Trung Quốc huỷ công bố số liệu thống kê kinh tế để 'duy trì ổn định' trong kỳ Đại hội Đảng 20

Giúp NTDVN sửa lỗi

Không rõ liệu dữ liệu thống kê kinh tế vĩ mô của Trung Quốc có thể tệ đến mức làm ảnh hưởng tới kết quả Đại hội Đảng lần thứ 20 đang diễn ra tại nền kinh tế lớn thứ hai thế giới hay không, nhưng Tổng cục Thống kê Trung Quốc đã quyết định không công bố số liệu trong kỳ họp của Đại hội nhằm 'duy trì ổn định'.

Đại hội toàn quốc lần thứ 20 của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) đang diễn ra tại Bắc Kinh. Theo quy định, Cục Thống kê Quốc gia Trung Quốc nên công bố dữ liệu thống kê kinh tế về thị trường bất động sản và các dữ liệu vĩ mô khác. Nhưng cơ quan này đã hoãn việc công bố dữ liệu kinh tế một cách bất thường.

Các phân tích chỉ ra rằng Tổng cục Thống kê hoãn công bố số liệu để “giữ vững ổn định” cho Đại hội Đoàn toàn quốc lần thứ 20, tránh gây lúng túng cho các cơ quan chức năng.

Theo thông lệ, Cục Thống kê Quốc gia Trung Quốc sẽ công bố dữ liệu kinh tế vào một ngày cố định hàng tháng. Theo đó, dữ liệu về GDP (tổng sản phẩm quốc nội), ngành, đầu tư, tiêu dùng và bất động sản cho tháng 10 và quý 3 sẽ được công bố trong tuần này. Tuy nhiên, thông tin được công bố trên trang web chính thức của Tổng cục Thống kê Trung Quốc cho thấy nhiều dữ liệu kinh tế đã bị trì hoãn công bố.

Ông Ren Zhongdao, một nhà nghiên cứu chính sách đã chỉ ra rằng kinh tế Trung Quốc tiếp tục suy giảm và rủi ro tài chính cũng ngày càng gia tăng. Từ số liệu của hai quý đầu năm, có thể thấy chính sách phòng chống dịch “zero Covid” của chính quyền Bắc Kinh là cực kỳ nguy hiểm. Chính sách này đã thúc đẩy suy thoái kinh tế vượt quá dự đoán của ngoại giới. Tình hình kinh tế tồi tệ cũng gây ra sự hoảng loạn trên diện rộng.

Trong quý III, chính sách phong toả khắc nghiệt để phòng chống dịch vẫn chưa được nới lỏng, chính quyền các địa phương vẫn đang thực hiện các biện pháp phong toả, cách ly, xét nghiệm tốn kém để đóng cửa nhiều ổ dịch đơn lẻ. Với bối cảnh như vậy, chắc chắn số liệu kinh tế, thị trường của quý III là rất đáng lo ngại. Bởi vậy, Tổng cục Thống kê Quốc gia cũng cần có thêm thời gian để làm đẹp số liệu nhằm "duy trì sự ổn định" cho Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ 20 của ĐCSTQ.

Đại hội đại biểu toàn quốc ĐCSTQ lần thứ 20 được tổ chức vào ngày 16/10 trong khoảng một tuần. Theo tuyên bố chính thức, ban lãnh đạo mới của Ủy ban Trung ương đã được "bầu chọn". Dự kiến, ông Tập Cận Bình sẽ được bầu lại làm Tổng bí thư ĐCSTQ kiêm Chủ tịch Quân ủy Trung ương. Dự kiến, ông Tập cũng sẽ tái đắc cử chức chủ tịch nước tại Đại hội đại biểu nhân dân toàn quốc vào tháng 3 năm sau.

