Trong cơn bão giá, người Mỹ săn hàng đóng hộp giảm giá thay vì thực phẩm tươi sống

Giúp NTDVN sửa lỗi

Bất chấp các tuyên bố của chính trị gia rằng lạm phát chỉ tạm thời hay đã về 'zero' trong tháng 7 (ám chỉ mức tăng so với tháng trước đó), hay gói chi tiêu hàng ngàn tỷ USD giúp làm giảm giá hoặc các tuyên truyền của CNN rằng lạm phát có lợi cho người Mỹ, người Mỹ đang vật lộn với giá cả tiêu dùng. Để giảm chi tiêu, thực phẩm giảm giá đóng hộp đang được săn lùng...

Chấp nhận hàng đông lạnh và đóng hộp để vượt qua bão giá

Giá bán lẻ trong chuỗi các siêu thị Mỹ, nơi người Mỹ chi tiêu cho thực phẩm và đồ thiết yếu, tăng bình quân 12,2%. Chuỗi bán lẻ Walwart cho biết giá sẽ không giảm xuống sớm.

Doanh số bán hàng tại các cửa hàng giảm giá đã tăng vọt 71% trong khoảng thời gian từ tháng 10 năm 2021 đến tháng 6 năm 2022, trong khi doanh số bán các mặt hàng tương tự tại các siêu thị bán lẻ giảm 5%, công ty phân tích InMarket cho thấy.

Sự thay đổi này diễn ra khi 61% người Mỹ đang sống không dư dả, việc chi tiêu hàng ngày chỉ dựa vào tiền lương hàng tháng, theo một báo cáo của LendingClub, và các chuỗi có thương hiệu hợp túi tiền như Walmart cảnh báo giá sẽ không sớm hạ xuống.

Trong khi một số tiệm tạp hóa dự trữ sản phẩm tươi sống, phần lớn các tiệm chỉ cung cấp thực phẩm hộp và đóng hộp có hàm lượng đường cao, gây rắc rối hàng đầu cho sức khỏe của người Mỹ.

Xu hướng về hàng tạp hóa đang nói lên những cuộc vật lộn đã gây tệ hại cho nền kinh tế Mỹ trong những tháng gần đây và những thông báo vào thứ Năm (28/7) về sự sụt giảm hàng quý lần thứ hai liên tiếp trong kim ngạch kinh tế.

Các chuyên gia đổ lỗi cho mọi thứ, từ việc Tổng thống Joe Biden tăng cường chi tiêu và những rắc rối trong chuỗi cung ứng cho đến cuộc chiến ở Ukraine và các lệnh trừng phạt đối với Nga đang làm chao đảo các thị trường năng lượng và thực phẩm toàn cầu.

Lily Penelope, cư dân San Antonio, nói với The Wall Street Journal cách họ đã bắt đầu dựa vào một chuỗi Dollar General địa phương để mua hàng tạp hóa, chủ yếu ăn thịt gà đóng hộp, bơ đậu phộng và rau từ cửa hàng này.

Penelope, 26 tuổi, không thể lái xe do khuyết tật và không còn đủ khả năng chi trả cho cả thức ăn từ siêu thị bán lẻ địa phương và chi phí đi Uber để đến đó. Trước đây, tổng số tiền cho một chuyến đi như vậy là khoảng 120 USD, nhưng kể từ tháng Giêng, chi phí đó đã tăng gần gấp đôi.

“Sức khỏe của tôi và chất lượng cuộc sống của tôi đã đi xuống”, Penelope nói. “Tôi đang ở một vị thế mà tôi phải lựa chọn giữa việc chuẩn bị bữa ăn mà tôi có thể chi trả và đặt sức khỏe của tôi lên hàng đầu”, theo Daily Mail.

Dollar General gần Penelope nhất không bán đồ tươi sống, một vấn đề mà nhiều người trên khắp đất nước phải đối mặt khi họ tìm đến các cửa hàng giảm giá để có cái ăn. Trong số hơn 18.000 cửa hàng Dollar General trên toàn quốc, chỉ có khoảng 2.300 cửa hàng bán đồ tươi sống.

Mặc dù những sản phẩm như vậy kém lành mạnh hơn, nhưng người Mỹ sẵn sàng chịu đựng những nhược điểm đó vì giá cả rẻ hơn.

Lạm phát là vấn đề hàng đầu

Lạm phát là vấn đề hàng đầu của 24% người Mỹ, theo một cuộc thăm dò của YouGov được công bố hôm thứ Ba (2/8). Giá cả đã vượt quá tầm kiểm soát của các ưu tiên thứ hai, việc làm và nền kinh tế, ở mức 12%.

Chi phí sinh hoạt cao đã khiến 29% người Mỹ phải lao vào một công việc phụ - từ bán quần áo trực tuyến đến tham gia các cuộc khảo sát trực tuyến có trả tiền - theo Insuranks, công ty xếp hạng các công ty bảo hiểm.

