Cuộc chiến Mỹ - Trung: Lạc đà gầy còn hơn ngựa béo

Giúp NTDVN sửa lỗi

Giới tinh hoa Trung Quốc tin rằng Mỹ đang phải đối mặt với sự suy yếu không thể tránh khỏi, điều này thúc đẩy việc họ hiện thực hóa “Giấc mộng Trung Hoa”. Nhưng tài sản kinh tế của Mỹ quá lớn, giá trị sáng tạo còn vững chắc. Có vẻ người Mỹ đã lựa chọn chùn bước, lựa chọn của họ đang dẫn dắt Mỹ suy yếu, nhưng nước Mỹ sẽ sớm tỉnh ngộ. Đó không phải là số phận của nước Mỹ, đó là lựa chọn của người Mỹ.

Ông Martin Wolf, kinh tế trưởng của tạp chí Financial Times gần đây đã có bài phân tích sâu, dẫn chứng quy mô sở hữu tài sản, tri thức và sáng tạo của Mỹ cho thấy Mỹ có suy yếu thì cũng chưa đến lúc Trung Quốc có thể tùy ý thâu tóm để thêu dệt “Trung Hoa mộng” được. Nhưng ông Wolf cũng cay đắng thừa nhận, Mỹ đang suy nhược, sự suy nhược ấy là lựa chọn thời điểm của người Mỹ nhưng đó không phải là số phận của nước Mỹ.

Giới tinh hoa Trung Quốc tin rằng Mỹ đang sa sút và Mỹ không thể đảo ngược tiến trình này. Tương tự, Jude Blanchette thuộc Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế, một tổ chức tư vấn uy tín có trụ sở tại Washington cũng báo cáo tương tự. Những gì đang diễn ra ở Mỹ trong những năm gần đây, đặc biệt là trong lĩnh vực chính trị đã ủng hộ quan điểm này.

Đúng! Mỹ đang suy nhược

Niềm tin về sự suy nhược của Mỹ sâu sắc đến mức lần đầu tiên một vị tổng thống đương nhiệm của Mỹ, ông Barack Obama trong chuyến công du chính thức sang Trung Quốc, đã không được nước này trải thảm đỏ đón tiếp, dù đây là một nghi lễ ngoại giao tối thiểu.

Tình trạng suy nhược của Mỹ trong chính trị và ngoại giao lặp lại dưới thời tổng thống Joe Biden, dù ông Biden mới kết thúc 100 ngày "trăng mật" tại Nhà trắng.

Ngay trong cuộc họp cấp bộ trưởng đầu tiên của chính quyền Biden với Bắc Kinh, Bắc Kinh đã cho Mỹ thấy sự ngạo mạn và coi thường Mỹ chưa bao giờ lớn đến thế trong lịch sử ngoại giao giữa hai nước. Tại cuộc gặp mặt ngoại giao chính thức đầu tiên tại Alaska giữa Mỹ - Trung, ông Dương Khiết Trì, trợ lý chính sách đối ngoại hàng đầu của ông Tập và Bộ trưởng Ngoại giao Vương Nghị, đã rao giảng cho quan chức Mỹ tới 16 phút về các vấn đề chủng tộc và sự thất bại dân chủ của nước Mỹ. Ông này cũng đã lớn tiếng yêu cầu Mỹ phải đình chỉ các chính sách nhắm vào Trung Quốc đã được ban hành dưới thời tổng thống Trump.

Theo các quan chức Trung Quốc, mục tiêu là làm rõ rằng Bắc Kinh coi mình ngang hàng với Mỹ. Nhưng giới quan sát thì thì thấy còn tệ hơn, Bắc Kinh đặt mình cao hơn Mỹ nhiều. Họ muốn các giá trị của Mỹ cần phải sớm, nhanh chóng thay thế bằng các giá trị, nhân sinh quan của Bắc Kinh(!).

