Trung Quốc muốn biến đổi gen của binh lính để đánh bại Quân đội Ấn Độ

Giúp NTDVN sửa lỗi

Trong các trận chiến ở biên giới Trung - Ấn, các binh sĩ Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc (PLA) tỏ ra yếu sức hơn nhiều so với binh lính Ấn Độ. Họ thường bị say độ cao, cảm, sốt do hệ thống hô hấp và thể chất chưa thích nghi với khí hậu cao nguyên, với áp suất và nồng độ oxy trong không khí thấp. Do đó, Trung Quốc hiện đang tiến hành các nghiên cứu di truyền trên người Tây Tạng để loại bỏ những nhược điểm này trong quân đội của họ.  

Theo Hãng thông tấn vệ tinh Nga ngày 6/8 vừa qua, Trung Quốc đã thành lập "ngân hàng mẫu sinh học lớn nhất thế giới về nguồn gen người" ở Tây Tạng.

Đồng thời, tờ "Thời báo Hoàn cầu" mới đây cũng đưa tin rằng các chuyên gia bao gồm cả đội quân y Trung Quốc đã hoàn thành một nghiên cứu thực địa quy mô lớn về khoảng 120.000 người Tây Tạng trong 15 năm. Người ta tin rằng Trung Quốc đang sử dụng siêu máy tính và trí tuệ nhân tạo để phân tích phần dữ liệu lớn này.

Tại sao Bắc Kinh lại có động thái này? Là vì trong các trận chiến ở biên giới Trung - Ấn, các binh sĩ Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc (PLA) tỏ ra yếu sức hơn nhiều so với binh lính Ấn Độ. Họ thường bị say độ cao, cảm, sốt do hệ thống hô hấp và thể chất chưa thích nghi với khí hậu cao nguyên, với áp suất và nồng độ oxy trong không khí thấp.

Thời báo Hoàn cầu dẫn lời Giáo sư tim mạch Jin Jun thuộc Đại học Quân y Quân đội, cho biết: “Tỷ lệ say độ cao rất lớn và có thể gây tử vong. Sự hỗ trợ sinh học đầy đủ sẽ giúp ích cho việc nghiên cứu chứng say độ cao ở cao nguyên Thanh Hải-Tây Tạng".

Trong khi đó, Quân đội Ấn Độ có nhiều thế kỷ kinh nghiệm trong chiến tranh trên núi, bởi vì ngay cả trong thời kỳ cai trị của Anh, quân đội Ấn Độ đã từng chiến đấu trên cao nguyên Tây Tạng và địa hình hiểm trở của dãy Himalaya. Thể chất của họ cũng dễ thích nghi với địa hình khắc nghiệt này hơn so với người Trung Quốc.

Do đó, Trung Quốc hiện đang tiến hành các nghiên cứu di truyền trên người Tây Tạng để loại bỏ những nhược điểm này trong quân đội của họ.

Các nhà phân tích Ấn Độ tin rằng lập bản đồ gen là một ngành khoa học phức tạp hiện đang trong giai đoạn phát triển ban đầu, nhưng Trung Quốc dường như đang đạt được tiến bộ nhanh chóng trong việc thu thập một lượng lớn dữ liệu có thể được phân tích bằng siêu máy tính và trí tuệ nhân tạo.

Nhà phân tích an ninh và cựu chỉ huy lữ đoàn quân đội Ấn Độ Rahul Bhonsle nói với Satellite News Agency: “Sự chú ý của Trung Quốc đối với nhóm người Duy Ngô Nhĩ vốn không phải người Hán và bản đồ gen của Tây Tạng đòi hỏi phải theo dõi cẩn thận (bên ngoài) vì đó có thể là một con đường chỉnh sửa gen trái phép. Kết quả có thể mất nhiều năm, thậm chí nhiều thập kỷ".

Ông Bonsler nói thêm: "Sự tham gia của PLA trong kế hoạch này cũng cung cấp một khía cạnh khác cho hiện tượng 'binh lính biến đổi gen' này”. Kết quả có thể rất phức tạp và gây chết người. Mặc dù nó nghe có vẻ giống như khoa học viễn tưởng, nhưng thế giới bên ngoài vẫn nên lưu tâm.

Một nhà phân tích khác, Đại tá Jaibans Singh, giải thích: “Quân đội Trung Quốc không thể bám trụ lâu ở những khu vực có độ cao lớn như vậy, vì vậy họ cần tăng cường thể lực. Tôi tin rằng tất cả các thí nghiệm sinh học như vậy đều nhằm đạt được điều này. Đó là mục tiêu mà họ muốn đạt được".

Đầu năm nay, một báo cáo được công bố trên một trang web quân sự của Trung Quốc cho biết PLA đã chia quá trình huấn luyện tân binh của quân đội thành ba giai đoạn, đó là "thích nghi với bình nguyên", "thích nghi với bình nguyên" và "ứng dụng lên bình nguyên". Trong Kế hoạch 5 năm lần thứ 14, Trung Quốc đã phân bổ gần 29 tỷ USD cho Tây Tạng, cho thấy rằng Bắc Kinh sẽ tiến hành chuyển đổi quy mô lớn cơ sở hạ tầng dân sự và quân sự của Tây Tạng.

Ngoài ra, ĐCSTQ đã ra lệnh cho các gia đình Tây Tạng gửi ít nhất một thành viên tham gia quân đội, và Quân đội Giải phóng Nhân dân ở Tây Tạng đang nâng cao hàng ngũ của mình với những "lính mới" người Tây Tạng. Mục đích của động thái này là nhằm tăng cường khả năng của PLA ở các khu vực tầm cao.

Tuy nhiên, chuyên mục Vikrant Thardak của Ấn Độ tin rằng, “Điều này có thể phản tác dụng, bởi vì người dân Tây Tạng không coi mình là một phần của Trung Quốc. Đất nước tự do của họ đã bị ĐCSTQ xâm lược bất hợp pháp, áp đặt một hệ tư tưởng cộng sản độc hại lên họ. Họ đã bị áp bức bởi ĐCSTQ trong nhiều thập kỷ, và bây giờ họ bị buộc phải gia nhập quân đội để chiến đấu cho Trung Quốc".

Ngọc Minh

Theo Secret China



BÀI CHỌN LỌC

Trung Quốc muốn biến đổi gen của binh lính để đánh bại Quân đội Ấn Độ