Trung Quốc: Tiền gửi của một số người dân và doanh nghiệp ở ngân hàng biến mất 'không rõ lý do'

Giúp NTDVN sửa lỗi

Hệ thống kiểm soát và giám sát ở các ngân hàng thương mại Trung Quốc đang khiến dư luận lo lắng khi xuất hiện nhiều trường hợp tiền gửi của cá nhân và doanh nghiệp đột nhiên bị biến mất 'không rõ lý do'. Vấn đề trầm trọng hơn bởi nước này buộc toàn dân phải dùng tiền nhân dân tệ kỹ thuật số (eCNY), không thể tích tiền mặt. Điều gì xảy ra nếu một ngày đẹp trời toàn bộ tiền eCNY trong tài khoản biến mất?

Mất trắng hàng trăm triệu nhân dân tệ ở ngân hàng Trung Quốc

Tờ China Times tiết lộ một tin tức rằng Chi nhánh Jimo của Ngân hàng Thương mại Nông thôn Sơn Đông Qingdao đã phải trả 110 triệu nhân dân tệ (CNY) tiền bồi thường, thực ra đây chính là khoản tiền gửi của khách hàng tại Ngân hàng Nông nghiệp Trung Quốc đã biến mất không rõ lý do. Số tiền 110 triệu CNY nằm trong tài khoản thanh toán của công ty Caribou Furniture Co., Ltd, là khoản tiền công ty này nhận được do bán đất và nhà xưởng.

Tuy nhiên, dù không có bất cứ lệnh chuyển tiền nào từ chủ tài khoản, không có hợp đồng chuyển tiền, uỷ thác thanh toán hay bất cứ thủ tục gì về việc được phép chuyển tiền khỏi tài khoản thanh toán đó, toàn bộ số tiền 110 triệu NDT đã bị chuyển tới 9 người khác, trong đó có người nhận tới 10 triệu CNY.

Sau khi công ty phát hiện việc chuyển tiền bất hợp pháp của Chi nhánh Jimo, Ngân hàng thương mại nông thôn Trung Quốc, công ty đã nhiều lần thương lượng với ngân hàng nhưng không có kết quả. Cuối cùng, công ty này đã buộc phải kiện cơ quan quản lý tài chính ở địa phương.

Hệ thống tài chính thiếu chữ TÍN

Tin tức này khiến dư luận Trung Quốc dạy sóng. Người Trung Quốc ngày càng phụ thuộc vào hệ thống thanh toán điện tử, họ thậm chí không thể tiêu tiền mặt nên không thể tích trữ tiền mặt tại nhà. Trung Quốc thậm chí còn đi xa hơn, muốn thay toàn bộ tiền giấy bằng tiền kỹ thuật số, gọi là e-CNY.

Tuy nhiên, chiến lược này đòi hỏi chữ TÍN rất cao trong hệ thống công nghệ thanh toán điện tử và hệ thống ngân hàng thương mại; bao gồm cả nền tảng pháp luật bảo vệ người gửi tiền cũng như khả năng vượt trội về bảo vệ an ninh mạng, chống lại hiệu quả các phần mềm trộm cắp tiền trong tài khoản của người dân và doanh nghiệp.

Nhưng những gì đang xảy ra ở Trung Quốc rõ ràng chưa đạt được yêu cầu như mô tả ở trên. Theo tổng hợp thông tin của trang Secret China, những năm gần đây Trung Quốc liên tiếp xảy ra các vụ mất tích tiền gửi do bị "trộm" không rõ lý do.

Ví dụ, gần 300 triệu CNY chứng chỉ tiền gửi ở Ngân hàng CITIC Trung Quốc "biến mất" một cách bí ẩn, 250 triệu CNY tiền gửi tại Ngân hàng ICBC, chi nhánh Nam Ninh đã biến mất không lý do...

Kết quả điều tra cuối cùng cho thấy những vụ án "mất tích" tiền gửi như thế này hoặc là do người trong ngân hàng cấu kết với tội phạm bên ngoài hoặc là do chính nhân viên ngân hàng làm liều. Nói một cách dễ hiểu, các vụ án như thế này hầu hết đều có bóng dáng của nhân viên ngân hàng. Như vậy, vấn đề quản trị rủi ro, kiểm soát nội bộ, đạo đức và tính liêm chính trong các ngân hàng Trung Quốc đang bị sói mòn trầm trọng. Thực sự là mối đe doạ lớn với chiến lược phát hành đồng e-CNY của Bắc Kinh.

Quản lý ngân hàng làm 'bậy' nhờ pháp luật buông lỏng

Vụ mất tiền ở Chi nhánh Jimo của Ngân hàng Thương mại Nông thôn Qingdao là một ví dụ điển hình về bất chấp pháp luật của quản lý ngân hàng.

Giám đốc Chi nhánh Jimo hết sức "thờ ơ" về pháp luật và kỷ luật ở Ngân hàng. Bất kỳ một nhân viên ngân hàng nào cũng biết rằng việc chuyển tiền từ tài khoản thanh toán của khách hàng cần phải có sự cho phép của chủ tài khoản, thông qua giấy tờ, thủ tục được chủ tài khoản xác nhận. Bản thân Luật Ngân hàng thương mại, Bộ Luật Dân sự của Trung Quốc đều quy định về vấn đề này.

Việc chuyển tiền từ tài khoản thanh toán của cá nhân, doanh nghiệp phải có uỷ thác thanh toán (uỷ nhiệm chi). Ngoài ra, việc khấu trừ cưỡng chế tiền từ tài khoản thanh toán thì chỉ các cơ quan an ninh như toà án, hải quan, cơ quan thuế, viện kiểm soát nhân dân, công an,... mới có quyền thực hiện; các cơ quan khác, đặc biệt là ngân hàng, càng không có quyền tự ý thực hiện.

Trong trường hợp của Công ty Caribou Furniture, rõ ràng, ông Jiang, Giám đốc chi nhánh Jimo của Ngân hàng Thương mại Nông thôn Qingdao, không có cơ sở pháp lý nào biện minh cho hành vi của Chi nhánh. Đó là hành vi xâm phạm tài sản có chủ quyền một cách bất hợp pháp, là vi phạm hình sự trắng trợn.

Nguyên nhân khiến tình trạng “hụt” tiền gửi xảy ra thường xuyên nhưng chưa được quản lý hiệu quả là do các ngân hàng thương mại hiện nay chỉ tập trung vào kinh doanh, bỏ qua công tác quản lý, nhất là việc đào tạo đạo đức nghề nghiệp của nhân viên nên khó phát hiện và ngăn chặn tệ nạn.

Sự thất bại của cơ chế kiểm soát nội bộ đã thúc đẩy tình trạng đã phạm tội ở ngân hàng chẳng nơi nào có trên thế giới ngoài Trung Quốc: ngân hàng trộm tiền gửi của khách hàng và không còn là nơi tin cậy để khách hàng gửi tiền. Ngoài ra, các cơ quan quản lý tài chính rất “mềm lòng” trong việc điều tra, xử lý những vụ việc như vậy nên không thể chấn chỉnh kịp thời hành vi phạm pháp và tội phạm của các nhân viên ngân hàng có liên quan dẫn tới hành vi phạm tôi ngày một trắng trợn. Hệ thống ngân hàng của chế độ Bắc Kinh ngày một mất uy tín.

Trà Nguyễn

(Theo Secret China)



BÀI CHỌN LỌC

Trung Quốc: Tiền gửi của một số người dân và doanh nghiệp ở ngân hàng biến mất 'không rõ lý do'