Trà Nguyễn



BÀI CHỌN LỌC

Thế giới càng hỗn loạn bởi Covid-19, Trung Quốc càng thu lợi nhiều hơn