Nhưng sự suy nhược của một con lạc đà vẫn khác xa so với sự hung hăng của một con ngựa béo, đang thừa ăn nhưng lại non kinh nghiệm chiến đấu, chưa từng trải nghiệm sự khắc nghiệt của sa mạc hay thử sức bền trên các cung đường dài, đầy chông gai, đòi hỏi sáng tạo, đổi mới dựa trên tự do tư tưởng, tín ngưỡng tôn giáo và bề dày của nền dân chủ đích thực.

Tuy gầy đi nhưng lạc đà vẫn là lạc đà

Trưởng chuyên mục Kinh tế của tạp chí Financial Times tin rằng khái niệm về sự suy giảm của Mỹ đã bị phóng đại. Mỹ vẫn giữ được những tài sản lớn, đặc biệt là về kinh tế. Ông Martin Wolf đã dùng cách tiếp cận số liệu từ thị trường chứng khoán để chứng minh cho nhận định của mình.

Trong một thế kỷ rưỡi, Mỹ là nền kinh tế sáng tạo nhất thế giới. Đó là cơ sở cho sức mạnh và ảnh hưởng toàn cầu của quốc gia này. Vậy sức mạnh sáng tạo của Mỹ ngày nay ra sao? Câu trả lời là: khá tốt, bất chấp sự cạnh tranh từ Trung Quốc.

Thị trường chứng khoán tuy không phải là thước đo hoàn hảo. Nhưng giá trị mà các nhà đầu tư đặt vào các công ty ít nhất là một đánh giá tương đối khách quan về triển vọng của các công ty này. Vào cuối tuần trước, 7 trong số 10 công ty giá trị nhất thế giới và 14 trong số 20 công ty hàng đầu, đã có trụ sở chính tại Mỹ.

14 trên 20 công ty có giá trị thị trường lớn nhất thế giới tại thời điểm ngày 23/04/2021 đang có trụ sở tại Mỹ (Nguồn: Tạp chí Financial Times)
14 trên 20 công ty có giá trị thị trường lớn nhất thế giới tại thời điểm ngày 23/04/2021 đang có trụ sở tại Mỹ (Nguồn: Tạp chí Financial Times)

Nếu không có dầu mỏ của Ả Rập Saudi, 5 công ty giá trị nhất thế giới sẽ là những gã khổng lồ công nghệ của Mỹ: Apple, Microsoft, Amazon, Alphabet và Facebook. Trung Quốc có hai công ty công nghệ giá trị: Tencent (ở vị trí thứ bảy) và Alibaba (ở vị trí thứ chín). Nhưng đó là những công ty duy nhất của Trung Quốc nằm trong top 20. Công ty châu Âu có giá trị nhất là LVMH ở vị trí thứ 17. Tuy nhiên, LVMH chỉ là một tập hợp các thương hiệu cao cấp đã có tên tuổi. Điều đó khiến người châu Âu phải lo lắng.

Cả 2 công ty công nghệ giá trị lớn nhất của Trung Quốc lọt top 20 của thế giới lại đang bị Bắc Kinh siết chặt quản trị và thôn tính sở hữu tư nhân. 2 tập đoàn công nghệ tư nhân lớn này đang bị suy giảm giá trị nghiêm trọng do Bắc Kinh không hài lòng trước sự phát triển tự do, phát ngôn “không hợp ý đảng” và sự ảnh hưởng của các tập đoàn này lên người dân Trung Quốc.

Khi chỉ nhìn vào các công ty công nghệ, Mỹ có 12 trong số 20 công ty hàng đầu; Trung Quốc (với Hồng Kông nhưng ngoại trừ Đài Loan) có 3; và có 2 công ty của Hà Lan, một trong số đó, ASML, là nhà sản xuất máy tạo mạch tích hợp lớn nhất. Đài Loan có Công ty Sản xuất Chất bán dẫn Đài Loan (TMSC), nhà sản xuất chip máy tính theo hợp đồng lớn nhất thế giới và Hàn Quốc có Samsung Electronics.

