Trung Quốc đang xây dựng một ‘Vạn Lý Trường Thành’ kinh tế

Giúp NTDVN sửa lỗi

Chủ tịch Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) Tập Cận Bình đang gây dựng lại nền kinh tế nhà nước kiểu “tự cô lập” như những năm 50. Nhiều người cho rằng điều này thật điên rồ, làm thế nào Bắc Kinh lại bắt đầu “quay ngược thời gian” theo cách đó? Nhưng đó chính xác là điều mà ĐCSTQ vừa làm đối với khu vực doanh nghiệp tư nhân.

Trong lịch sử Trung Hoa, Hoàng đế Vĩnh Lạc (nhà Minh) được xem là người có tầm nhìn xa trông rộng, khi trong một khoảng thời gian ngắn từ năm 1405 đến năm 1433, Trung Quốc đã bắt tay vào một chiến dịch hàng hải lớn bằng cách liên kết với các quốc gia nước ngoài ở phía nam châu Phi và có thể đến tận bờ biển phía tây của Úc.

Thương mại Trung Hoa thời kỳ ấy bùng nổ, Trung Quốc trao đổi các loại gia vị để lấy các thứ hàng hóa, và cả động vật quý hiếm để chở theo các đoàn tàu về nước. Nhưng sau này, các vị vua sau thời đó đã ban hành lệnh cấm buôn bán trên biển vì lo ngại các thế lực nước ngoài.

Mới đây, phòng Thương mại của Liên minh châu Âu (EU) tại Trung Quốc đã “kể lại” "thông điệp xa xưa" ấy từ Bắc Kinh.

Xây ‘Vạn Lý Trường Thành’ kinh tế để ‘tự cô lập mình’?

Trong gần 4 thập kỷ qua, các nhà lãnh đạo doanh nghiệp châu Âu, Úc và Mỹ đã tin tưởng rằng các nhà lãnh đạo ĐCSTQ đang nghiêng nhiều về việc mở cửa nền kinh tế hơn nữa.

“Thật không may, vài năm qua đã thách thức sự tự tin này, với ngày càng nhiều chất vấn rằng liệu Trung Quốc có đang nghiêng nhiều hơn về niềm tin rằng họ không có nhu cầu hoặc mong muốn đối với những gì các nước ngoài cung cấp hay không”, phòng Thương mại cho biết.

Mặc dù tuyên bố công khai về việc nắm lấy lợi ích của toàn cầu hóa, một loạt bài phát biểu của Chủ tịch Tập Cận Bình và tuyên bố của Ủy ban Trung ương ĐCSTQ kể từ tháng 5/2020 đã đặt câu hỏi về vấn đề đó.

Đầu tiên, chính sách “lưu thông nội bộ” - giải pháp của Ủy ban Trung ương cho các tranh chấp thương mại toàn cầu là thúc đẩy nhu cầu và tiêu dùng nội địa trong số 1,4 tỷ dân của mình. Trong khi theo nhiều chuyên gia, gần 1 tỷ người dân Trung Quốc không có quyền tiêu dùng, không biết rằng ĐCSTQ sẽ "xoay sở" ra sao với kế hoạch này?

Kế hoạch nhắm vào "lưu thông nội bộ" sẽ bao gồm mọi thứ từ an ninh lương thực đến chất bán dẫn cho các chip tiên tiến trong điện thoại thông minh. Mục đích của ĐCSTQ trong việc thúc đẩy sản xuất và tiêu thụ trong nước là để các chính phủ nước ngoài không thể gây áp lực làm suy yếu quyền lực của ĐCSTQ (chẳng hạn bằng cách cấm các công ty như Huawei).

“Kể từ cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008, nền kinh tế của chúng ta đã chuyển đổi sang một nền kinh tế mà tiêu dùng nội bộ đóng vai trò chính. Trong tương lai, việc thị trường nội địa dẫn dắt nền kinh tế quốc gia sẽ càng rõ ràng hơn”, ông Tập nói vào tháng 8/2020.

ĐCSTQ cho rằng chiến lược này mang lại cho họ một số biện pháp bảo vệ trước những cú sốc bên ngoài, trong khi vẫn cố gắng duy trì một chính sách rộng lớn hơn gọi là “lưu thông kép”, nghĩa là vẫn tiếp tục khai thác các lợi ích kinh tế của toàn cầu hóa theo cách riêng của mình, bằng cách cho phép chính quyền này linh hoạt lựa chọn đối tác kinh doanh.

"Chúng tôi phải tích cực hợp tác với tất cả các quốc gia, khu vực và các công ty sẵn sàng hợp tác với chúng tôi, bao gồm các bang, địa phương và công ty của Mỹ", ông Tập nói vào tháng 8/2020, theo truyền thông nhà nước Trung Quốc Tân Hoa xã.

Điều đó đặt các công ty châu Âu, Úc, Mỹ và chính phủ các nước này vào thế khó, khi giữa vấn đề về nhân quyền và việc tiếp nhận đầu tư của Trung Quốc trở nên khó có thể cân bằng.

