Trung Quốc cấm Didi, dịch vụ gọi xe lớn nhất nước khỏi các cửa hàng ứng dụng

Giúp NTDVN sửa lỗi

Didi, dịch vụ gọi xe lớn nhất Trung Quốc, Didi Global Inc (DIDI.N), tiếp tục dấn sâu hơn vào rắc rối với các cơ quan quản lý Trung Quốc ngay sau khi huy động thành công 4,4 tỷ USD trên TTCK Mỹ.

Cơ quan Quản lý Không gian mạng Trung Quốc hôm 4/7 vừa qua đã cấm Didi khỏi các chợ ứng dụng sau khi cho rằng dịch vụ của hãng này này gây ra rủi ro an ninh mạng cho khách hàng.

"Ứng dụng Didi Chuxing bị phát hiện đã vi phạm nghiêm trọng luật pháp với việc thu thập và sử dụng trái phép thông tin cá nhân", cơ quan quản lý cho biết. Họ kêu gọi Didi khắc phục sự cố với ứng dụng của mình để tuân thủ luật pháp của đất nước này và đảm bảo an toàn cho khách hàng của mình.

Didi hiện có 377 triệu người dùng chỉ tính riêng ở Trung Quốc. Công ty tuyên bố rằng họ đang tuân thủ các yêu cầu của Trung Quốc, rút khỏi các kho ứng dụng để thực hiện các thay đổi đối cần thiết với ứng dụng của mình theo yêu cầu của các nhà quản lý. Didi cho biết khách hàng và tài xế đã tải ứng dụng này sẽ có thể tiếp tục sử dụng.

"Chúng tôi xin chân thành cảm ơn ... bộ phận đã hướng dẫn khắc phục những rủi ro của Didi", công ty cho biết. "Chúng tôi sẽ khắc phục và cải thiện tránh các rủi ro và ... cung cấp các dịch vụ an toàn và tiện lợi cho người dùng của chúng tôi".

Lệnh cấm được đưa ra chưa đầy một tuần sau khi Didi niêm yết trên sàn chứng khoán New York. Đây là đợt chào bán cổ phiếu lớn nhất tại Mỹ của một công ty Trung Quốc kể từ khi Alibaba ra mắt vào năm 2014.

Cụ thể, công ty đã huy động được 4,4 tỷ USD trong đợt PO tại Mỹ vào hôm qua (thứ Ba ngày 29/6). Đợt IPO này Didi thành công với mức định giá cao nhất trong phạm vi được chỉ định và tăng số lượng cổ phiếu được bán ra. Didi chỉ đang tham dự vào làn sóng các công ty Trung Quốc đang đổ bộ vào Phố Wall ở mức kỷ lục dưới thời tổng thống Joe Biden.

Chỉ 2 ngày sau đó, Trung Quốc đã tạm ngừng đăng ký người dùng mới trên ứng dụng này. Việc đình chỉ được đưa ra nhằm "ngăn chặn việc mở rộng rủi ro" trong quá trình "rà soát an ninh mạng" đối với công ty, theo một tuyên bố từ cơ quan quản lý không gian mạng của nước này. Giá cổ phiếu của công ty đã sụt giảm kể từ hôm thứ Sáu (2/7).

Lệnh cấm hôm Chủ nhật (4/7) thể hiện sự leo thang hành động của Trung Quốc đối với Didi, nhưng đó là một phần của cuộc đàn áp lớn hơn đối với các công ty Big Tech ở Trung Quốc.

Vào tháng 3, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình nhấn mạnh sự cần thiết phải điều chỉnh các công ty "nền tảng", các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ trực tuyến cho khách hàng, ở nước này. Một số công ty công nghệ trong vài tháng qua đã phải đối mặt với các cuộc điều tra vì bị cáo buộc có hành vi độc quyền hoặc vi phạm quyền của khách hàng khiến họ chịu khoản tiền phạt kỷ lục và phải trải qua các cuộc cải tổ lớn.

Vào tháng 4, Alibaba ( BABA ), gã khổng lồ mua sắm trực tuyến do Jack Ma đồng sáng lập, đã bị phạt mức kỷ lục 2,8 tỷ USD với cáo buộc công ty này có hành vi độc quyền trong kinh doanh. Ant Group - công ty con của Alibaba sau đó đã buộc phải quốc hữu hóa và và trở thành công ty cổ phần tài chính do ngân hàng trung ương giám sát.

Thủy Tiên

Theo CNN



BÀI CHỌN LỌC

Trung Quốc cấm Didi, dịch vụ gọi xe lớn nhất nước khỏi các cửa hàng ứng dụng