Tổng thống Biden nói rằng ‘Nước Mỹ trên hết’ đã kết thúc, nhưng đồng minh và kẻ thù của Mỹ không tin điều đó

Giúp NTDVN sửa lỗi

Tổng thống Biden thường xuyên tuyên bố "Nước Mỹ đã trở lại" - làm chủ đề cho chính sách đối ngoại của mình. Tuyên bố này phản ánh quan điểm rằng nước Mỹ dưới thời ông Trump đã rút khỏi thế giới, không làm việc với các đồng minh và chấp nhận chủ nghĩa biệt lập. Nhưng các đồng minh và kẻ thù của Mỹ “cười nhạo” ý tưởng này...

Chính sách đối ngoại của chính quyền Biden đã gặp phải một trở ngại lớn khi Iran từ chối tham gia các cuộc đàm phán không chính thức trong tuần này - do Liên minh châu Âu làm trung gian với Mỹ, Nga, Trung Quốc, Anh, Đức và Pháp.

Mục đích của họ là thảo luận về việc bắt đầu các cuộc đàm phán mới giữa Mỹ và Iran - để đưa Mỹ trở lại thỏa thuận hạt nhân năm 2015 với Iran, theo JCPOA.

Các quan chức Iran từ chối tham dự cuộc họp, nói rõ: "Iran không coi đây là thời điểm để tổ chức một cuộc họp không chính thức với các nước này", nhấn mạnh rằng họ không muốn đàm phán với Mỹ cho đến khi nước này bỏ mọi lệnh trừng phạt đối với Iran.

‘Nước Mỹ trên hết’ sẽ không biến mất

Quyết định của Iran được đưa ra ngay sau khi tờ Washington Post đưa tin rằng bạn bè và đồng minh của Mỹ đang do dự trong việc ủng hộ chính sách đối ngoại mới của Biden, vì họ tin rằng con lắc chính trị có thể quay trở lại sau một vài năm với sự tái đắc cử của ông Donald Trump hoặc một thành viên đảng Cộng hòa khác làm tổng thống.

Chính quyền Biden đã cố gắng đảo ngược cách tiếp cận thành công "Nước Mỹ trên hết" của chính quyền Trump đối với an ninh quốc gia - nhằm giữ an toàn cho Hoa Kỳ, quan tâm đến lợi ích của người dân Mỹ và tránh xa các cuộc chiến tranh không cần thiết.

Câu chuyện của tờ Washington Post chỉ ra rằng bạn bè và đồng minh của Mỹ nhận ra rằng quan điểm “Nước Mỹ trên hết” nhận được sự ủng hộ rộng rãi ở Hoa Kỳ và sẽ không biến mất.

Bạn bè và đồng minh của Mỹ nhận ra rằng quan điểm “Nước Mỹ trên hết” từ thời chính quyền Trump - nhận được sự ủng hộ rộng rãi ở Hoa Kỳ và sẽ không biến mất. (Ảnh: Doug Mills - Pool/Getty Images)
Bạn bè và đồng minh của Mỹ nhận ra rằng quan điểm “Nước Mỹ trên hết” từ thời chính quyền Trump - nhận được sự ủng hộ rộng rãi ở Hoa Kỳ và sẽ không biến mất. (Ảnh: Doug Mills - Pool/Getty Images)

Các quan chức Iran có lẽ cũng tin vào điều này và miễn cưỡng tham gia các cuộc đàm phán hạt nhân với các nhà ngoại giao của Biden, vì bất cứ điều gì họ đàm phán cũng có thể bị tổng thống đảng Cộng hòa “giả định” đảo ngược ngay lập tức vào tháng 1/2025.

Ông Biden đang lặp lại sai lầm của cựu Tổng thống Obama về chế độ Iran: Ông tin rằng nếu Hoa Kỳ đưa ra những nhượng bộ đúng đắn, nước này có thể hợp tác với Iran và đàm phán một thỏa thuận lịch sử nhằm tái hỗ trợ chương trình hạt nhân của Iran và thúc đẩy hòa bình ở Trung Đông.

Không nghi ngờ gì khi các nhà lãnh đạo Iran cực kỳ ghét cựu Tổng thống Donald Trump. Điều này là do Iran là một quốc gia Hồi giáo cực đoan muốn phá hủy Hoa Kỳ, văn hóa phương Tây và lối sống của người dân Mỹ. Cuộc bầu cử tổng thống Mỹ với tổng thống đắc cử thuộc đảng Dân chủ không thay đổi điều này. Những người cầm quyền của Iran vẫn sẽ hô vang: "Cái chết dành cho nước Mỹ!", mặc dù ông Trump đã rời nhiệm sở.

Tuyên bố ‘nước Mỹ đã trở lại’ của ông Biden là vô lý

Các đồng minh và kẻ thù của nước Mỹ coi việc ông Biden thường xuyên nhắc đến "Nước Mỹ đã trở lại" là điều hoàn toàn vô lý.

Hơn nữa, cả đồng minh và kẻ thù của Mỹ đều gặp khó khăn trong việc thực hiện chính sách đối ngoại của Biden một cách nghiêm túc, vì nó không có trọng tâm nào khác ngoài việc tái thiết các chính sách thất bại của Obama và phá bỏ những gì chính quyền Trump đã đạt được.