Gia tăng hoạt động tình báo trong khu vực kinh tế tư nhân

Sự phát triển chính sách thứ hai của ĐCSTQ là sự gia tăng hoạt động tình báo và ảnh hưởng của chính quyền trong khu vực tư nhân của nền kinh tế nước này.

Mặc dù "ca ngợi" khu vực kinh tế tư nhân, ĐCSTQ khẳng định vị trí thống trị của sở hữu công không thể bị lung lay, và vai trò chủ đạo của kinh tế quốc doanh cũng không thể bị lung lay (Ảnh: Matt Cardy/Getty Images)

Một đề cương mở rộng được Ủy ban Trung ương công bố trong tuần qua, cho thấy ĐCSTQ có kế hoạch tăng cường quyền lực tư tưởng của mình đối với các công ty tư nhân thông qua mạng lưới Mặt trận thống nhất. Chính sách này đã được phát triển trong nhiều tháng nay.

Ông Tập nói: “Các công ty là những đối tượng tham gia chính vào các hoạt động kinh tế của đất nước Trung Quốc, cũng những nhà cung cấp cơ hội việc làm và thúc đẩy của tiến bộ công nghệ”.

Nhưng phải “báo trước” là, “vị trí thống trị của sở hữu công không thể bị lung lay; và vai trò chủ đạo của kinh tế quốc doanh cũng không thể bị lung lay”.

Có nghĩa là các công ty tư nhân phải trở nên gần gũi hơn “về mặt tinh thần” với bộ máy nhà nước, tham gia vào Ban Công tác Mặt trận Thống nhất. Trong tuần này, các khu vực địa phương và các đảng bộ được chỉ thị bắt đầu thực hiện kế hoạch này nhằm thống nhất chặt chẽ các “nhân vật kinh tế xung quanh ĐCSTQ”.

“Giương cao ngọn cờ yêu nước và chủ nghĩa xã hội, tăng cường chỉ đạo chính trị, tư tưởng, tiếp tục xây dựng nền tảng cho công tác chính trị tư tưởng của những người làm kinh tế tư nhân”, chỉ đạo nêu rõ.

Điều đó có nghĩa là ĐCSTQ sẽ "tăng tốc" trong việc hình thành các ủy ban thuộc ĐCSTQ hoạt động bên trong các công ty tư nhân, và rộng hơn là sự kiểm soát của ĐCSTQ đối với hoạt động kinh doanh thông qua việc thay đổi quản lý.

“Hướng dẫn các doanh nghiệp tư nhân cải thiện cấu trúc quản trị công ty của họ và thiết lập một hệ thống công ty hiện đại với đặc điểm ĐCSTQ. Khuyến khích các doanh nghiệp tư nhân tham gia vào quá trình cải cách sở hữu hỗn hợp”, Ủy ban Trung ương viết.

Áp đặt hệ tư tưởng 'cực đoan' như những năm 1950 của ĐCSTQ

Carl Minzner, giáo sư luật và chính trị Trung Quốc tại Trường Luật Fordham ở New York, giải thích về kế hoạch rằng: “Lực đẩy của điều này hoàn toàn rõ ràng: khu vực tư nhân cần phải tuân theo đường lối của ĐCSTQ. Điều đó có cảm giác như chúng ta đang quay trở lại đầu những năm 1950. Doanh nghiệp tư nhân tồn tại, nhưng chỉ cho đến khi họ có thể tự biến mình thành những người trung thành".

Ông viết trên Twitter: “Đây là một đợt triển khai chính sách chặt chẽ. Xin lưu ý rằng Tập vừa tổ chức một hội nghị tương tự khác [với] các nhà khoa học chỉ vài ngày trước. Đó là cách mà ĐCSTQ yêu cầu về sự trong sạch về tư tưởng sẽ bắt đầu mở rộng".

Khi làm như vậy, ĐCSTQ yêu cầu sự tuân thủ theo lý tưởng chính trị. Đó là một công thức đã chứng minh sự chà đạp khu vực kinh tế tư nhân của Trung Quốc dưới thời Mao, và gây cản trở sự tương tác của nước này với thế giới trong nhiều thập kỷ.

"Người ta có thể nghĩ đó là điều điên rồ - làm thế nào Bắc Kinh có thể bắt đầu quay ngược đồng hồ theo cách đó? Nhưng hãy công nhận đó chính xác là điều mà ĐCSTQ vừa làm đối với khu vực doanh nghiệp tư nhân”, ông Minzner nói.

"Và bây giờ câu hỏi nên là: ai sẽ là nạn nhân tiếp theo?"

Tác giả: Eryk Bagshaw là phóng viên Trung Quốc của The Sydney Morning Herald và The Age, hiện đang sống ở Canberra, Úc.

Trần Đức



BÀI CHỌN LỌC

Trung Quốc đang xây dựng một ‘Vạn Lý Trường Thành’ kinh tế