Thúc đẩy chương trình ‘ghép tạng’ hàng tỷ USD, WHO lại ‘sát cánh’ cùng ĐCS Trung Quốc

Giúp NTDVN sửa lỗi

Các nhà hoạt động nhân quyền cho biết ban lãnh đạo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã hết lời khen ngợi chương trình cấy ghép nội tạng của Trung Quốc, bất chấp những cáo buộc ‘khủng khiếp’ về các vi phạm nhân quyền của chính quyền này.

Ngành công nghiệp cấy ghép tạng ‘nổi tiếng’ ở Trung Quốc: vấn nạn vi phạm nhân quyền nghiêm trọng nhất trên thế giới

Vào thời điểm mối quan hệ giữa Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và chính quyền Trung Quốc đang bị giám sát gắt gao, các nhà hoạt động nhân quyền và chuyên gia y tế cũng đang đặt câu hỏi về lập trường của tổ chức này đối với chương trình hiến tạng “đáng ngờ” của Bắc Kinh.

Đầu năm nay, Tòa án Trung Quốc có trụ sở tại London đã xác định rằng có các “nghi ngờ hợp lý” khi tim, phổi, thận và gan được lấy từ các nhóm dân tộc thiểu số và tôn giáo - đôi khi vẫn... còn sống và khỏe mạnh.

Bất chấp sự phủ nhận của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ), nhiều bằng chứng cho thấy chính quyền này đã sử dụng tù nhân lương tâm trong nhiều thập kỷ để lấy nội tạng, nhằm phục vụ cho ngành “công nghiệp bán tạng” ước tính trị giá 1 tỷ USD của mình.

Vào năm 2015, ĐCSTQ thông báo rằng chính sách này của họ đã thay đổi, và chỉ những người hiến tặng tình nguyện mới được lấy nội tạng sau khi chết. Nhưng nhiều người cho rằng chính quyền này vẫn không ngừng cưỡng chế thu hoạch tạng sống từ các nhóm tù nhân lương tâm (trong đó bao gồm các học viên Pháp Luân Công, người Duy Ngô Nhĩ, người Tây Tạng).

“Ngành công nghiệp này đã tiếp tục phát triển với tốc độ nhanh chóng trong thập kỷ qua, và nó đã trở thành một ngành sinh lợi lớn cho ĐCSTQ. Họ sẽ không ngăn chặn nó trừ khi tội ác của họ bị phơi bày hoàn toàn và bị cộng đồng quốc tế trừng phạt”, Xiaoxu “Sean” Lin, nhà vi trùng học và là phát ngôn viên của Hiệp hội Pháp Luân Đại Pháp có trụ sở tại Washington, nói với Fox News.

“Ở Trung Quốc, các bác sĩ có thể nhanh chóng ‘mua’ nhiều cơ quan nội tạng cho một bệnh nhân, trong trường hợp [cơ quan nội tạng đó] không phù hợp hoặc phải thay thế. Việc một bệnh nhân trải qua nhiều lần ghép tạng [cho cùng một loại cơ quan nội tạng] không phải là chuyện hiếm ở Trung Quốc. Hơn nữa, rất nhiều loại nội tạng có thể được cấy ghép và giá của chúng được niêm yết công khai trên các trang web của bệnh viện, tạo ấn tượng rằng bất kỳ bộ phận cơ thể nào cũng có thể được thay thế khi cần thiết”.

Trong cuốn sách năm 2014: “The Slaughter: Mass Killings, Organ Harvesting, and China's Secret Solution to Its Dissident Problem” (Đại thảm sát: Giết người hàng loạt, Thu hoạch nội tạng, và Giải pháp bí mật của chính quyền Trung Quốc để xử lý các bất đồng quan điểm), tác giả Ethan Gutmann đã nêu rõ hoàn cảnh xảy ra cuộc bức hại đối với các cộng đồng tu luyện Pháp Luân Công, Tây Tạng, Duy Ngô Nhĩ, và Thiên Chúa giáo.

Tác giả đã đưa ra ước tính chính xác nhất về số lượng nội tạng bị thu hoạch, và cho rằng đã có khoảng 65.000 học viên Pháp Luân Công, 2.000-4.000 người Duy Ngô Nhĩ, Tây Tạng, và Thiên Chúa giáo đã bị giết hại để lấy tạng trong giai đoạn từ năm 2000-2008.

