Tin tốt với tình trạng lương thực và tin xấu cho chiến tranh: Nhập khẩu phân bón từ Nga không bị trừng phạt

Giúp NTDVN sửa lỗi

Tin tốt là Brazil, một quốc gia cung cấp ngũ cốc lớn của thế giới, không nằm trong danh sách trừng phạt nếu có quan hệ thương mại với Nga. Tranh thủ thời cơ này, phân bón từ Nga đã xuất khẩu mạnh mẽ sang Brazil, làm giảm căng thẳng khủng hoảng lương thực toàn cầu. Dù vậy, đây có vẻ là tin xấu với Ukraine.

Tình hình cuộc chiến Nga-Ukraine vẫn chưa rõ ràng, và các nước phương Tây do Mỹ đứng đầu tiếp tục gia tăng các biện pháp trừng phạt nhằm vào Nga. Tuy nhiên, trước mối lo về khủng hoảng thiếu lương thực toàn cầu do sản lượng ngũ cốc của Ukraine giảm mạnh trong năm nay, Brazil, một quốc gia cung ứng nguồn ngũ cốc lớn của thế giới, có thể tiếp tục mua phân bón của Nga không nằm trong danh sách trừng phạt...

Brazil đã trở thành quốc gia nhập khẩu phân bón lớn nhất từ Nga, theo sau là Trung Quốc và Đông Nam Á. Hoạt động mua phân bón từ Nga, cho tới nay, vẫn nằm ngoài danh sách bị trừng phạt của Mỹ và đồng minh.

Trang The Guardian của Anh dẫn số liệu phân tích của công ty phân tích vệ tinh Kayrros cho biết do chiến tranh Nga-Ukraine, sản lượng lúa mì của Ukraine năm nay chỉ đạt 21 triệu tấn, giảm 23% so với sản lượng trung bình của 5 năm gần nhất. Dự kiến, tổng sản lượng lúa mì của Ukraine năm 2022 có thể giảm 35% so với năm 2021.

Lo ngại khủng hoảng lương thực toàn cầu đã trở thành mối quan tâm lớn nhất hiện nay. Mối lo này manh nha trước khi Nga xâm lược Ukraine vì giá dầu thô - nguyên liệu đầu vào của phân bón - tăng vọt khiến giá phân bón tăng trong khi đứt gãy chuỗi cung ứng làm hạn chế nguồn cung phân đạm toàn cầu.

Trong khi đó, chiến tranh Nga - Ukraine không chỉ thúc đẩy giá dầu thêm trầm trọng mà còn xảy ra ở hai quốc gia có nguồn cung lúa mì lớn nhất thế giới cũng như sở hữu các nhà máy sản xuất phân bón nông nghiệp công suất lớn.

Theo tin từ New York Times của Mỹ, các nước phương Tây do Mỹ đứng đầu đang thảo luận về lệnh cấm hoàn toàn đối với việc mua bán dầu mỏ và khí đốt tự nhiên của Nga, nhưng không áp đặt bất kỳ lệnh trừng phạt nào đối với phân bón của Nga.

Sau khi chiến tranh Nga-Ukraine bùng nổ, để tránh tình trạng khủng hoảng lương thực toàn cầu ngày càng trầm trọng hơn, Mỹ đã không đưa phân bón của Nga vào danh sách trừng phạt vào cuối tháng 3/2022, đồng thời hứa với chính phủ Brazil và các nước khác. rằng Mỹ và đồng minh sẽ trừng phạt lên các quốc gia mua phân bón của Nga.

Nhà phân tích Isaacson (Ben Isaacson) của Canada Scotiabank tin rằng ngoài Brazil, Trung Quốc và các nước Đông Nam Á cũng là khách hàng nhập phân đạm lớn nhất của Nga.

Hãng tin Reuters của Anh đưa tin, nhà kinh tế trưởng Maximo Torero của Tổ chức Nông lương Liên hợp quốc (FAO) cho biết trong một cuộc phỏng vấn rằng sau khi chiến tranh Nga-Ukraine bùng nổ, vấn đề thiếu phân bón toàn cầu cấp bách hơn vấn đề vận chuyển ngũ cốc. Các biện pháp trừng phạt do Mỹ dẫn đầu đối với Nga của các nước phương Tây sẽ ảnh hưởng đến việc vận chuyển phân bón toàn cầu. Nếu phần còn lại của thế giới thiếu phân bón, sẽ rất khó để tăng sản lượng và lấp đầy phần lương thực thiếu hụt từ Nga và Ukraine.

Ông Torreiro nói: “Nếu chúng ta không sớm giải quyết tình trạng thiếu phân bón và hoạt động buôn bán nguyên liệu phân bón bị gián đoạn, chúng ta sẽ phải đối mặt với vấn đề thiếu hụt nguồn cung lương thực rất nghiêm trọng trong năm tới”.

Ngành sản xuất hóa chất là một trong những ngành công nghiệp quan trong nhất và có uy tín nhất của Nga. Trước năm 1990, sản lượng phân bón của Nga cao hơn tất cả các nước khác trên thế giới. Hiện nay, Nga đứng thứ hai trên thế giới với sản lượng phân kali sau Canada. Sản lương phân lân và phân đạm của Nga đứng thứ 4 trên thế giới. Nga xuất khẩu những lượng lớn phân bón sang Đông Âu. Vùng Tây Siberia, vùng núi Uran và vùng Moskva - Gorky là những trung tâm sản xuất phân bón chính của Liên bang Nga.

Chiến tranh Nga-Ukraine làm trầm trọng thêm cuộc khủng hoảng lương thực toàn cầu. Trang web chính thức của Liên hợp quốc ngày 11/3 cho biết, FAO đã đưa ra cảnh báo rằng Nga là nước xuất khẩu lúa mì lớn nhất thế giới và Ukraine là nước xuất khẩu lúa mì lớn thứ 5. Hai nước này chiếm 19% thị trường lúa mạch toàn cầu, 14% thị trường lúa mì và 4% thị trường ngô. Nga và Ukraine xuất khẩu hơn 1/3 lượng ngũ cốc xuất khẩu trên toàn thế giới. Xuất khẩu dầu hướng dương của hai nước này chiếm 52% thị trường toàn cầu. Ngoài ra, Nga còn là nước sản xuất và xuất khẩu phân bón lớn trên thế giới.

Việc không trừng phạt quốc gia nhập khẩu phân bón từ Nga phần nào giảm bớt căng thẳng khủng hoảng lương thực toàn cầu đang tới gần. Đây hiển nhiên là tin tốt. Tuy nhiên, với chiến tranh và Ukraine mà nói, đây rõ ràng là một tin xấu.

Thanh Đoàn



BÀI CHỌN LỌC

Tin tốt với tình trạng lương thực và tin xấu cho chiến tranh: Nhập khẩu phân bón từ Nga không bị trừng phạt