Giá trị thị trường của 20 công ty công nghệ có giá trị nhất thế giới vào ngày 23 tháng 4 năm 2021 (Nguồn: Tạp chí Financial Times)
Giá trị thị trường của 20 công ty công nghệ có giá trị nhất thế giới vào ngày 23 tháng 4 năm 2021 (Nguồn: Tạp chí Financial Times)

Khoa học đời sống là một lĩnh vực quan trọng khác cho sự thịnh vượng trong tương lai. Ở đây có 7 công ty châu Âu (bao gồm Thụy Sĩ và Anh) lọt vào top 20. Nhưng Mỹ có 7 công ty trong số 10 công ty hàng đầu thế giới và 11 công ty thuộc top 20 toàn cầu. Ngoài ra còn có một công ty Úc và một công ty Nhật Bản, nhưng không có doanh nghiệp Trung Quốc nào hiện diện trong lĩnh vực này.

Tóm lại, các công ty Mỹ đang chiếm ưu thế trên toàn cầu và gần như tất cả các công ty không có quốc tịch Mỹ nhưng có giá trị nhất đều có trụ sở chính tại các nước đồng minh của Mỹ.

Cách tiếp cận dựa trên thị trường chứng khoán này rõ ràng loại trừ các doanh nghiệp nhà nước của Trung Quốc, ví dụ như Huawei, công ty hàng đầu thế giới về thiết bị viễn thông (xét về quy mô). Trung Quốc tuyên bố dẫn đầu trong các lĩnh vực khác, đặc biệt là đường sắt cao tốc. Nhưng nguồn gốc của công nghệ đó là ở nơi khác. Thay vào đó, thành công của Trung Quốc trong lĩnh vực đường sắt và một số lĩnh vực khác là xây dựng cơ sở hạ tầng với tốc độ và quy mô lớn. Thành công này chỉ mang lại tốc độ tăng tổng sản phẩm quốc nội nhanh hơn, nhưng là trong ngắn hạn. Người dân Trung Quốc sẽ phải gánh chịu hậu quả của nợ nần ngày càng lớn hơn, trầm trọng hơn trong tương lai.

Thực tế, với gần 65 triệu căn hộ ma và hơn 50 thành phố ma rải rác khắp Trung Quốc, khối nợ xấu do doanh nghiệp và do chính quyền thúc đẩy phát triển đường cao tốc, hạ tầng, đô thị để tăng GDP đang khiến quả bom nợ ngày một nóng hơn trong nền kinh tế thiếu minh bạch này.

Giá trị thị trường của 20 công ty dược phẩm / khoa học đời sống có giá trị nhất thế giới tại thời điểm ngày 23/04/2021
Giá trị thị trường của 20 công ty dược phẩm / khoa học đời sống có giá trị nhất thế giới tại thời điểm ngày 23/04/2021

Một ai đó có thể cho rằng các công ty thống trị của Mỹ không còn trẻ nữa. Ngoài ra, những gã khổng lồ công nghệ của Mỹ đã mua lại nhiều công ty được tạo ra ở những nơi khác. Tuy nhiên, đó chắc chắn không phải là điểm yếu mà là một trong những điểm mạnh của họ.

Ông Wolf còn dẫn chứng số liệu từ lĩnh vực đầu tư, các trường đại học danh tiếng để chứng minh rằng Trung Quốc còn cách Mỹ một khoảng rất xa để có thể soán ngôi của Mỹ trong việc lãnh đạo toàn cầu.