Theo số liệu đó phải nói đến mục tiêu tàn ác nhất trong việc thu hoạch nội tạng của ĐCSTQ là các học viên Pháp Luân Công.

Pháp Luân Công nâng cao đạo đức dựa trên nền tảng tu tâm tính theo nguyên lý Chân - Thiện - Nhẫn. (Ảnh: The Epochtimes).

Pháp Luân Công, còn được gọi là Pháp Luân Đại Pháp, là một môn tu luyện tâm và thân theo nguyên lý “Chân-Thiện-Nhẫn”, kết hợp với việc luyện tập 5 bài công pháp. Môn tu luyện này vốn được ưa chuộng khắp Trung Quốc. Theo ước tính của chính quyền, vào cuối thập kỷ 1990, Trung Quốc có khoảng 70-100 triệu người tu luyện Pháp Luân Công.

Vì lo sợ một cách vô lý rằng cộng đồng những người yêu chuộng “nguyên lý Chân-Thiện-Nhẫn” này sẽ đe dọa đến quyền lực tuyệt đối của ĐCSTQ, nên vào ngày 20/7/1999, cựu lãnh đạo ĐCSTQ Giang Trạch Dân đã ra lệnh đàn áp, bắt giữ, tra tấn và giết hại các học viên Pháp Luân Công trong suốt 21 năm qua.

ĐCSTQ là tổ chức thu hoạch tạng ‘có ích’: Lời nói dối hoang đường hay là tội ác của thế kỷ?

Pháp ngôn viên Lin cũng lưu ý rằng mặc dù phán quyết cuối cùng của Tòa án Trung Quốc được đưa ra vào tháng 3 năm 2020, nhưng WHO đã... không có phản hồi.

Tạp chí Y Đức BMC Medical Ethics cuối tháng 11/2019 cũng cáo buộc ĐCSTQ làm sai lệch dữ liệu và bao che cho việc khai thác nội tạng bất hợp pháp đối với các cộng đồng thiểu số dễ bị tổn thương và các tù nhân chính trị.

Liên Hiệp Quốc được yêu cầu khởi động một cuộc điều tra các cáo buộc, nhưng họ đã không thực hiện, và WHO cũng không điều tra bất kỳ hoạt động tội ác nào như vậy.

Thay vào đó, họ ca ngợi chương trình hiến tặng nội tạng của Trung Quốc, bất chấp vấn đề vi phạm nhân quyền đã bị thế giới vạch trần và những phương thức hoạt động của nó đầy rẫy thủ đoạn độc ác.

Tại Đại hội Quốc tế lần thứ 27 của Hiệp hội Cấy ghép ở Tây Ban Nha, Tiến sĩ Jose Nunez, người giám sát việc thu thập dữ liệu cấy ghép nội tạng toàn cầu cho WHO, đã phủ nhận rằng những cáo buộc liên quan đến hoạt động thu hoạch nội tạng ở Trung Quốc chỉ là... “tin đồn”.

Trong một cuộc phỏng vấn vào tháng 9/2017 với Washington Post, ông này cam kết rằng số lượng người nước ngoài đến Trung Quốc để cấy ghép là "thực sự rất thấp" so với các nước khác và Bắc Kinh đã cải cách chính sách thu hoạch nội tạng.

Thành viên Hội đồng xét xử: Regina Paulose (bên trái), Quan tòa Geoffrey Nice QC (giữa), thành viên Nicholas Vetch trong ngày đầu tiên của phiên điều trần tại Luân Đôn ngày 6/04/2019. (endtransplantabuse.org)

Nhiều tháng sau khi Tòa án Trung Quốc công bố kết quả sơ bộ với những tiết lộ “kinh hoàng” về các con số “khổng lồ” của việc thu hoạch nội tạng, Nunez đã nói với truyền thông Trung Quốc rằng “cải cách cấy ghép nội tạng của nước này đã đạt được những kết quả đáng kể trong một thời gian ngắn. Kinh nghiệm của Trung Quốc có thể là hình mẫu cho toàn bộ khu vực châu Á và thế giới".