Ông Tập Cận Bình, Tổng Bí thư ĐCSTQ, phát biểu báo cáo công tác tại lễ khai mạc Đại hội đại biểu toàn quốc Đảng Cộng sản Trung Quốc lần thứ 20 vào ngày 16/10. Trong báo cáo, ông liên tục đề cập đến "an ninh" 89 lần, điều này đã trở thành một tâm điểm chú ý của giới truyền thông.

Ông Chen Zhiwu, giáo sư tài chính và kinh tế tại Đại học Hong Kong, cho biết trong một cuộc phỏng vấn với Reuters rằng báo cáo của Tập Cận Bình trước Đại hội toàn quốc lần thứ 20 của ĐCSTQ không còn nhấn mạnh đến phát triển kinh tế nhiều như trước.

“Một trong những thay đổi lớn là không chú trọng đến phát triển kinh tế và cải cách kinh tế”, ông Chen Zhiwu nói.

“Từ Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ 14 của Đảng Cộng sản Trung Quốc đến Đại hội lần thứ 19 của Đảng Cộng sản Trung Quốc, phát triển kinh tế lần nào cũng được xác định rõ là nhiệm vụ trọng tâm của Đảng, nhưng lần này hoàn toàn không được đề cập đến”, ông Chen Zhiwu nói thêm.

Ông Bates Gill, giáo sư tại Khoa An ninh, Tình báo và Tội phạm học tại Đại học Macquarie ở Sydney, tin rằng báo cáo Đại hội toàn quốc lần thứ 20 của Tập Cận Bình nói về "tính liên tục" và về việc đẩy nhanh tiến độ bất chấp các mâu thuẫn quan hệ kinh tế trong nước và quốc tế ngày càng lớn. Ông Tập dường như không hề đề cập đến việc điều chỉnh chính sách.

Nếu không có gì khác, ông Tập Cận Bình sẽ chính thức bắt đầu nhiệm kỳ Tổng bí thư ĐCSTQ lần thứ ba sau cuộc họp này. Nhưng các nhà quan sát cho rằng một vấn đề rất có thể sẽ gây khó khăn cho ông Tập khi ông bắt đầu thập kỷ nắm quyền thứ hai là nền kinh tế Trung Quốc. Trong mười năm đầu, nền kinh tế Trung Quốc đã bước vào giai đoạn tăng trưởng tốc độ thấp từ giai đoạn tăng trưởng tốc độ cao. Với các chính sách kinh tế mà Tập Cận Bình đã áp dụng trong hai nhiệm kỳ vừa qua, xu hướng tăng trưởng trì trệ là chắc chắn và rất khó cải thiện trong tương lai. Nhiều chuyên gia cho rằng trong một thập kỷ tới, kinh tế Trung Quốc chỉ có thể bất ổn hơn.

Trong quý 3 năm nay, tốc độ tăng trưởng kinh tế Trung Quốc chỉ đạt 2,5% so với cùng kỳ năm ngoái, theo khảo sát của AFP với một nhóm chuyên gia kinh tế ngày 15/10. Một số tổ chức kinh tế khác gần đây đã thực hiện các điều chỉnh giảm tương tự đối với tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc. Điều này dập tắt hy vọng kinh tế phục hồi vào quý 4/2022 của Bắc Kinh.

Một cuộc thăm dò ý kiến ​​của Reuters với 40 nhà kinh tế cho kết quả là: dự báo tăng trưởng GDP trong quý 3/2022 của Trung Quốc chỉ ở mức 3,4%. Tăng trưởng (GDP) có khả năng đạt 3,8% trong quý 4 và 3,2% cho cả năm.

Reuters cho biết đây sẽ là mức tăng trưởng kinh tế chậm nhất của Trung Quốc trong vòng 46 năm kể từ khi Cách mạng Văn hóa năm 1976 kết thúc.

Quang Nhật

Theo Vision Times



BÀI CHỌN LỌC

Trung Quốc huỷ công bố số liệu thống kê kinh tế để 'duy trì ổn định' trong kỳ Đại hội Đảng 20