Mỹ luôn dẫn đầu trong lĩnh vực đầu tư mạo hiểm. Theo Dealroom, tổng vốn đầu tư mạo hiểm đạt 487 tỷ USD từ năm 2018 đến quý đầu tiên của năm 2021 tại Mỹ, so với 379 tỷ USD từ tất cả Trung Quốc, Anh, Ấn Độ, Đức, Pháp, Canada, Israel và Singapore gộp lại. Ngay cả khi tính theo tỷ lệ trên GDP, đầu tư của Mỹ chỉ đứng sau Israel và Singapore. Trong các hồ sơ đăng ký bằng sáng chế quốc tế, Trung Quốc đứng đầu vào năm 2019, với 59.045 bằng sáng chế so với con số 57.705 của Mỹ. Nhưng phần còn lại của 10 quốc gia hàng đầu là đồng minh của Mỹ. Kết hợp với Hoa Kỳ, hồ sơ đăng ký bằng sáng chế của họ là gần 175.000.

Biểu đồ cho thấy Mỹ có quy mô đầu tư mạo hiểm lớn nhất thế giới bằng khi đo lường theo tổng vốn đầu tư mạo hiểm từ năm 2018 đến quý 1 năm 2021 (nguồn: Tạp chí Phố Wall)
Biểu đồ cho thấy Mỹ có quy mô đầu tư mạo hiểm lớn nhất thế giới bằng khi đo lường theo tổng vốn đầu tư mạo hiểm từ năm 2018 đến quý 1 năm 2021 (nguồn: Tạp chí Phố Wall)

Biểu đồ cho thấy Mỹ có quy mô đầu tư mạo hiểm lớn nhất thế giới bằng khi đo lường theo tổng vốn đầu tư mạo hiểm từ năm 2018 đến quý 1 năm 2021 (nguồn: Tạp chí Phố Wall)

Cũng quan trọng là các trường đại học. Trong một bảng xếp hạng nổi tiếng, 5 trong số 10 trường đại học hàng đầu và 10 trong số 20 trường đại học hàng đầu là của Mỹ và chỉ một trường là của Trung Quốc.

Không có tự do tư tưởng, Trung Quốc không thể đứng đầu về sáng tạo và đổi mới

Nhìn chung, viễn cảnh Mỹ sụp đổ là khó thành nếu chỉ xét về sức mạnh kinh tế, đặc biệt là khi Mỹ còn kết hợp với các đồng minh của mình. Ngay cả khi Trung Quốc soán ngôi Mỹ trở thành nền kinh tế lớn nhất toàn cầu, Trung Quốc vĩnh viễn không phải là nền kinh tế có năng suất cao nhất và sáng tạo nhất. Vì sao? Vì Trung Quốc không có tự do tư tưởng, không có tự do tôn giáo. Tại một đất nước không cho phép người dân có niềm tin vào Thần chỉ được tin vào Nhà nước và sự dẫn dắt của Đảng (thực chất là những người vô thần nắm quyền cai trị đất nước), sự chỉ đạo của họ hoàn toàn là duy ý chí nên nó không thể là tốt nhất, lại càng không thể giúp khơi nguồn cho sáng tạo được.

Đó là chưa kể, vì chỉ đạo duy ý chí bởi những người cầm quyền, dưới danh nghĩa và lý tưởng của ĐCSTQ, bất kể bất đồng chính kiến và niềm tin tôn giáo nào cũng đều bị đàn áp đẫm máu. Sự lo sợ và thiếu thốn tự do, từ tư tưởng cho tới tự do kinh doanh, tự do sinh sống, sẽ không thể mang lại năng suất lao động, đổi mới và sáng tạo. Đó cũng là lý do tại sao Trung Quốc luôn phải đi ăn cắp công nghệ của Mỹ và Châu Âu trong nhiều thập kỷ qua.

Mỹ và Châu Âu đã dẫn đầu về đổi mới, sáng tạo - vốn là điều kiện cần để thay đổi năng suất lao động - hiện đang giữ một khoảng cách quá xa so với Trung Quốc. Cứ giả định rằng sự dẫn dắt của ông Tập Cận Bình không kéo lùi đổi mới, sáng tạo và tăng trưởng khu vực tư nhân của Trung Quốc, thì Trung Quốc cũng phải mất nhiều thập kỷ để đuổi kịp Mỹ và Châu Âu với điều kiện Bắc Kinh phải để cho người dân Trung Quốc một con đường tự do cho đổi mới và sáng tạo.

