Trung Quốc cấm doanh nghiệp tư nhân đầu tư vào truyền thông

Giúp NTDVN sửa lỗi

Ngành công nghiệp tin tức của Trung Quốc sẽ hoàn toàn chỉ thuộc về ĐCSTQ, không một đồng vốn tư nhân nào có thể nằm lại ở khu vực này. Chưa rõ các hãng tin tư như như Caixin có thể tồn tại hay không. Kiểm soát tự do ngôn luận và thông tin ở Trung Quốc đang được ĐCSTQ thắt chặt thêm một bước nữa…

Cách đây vài ngày, chính quyền Bắc Kinh đã ban hành một văn bản, bổ sung các điều khoản mới, cấm khu vực tư nhân đầu vào các công ty truyền thông. Hôm qua, ngày 12/10, ngay sau khi chính sách này ban hành, trang Phoenix.com đưa tin Ant Group của tỷ phú Jack Ma gần đây đã bán toàn bộ cổ phần của mình tại Caixin Media và hoàn toàn rút đầu tư khỏi lĩnh vực truyền thông.

Các thông tin đã công bố cho thấy hãng truyền thông lớn của Trung Quốc là Caixin Media đã cho biết các nhà đầu tư tư nhân lớn của họ bao gồm những cái tên như Zhejiang Shu Culture, Tencent, CMC Capital và Ant Group thông qua các vòng tài trợ A, B, C và D.

Tính đến thời điểm hiện tại, Ant Group và Zhejiang Digital Culture đã biến mất khỏi danh sách cổ đông của Caixin, và Tencent vẫn nắm giữ một lượng nhỏ cổ phiếu Caixin thông qua Quỹ đầu tư công nghiệp Litong Thâm Quyến.

Caixin Media là một tập đoàn truyền thông tư nhân cung cấp các dịch vụ thông tin và tin tức tài chính ở Trung Quốc, được thành lập bởi bà Hồ Thúc Lý (Hu Shuli), cựu tổng biên tập của tạp chí Caijing.

Năm 2007, bà Hồ Thúc Lý dẫn đầu một nhóm xuất bản cuốn "Whose Luneng" (tạm dịch: Luneng là của ai) ở Caijing. Trong cuốn sách có nhiều thông tin chỉ ra rằng Tăng Vỹ, con trai của cựu Uỷ viên Thường vụ Bộ Chính trị Tăng Khánh Hồng, đã mua Shandong Luneng với giá cực rẻ. Thông tin điều tra trong cuốn sách lúc đó gây chấn động dư luận.

Sau Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ 18 của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐSCTQ), trong giai đoạn đầu của chiến dịch "chống tham nhũng" của Tập Cận Bình và Vương Kỳ Sơn, một số thông tin chính thức thường xuất hiện trên Caixin.com, tạp chí Caixin, và các phương tiện truyền thông khác của tập đoàn truyền thông này. Bà Hồ Thúc Lý được cho là có quan hệ mật thiết và sâu sắc với Tập Cận Bình và Vương Kỳ Sơn.

Lệnh cấm các doanh nghiệp tư nhân đầu tư vào các tổ chức báo chí lập tức tạo ra ảnh hưởng rộng rãi. Mới đây, Ủy ban Cải cách và Phát triển Trung Quốc (Development and Reform Commission) đã đưa ra danh sách đánh giá tác động tiêu cực của truyền thông để trưng cầu dân ý. Báo cáo đề cập rằng "vốn ngoài nhà nước sẽ không tham gia vào kinh doanh thu thập, biên tập và phát sóng tin tức; không được đầu tư vào việc thành lập và hoạt động của các tổ chức tin tức."

Văn bản cũng quy định vốn của khu vực kinh tế tư nhân, của đại chúng sẽ không được điều hành các trang, kênh, chuyên mục, tài khoản công khai, ... của các tổ chức báo chí; không được trích dẫn các tin tức do báo chí nước ngoài đưa ra; không được tổ chức các hội nghị diễn đàn cũng như tổ chức các hoạt động bình chọn giải thưởng trong lĩnh vực thời sự và dư luận xã hội. Vốn khu vực tư nhân bị cấm tham gia đầu tư vào các dịch vụ truyền hình trực tiếp liên quan đến chính trị, kinh tế, quân sự, ngoại giao, xã hội, văn hóa, công nghệ, y tế, giáo dục, thể thao và các hoạt động và sự kiện khác.

Quy định mới đã đảo ngược chính sách đầu tư vào ngành truyền thông 10 năm trước.

Hơn 10 năm trước, vào ngày 4 tháng 1 năm 2010, Tổng cục Báo chí và Xuất bản Trung Quốc đã ban hành "Ý kiến ​​chỉ đạo về thúc đẩy sự phát triển của ngành báo chí và xuất bản". Biện pháp quan trọng của văn bản này là mở cửa chào đón nguồn vốn đầu tư tư nhân vào ngành báo chí và xuất bản một cách có trật tự. Vào thời điểm đó, hãng truyền thông nhà nước "Tân Hoa Xã" đã ca ngợi chính sách này và đưa tin rằng đây là "một chương trình đưa ra những phương hướng và biện pháp cụ thể cho sự phát triển của ngành báo chí và xuất bản Trung Quốc".

Mười năm sau, tình hình đã đảo ngược, liệu các phương tiện truyền thông tư nhân như Caixin Media có tồn tại được hay không vẫn là một câu hỏi ngỏ cho đến thời điểm hiện tại.

Các sinh viên Khoa Truyền thông và Văn hóa Quốc tế thuộc Đại học Chiết Giang không ngạc nhiên khi các doanh nghiệp tư nhân chính thức bị cấm đầu tư vào ngành tin tức. Một sinh viên nói với Đài Châu Á tự do rằng: "Nếu bạn đến trường đại học để học truyền thông, bài học đầu tiên bạn phải ghi nhớ đó là tất cả các phương tiện truyền thông là cơ quan ngôn luận của ĐCSTQ. Như bạn đã thấy, tất cả những người dám đưa tin trung thực trên truyền thông đều đã bị bắt".

Nhà bình luận các vấn đề thời sự Bắc Kinh Zhang Tianqi cho biết, trong những năm gần đây, việc chính quyền ĐCSTQ đàn áp quyền tự do ngôn luận và báo chí ngày càng trở nên gay gắt hơn. Chính quyền đã trục xuất các doanh nghiệp tư nhân khỏi ngành công nghiệp tin tức lần này, cho phép các doanh nghiệp nhà nước độc quyền trong ngành công nghiệp tin tức. Việc các nhà chức trách cố gắng đuổi các doanh nghiệp tư nhân khỏi ngành công nghiệp tin chỉ có thể cho thấy rằng ĐCSTQ đang thắt chặt thêm một bước nữa việc kiểm soát ngôn luận và thông tin mà thôi.

Trà Nguyễn

Theo Secret China



BÀI CHỌN LỌC

Trung Quốc cấm doanh nghiệp tư nhân đầu tư vào truyền thông