Tương tự, tháng 12/2019, Tiến sĩ Francis L. Delmonico - cựu chủ tịch của Hiệp hội Cấy ghép (TTS), giám đốc y tế của Ngân hàng Nội tạng New England (NEOB) và là chủ tịch của Lực lượng đặc nhiệm WHO về hiến và cấy ghép nội tạng người và mô, cho biết : "Đặc điểm lớn nhất trong kinh nghiệm ghép tạng của Trung Quốc là sự hỗ trợ mạnh mẽ từ chính phủ Trung Quốc, đây là một tấm gương mà nhiều nước nên noi theo".

Tiến sĩ Edward Kelley, giám đốc Sở Cung cấp Dịch vụ và An ninh tại trụ sở của WHO ở Geneva, Thụy Sĩ, đã lên tiếng “khen ngợi”. Theo báo chí nhà nước của Trung Quốc, ông này tuyên bố Trung Quốc và các nước khác tham gia cuộc họp là “hình mẫu toàn cầu trong lĩnh vực cấy ghép nội tạng”.

Một năm trước đó, WHO - cùng với TTS ở Canada và Học viện Khoa học Giáo hoàng của Vatican - đã đồng tổ chức Hội nghị thượng đỉnh chống buôn bán nội tạng, trong đó, điều thú vị là Tiến sĩ Huang Jiefu của Trung Quốc được mời làm diễn giả chính để trình bày về “mô hình của Trung Quốc” thực hành ghép tạng.

“Sau đó, tại Đại hội đồng Y tế Thế giới (WHA) lần thứ 70 vào tháng 5/2017, đại diện Trung Quốc đã đề xuất WHO thành lập một lực lượng đặc nhiệm về cấy ghép nội tạng”, Lin chỉ ra.

Vào tháng 3/2018, dưới sự thúc đẩy của chính phủ Trung Quốc, Lực lượng Đặc nhiệm của WHO về Hiến tặng & Cấy ghép mô và bộ phận cơ thể người đã chính thức được thành lập. Ông Delmonico trở thành một trong hai chủ tịch của lực lượng đặc nhiệm này và hai bác sĩ người Trung Quốc, Huang Jiefu và Wang Haibo, là thành viên.

Lực lượng đặc nhiệm này đã xem việc cấy ghép là một “hình thức điều trị được thừa nhận là tốt nhất hiện nay và được xem là liệu pháp cứu sống duy nhất cho bệnh suy nội tạng giai đoạn cuối”.

WHO đã không trả lời yêu cầu bình luận về các cáo buộc liên quan đến việc cấy ghép nội tạng của Trung Quốc hay liệu họ có tiến hành thêm bất kỳ cuộc điều tra nào hay không, nhưng lập trường của tổ chức này trong những năm gần đây đã khiến nhiều nhà hoạt động và chuyên gia thấy khó hiểu.

“Chúng tôi biết rằng nạn mổ cướp nội tạng của ĐCSTQ ảnh hưởng đặc biệt đến các nhóm thiểu số tôn giáo như người Duy Ngô Nhĩ, người Tây Tạng, học viên Pháp Luân Công, mục sư Cơ đốc giáo, các nhà bất đồng chính kiến ​​khác và những người là thành viên của các nhóm nhạy cảm về chính trị”, Olivia Enos, một nhà phân tích chính sách cấp cao và chuyên gia nghiên cứu về châu Á tại The Heritage Foundation, cho biết, và nói thêm rằng ĐCSTQ sẽ không dừng lại ở việc “bịt miệng” những người chỉ trích mình.

“Bất kỳ lời hứa nào của ĐCSTQ rằng sẽ ngừng hoạt động mổ cướp nội tạng đều là giả dối. ĐCSTQ đã đưa ra nhiều lời hứa khác nhau về việc chấm dứt các hoạt động vi phạm nhân quyền khủng khiếp khác, bao gồm cả việc mổ cướp nội tạng, nhưng họ chưa bao giờ làm như vậy”.

Vào cuối tháng 5/2020, sau cuộc điều tra về mối quan hệ “mờ ám” của WHO với lãnh đạo Trung Quốc, trong bối cảnh dịch viêm phổi Vũ Hán bùng phát trên toàn cầu, Tổng thống Trump đã kiên quyết rút tài trợ khỏi tổ chức này.

Thiện Nhân

Theo Fox News



BÀI CHỌN LỌC

Thúc đẩy chương trình ‘ghép tạng’ hàng tỷ USD, WHO lại ‘sát cánh’ cùng ĐCS Trung Quốc