Các chuyên gia đổ lỗi cho lạm phát lên mọi thứ, từ các vấn đề chuỗi cung ứng đến cuộc chiến ở Ukraine tác động đến thị trường thực phẩm và năng lượng. Tuy nhiên, giá cao chắc chắn đã làm ảnh hưởng đến xếp hạng chấp thuận của ông Biden vốn đã giảm xuống khoảng 37%.

Chính quyền ông Biden: 'đang cứu hoả bằng súng phun lửa'

Chỉ gần một năm trước, vào 29/10/2021, Bộ trưởng Bộ Tài chính Mỹ cho rằng gói chi tiêu 1,75 nghìn tỷ USD do Tổng thống Biden đề xuất sẽ làm giảm lạm phát nếu nó được Quốc hội thông qua.

"Những gì gói này sẽ làm là giảm một số chi phí quan trọng nhất, những gì họ phải trả cho chăm sóc sức khỏe, chăm sóc trẻ em", bà Yellen nói với CNBC trong một cuộc phỏng vấn riêng ngày 29/10/2021.

Quốc hội đã thông qua, chính quyền ông Biden đang thúc đẩy giải ngân khoản ngân sách khổng lồ này và lạm phát ngày một tăng trưởng mạnh mẽ hơn. Có lẽ, lạm phát vẫn kiên định tuân theo các quy luật của kinh tế học: giá năng lượng tăng, cung tiền mở rộng và chi phí vốn rẻ, chính phủ mở rộng chi tiêu và tăng vay nợ thì sẽ làm lạm phát tăng.

Ngạc nhiên trước phát ngôn của bà Janet Yellen, trả lời phỏng vấn trang Fox Busines về vấn đề này, chuyên gia kinh tế Stephen Moore, một thành viên cấp cao tại FreedomWorks, người từng là cố vấn kinh tế cho cựu Tổng thống Trump, cho biết: “Các khoản trợ cấp của chính phủ luôn dẫn đến giá cả cao hơn". Ông Moore cho biết, "không nghi ngờ gì" rằng việc thông qua kế hoạch cơ sở hạ tầng con người của Tổng thống Biden sẽ "làm trầm trọng thêm lạm phát và làm cho chi phí chăm sóc trẻ em và chăm sóc sức khỏe tăng lên".

Không phải một mình ông Moore, hầu khắp các nhà kinh tế học, chuyên gia kinh tế, các chính trị gia tận tâm, đều biết điều đó. Và nước Mỹ, nơi người dân có tri thức cao hẳn có một tỷ lệ lớn ngạc nhiên trước lập luận của chính quyền: Vay nợ khủng để chi tiêu khủng nhằm bù đắp giá cho dịch vụ công như một phương tiện để giảm lạm phát.

Gốc rễ là số tiền 1,75 nghìn tỷ USD từ đâu mà ra? Đó không phải là tiền túi của bà Yellen hay ông Powell hoặc ông Biden, đó là tiền chính phủ Mỹ đi vay. Tiền vay thì phải trả, phải lấy từ thuế của người Mỹ hiện nay hoặc sau này để trả; gồm cả gốc và lãi. Cách lấy tiền nhanh nhất từ người dân là tăng thuế; điều này làm tăng chi phí sử dụng vốn và đương nhiên giảm hiệu quả đầu tư. Kết quả luôn là lãi suất tăng. Tất cả vòng luẩn quẩn này đều khiến giá cả tăng - mà đó chính là lạm phát!

Cây bút Monica Showalter trên trang American Thinker đã giải thích cách mà chính quyền ông Biden hiện đang kiềm chế lạm phát bằng hình ảnh: "Về cơ bản, [chính quyền] ông Biden đang chạy xung quanh một ngôi nhà đang cháy với một khẩu súng phun lửa và nói với chúng ta [người Mỹ] rằng đó là một vòi phun nước cứu hoả".

CNN: 'lạm phát tốt cho người nghèo và hại cho người giàu ở Mỹ'

Tiêu đề bài báo của CNN chính xác là như vậy: vì sao lạm phát tốt cho người nghèo và có hại cho người giàu! Bài báo được đăng ngày 10/1/2022, và hiện tại nó vẫn chưa được gỡ xuống.

Có vô số bình luận về bài báo này của CNN trên chuyên trang kinh tế của họ. Hầu hết đều mỉa mai, kinh ngạc hoặc phẫn nộ. Nhưng khớp với cách tiếp cận của chính trị gia đang ngồi ở Nhà Trắng, tờ báo thiên tả cũng chỉ hoà thêm một giọng, đồng điệu trong dàn đồng ca rằng lạm phát là tốt và chi tiêu chính phủ khổng lồ sẽ ngăn giá cả tăng, tốt cho người nghèo và có hại cho người giầu.

Rõ ràng, những lời an ủi của CNN và chính trị gia ở Mỹ không giúp người Mỹ nhiều trong cuộc sống, họ vẫn đang vật lộn với giá cả, đang lo lắng hơn cho túi tiền của họ vì lạm phát.

Thuỷ Tiên



BÀI CHỌN LỌC

Trong cơn bão giá, người Mỹ săn hàng đóng hộp giảm giá thay vì thực phẩm tươi sống