Thực tế, ông Tập đang đi trên con đường của cựu Chủ tịch Mao Trạch Đông, siết lại sự tự do của nền kinh tế tư nhân, mang các chi bộ đảng vào kiểm soát tư tưởng và “sự đúng đắn trong kinh doanh” của khu vực kinh tế này. Điều này đang đẩy lùi năng suất lao động và sáng tạo của những người dân Trung Quốc chăm chỉ và tràn đầy tiềm năng.

Mối đe dọa hiện hữu của Mỹ là chính nó

Mối đe dọa lớn nhất đối với vai trò của Mỹ trên thế giới nằm ở chính nước Mỹ chứ không phải Trung Quốc.

Ông Wolf cho rằng nếu “người dân Mỹ bầu ra những nhà lãnh đạo coi thường dân chủ, đa dạng sắc tộc, thích liên minh toàn cầu, khoa học và lý trí, thì Mỹ chắc chắn sẽ suy tàn. Tuy nhiên, đó sẽ là kết quả tự chuốc lấy thất bại [trong ngắn hạn để người Mỹ tỉnh ngộ], việc này sẽ tạo ra một tầm nhìn chung về một tương lai tốt đẹp hơn”.

Người lãnh đạo coi thường dân chủ thông qua kiểm soát truyền thông, ủng hộ kiểm duyệt thông tin của các các hãng công nghệ lớn (Facebook, Twitter, ... ), người ủng hộ nhập cư bất hợp pháp, người ủng hộ chủ nghĩa toàn cầu (vốn là một hình thái khác của chủ nghĩa xã hội), người ưa thích các liên minh toàn cầu….đó chẳng phải đính thị là vị tổng thống Joe Biden, người đang tại nhiệm tại Nhà trắng sao?

Giới tinh hoa Trung Quốc đã đúng khi nói rằng Mỹ đang trên con đường chịu sự huỷ diệt khi họ lựa chọn và cổ vũ nhưng lãnh đạo như bà Harris và ông Biden. Nhưng Bắc Kinh vẫn có thể sai khi cho rằng hướng đi của họ tốt hơn nước Mỹ hiện nay. Ông Wolf nhận định “đặt 1,4 tỷ người [Trung Quốc] thông minh dưới sự kiểm soát của một bên [ĐCSTQ], do một người kiểm soát [ông Tập Cận Bình], không thể là cách tốt nhất”.

Dù không nói thẳng, nhưng trưởng chuyên mục kinh tế của tạp chí Financial Times dường như muốn nhấn mạnh rằng sai lầm của người Mỹ trong cuộc bầu cử 2020 có vẻ như một tai nạn của số phận, nhưng nó không thể quyết định số phận của nước Mỹ. Nước Mỹ sẽ sớm nhận ra con đường mà nó cần phải gánh vác và người Mỹ sẽ sớm có một tầm nhìn chung, thống nhất hơn, về một tương lai tốt đẹp hơn.

Mỹ có thể khó tiếp tục là cường quốc thống trị thế giới, đơn giản vì dân số Trung Quốc đông hơn gấp 4 lần. Tuy nhiên, với điều kiện Hoa Kỳ vẫn dân chủ, tự do và cởi mở, nó có cơ hội tốt để duy trì vị trí quốc gia có ảnh hưởng nhất thế giới trong tương lai. Thay vào đó, nếu Mỹ quyết định trở thành những gì mà phái cực tả mong muốn, Mỹ sẽ thất bại. Nhưng đó sẽ là sự lựa chọn của Mỹ, không phải số phận của Mỹ.

Lê Minh - Thanh Đoàn



BÀI CHỌN LỌC

Cuộc chiến Mỹ - Trung: Lạc đà gầy còn hơn ngựa béo