Tổng thống Biden đã làm phức tạp thêm vấn đề này với việc ông thường xuyên tuyên bố "Nước Mỹ đã trở lại" - làm chủ đề cho chính sách đối ngoại của mình. Tuyên bố này phản ánh quan điểm của những người theo chủ nghĩa tự do Mỹ rằng nước Mỹ dưới thời Tổng thống Trump đã rút khỏi thế giới, không làm việc với các đồng minh và chấp nhận chủ nghĩa biệt lập.

Đồng minh và kẻ thù của Mỹ đều biết điều này không đúng. Từ Hiệp định Abraham, áp lực tối đa chống lại Iran, chuyển đại sứ quán của Mỹ ở Israel đến Jerusalem, thúc ép các quốc gia NATO chi tiêu nhiều hơn cho quốc phòng, cách tiếp cận cứng rắn hơn với Trung Quốc, thỏa thuận Mỹ-Mexico-Canada và ngoại giao cá nhân với nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un… cả thế giới đều biết Mỹ đã có một chính sách đối ngoại mạnh mẽ và thành công dưới thời cựu Tổng thống Trump.

Tổng thống Iran Hassan Rouhani tuyên bố vào tuần trước. "Chúng tôi rất vui khi thấy Trump ra đi".
Tổng thống Iran Hassan Rouhani tuyên bố: "Chúng tôi rất vui khi thấy Trump ra đi". (Ảnh: getty)

Cho dù họ thích hay ghét ông Trump, bạn bè và kẻ thù của nước Mỹ cũng biết ông Trump là một người chơi thống trị trên trường thế giới - với tư cách là tổng thống Hoa Kỳ. Do đó, họ coi việc ông Biden thường xuyên nhắc đến khẩu hiệu "Nước Mỹ đã trở lại" là điều hoàn toàn vô lý.

Chính sách đối ngoại 'không bánh lái'?

Ông Biden có thể thiết lập một chính sách đối ngoại đáng tin cậy bảo vệ lợi ích của Mỹ - bằng cách ngăn chặn các cuộc tấn công nhằm vào người tiền nhiệm của mình, thực hiện các chính sách cứng rắn để bảo vệ an ninh và tự do của Mỹ, ngay cả khi điều này có nghĩa là đôi khi phải tiếp tục các chính sách của ông Trump.

Điều này sẽ bao gồm việc giữ cho Mỹ tránh khỏi các cuộc chiến không cần thiết, giảm số lượng quân đội Mỹ ở Afghanistan, tránh xa thỏa thuận hạt nhân gian dối với Iran, mở rộng Hiệp định Abraham, duy trì mối quan hệ bền chặt với Israel, áp dụng cách tiếp cận cứng rắn với Trung Quốc - bao gồm tẩy chay Thế vận hội 2022 do chính phủ Trung Quốc diệt chủng người Duy Ngô Nhĩ, tiếp tục các chính sách mạnh mẽ để bảo vệ an ninh biên giới phía Nam của chúng ta, và tiếp tục ngoại giao cấp cao với Triều Tiên, Hàn Quốc.

Đối với Iran, chính quyền Biden có thể thực hiện một chính sách đáng tin cậy bằng cách đề nghị gia nhập lại JCPOA và chỉ dỡ bỏ các lệnh trừng phạt của Mỹ - nếu Iran tuân thủ đầy đủ thỏa thuận và đồng ý sửa chữa nhiều sai sót. Nếu Iran từ chối, chính quyền Biden không nên đồng ý đàm phán với Iran và duy trì chiến lược gây áp lực tối đa của ông Trump.

Cho đến nay, không có dấu hiệu nào cho thấy các quan chức Biden sẽ áp dụng bất kỳ ý tưởng nào ở trên. Họ có kế hoạch tiếp tục một chính sách đối ngoại “không bánh lái” - không giải quyết được các mối đe dọa nghiêm trọng mà Hoa Kỳ đang đối mặt; và thay vào đó tập trung vào biến đổi khí hậu và hủy bỏ các chính sách thời Trump.

Sẽ có nhiều tuyên bố vô lý hơn như cách mà ông Biden đưa ra - cho rằng tội ác diệt chủng của chính phủ Trung Quốc đối với người Duy Ngô Nhĩ là một vấn đề của các "chuẩn mực văn hóa" khác nhau.

Tin tốt duy nhất là thế giới có thể từ chối tham gia vào chính sách đối ngoại không mục đích của chính quyền Biden, vì họ biết rằng "Nước Mỹ trên hết" sẽ trở lại.

Tác giả: Fred Fleitz là chủ tịch của Trung tâm Chính sách An ninh, ông đã phục vụ vào năm 2018 với tư cách là phó trợ lý cho tổng thống và chánh văn phòng Hội đồng An ninh Quốc gia. Trước đây, ông từng giữ các công việc an ninh quốc gia tại CIA, DIA, Bộ Ngoại giao và nhân viên Ủy ban Tình báo Hạ viện.

Bài viết thể hiện quan điểm riêng của tác giả và không nhất thiết phản ánh quan điểm của NTD Việt Nam.

Thanh Vân



BÀI CHỌN LỌC

Tổng thống Biden nói rằng ‘Nước Mỹ trên hết’ đã kết thúc, nhưng đồng minh và kẻ thù của Mỹ không tin điều đó