Úc ‘kêu cứu’ khi Trung Quốc đã lợi dụng WTO suốt 2 thập kỷ

Giúp NTDVN sửa lỗi

Trong suốt 20 năm, Trung Quốc - nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới vẫn từ chối rũ bỏ cái mác “nước đang phát triển”. Trung Quốc đã lờ đi, và thực ra chưa từng có ý định thực hiện, các cam kết về thương mại công bằng (fair trade). Hành vi thương mại bất bình đẳng của Trung Quốc đã làm tổn hại tiến bộ công nghiệp của các nước phát triển, khiến nhiều doanh nghiệp Bắc Mỹ và châu Âu mất đi lợi thế cạnh tranh trong các ngành công nghiệp tiên tiến.

Ông Clyde Prestowitz, Chủ tịch và người sáng lập Viện Chiến lược Kinh tế, chia sẻ với The Epoch Times tiếng Trung rằng: “Trung Quốc chưa bao giờ thực sự tuân thủ các quy tắc của WTO. Họ chỉ lợi dụng WTO mà thôi”.

“Chỉ cần nhìn vào những gì Trung Quốc đang làm trong thương mại với Úc, bạn sẽ hiểu chuyện gì xảy ra. Trung Quốc đang cản trở việc nhập khẩu hàng hóa từ Úc. Tất nhiên, họ có những lý do để biện minh”.

Trong 18 tháng qua, Bắc Kinh đã hạn chế nhập cảng thịt bò, than, và nho của Úc, đồng thời áp thuế đối với rượu vang và lúa mạch Úc. Căng thẳng quan hệ ngoại giao cấp cao giữa Trung Quốc và Úc xảy ra ngay sau khi Canberra kêu gọi một cuộc điều tra quốc tế về nguồn gốc của đại dịch viêm phổi Vũ Hán.

Hôm 26/10, WTO đã đồng ý thành lập một hội đồng xem xét mức thuế khổng lồ mà Trung Quốc áp đặt đối với rượu vang Úc. Đây là lần thứ 3 trong chưa đầy một năm Úc tìm kiếm sự hỗ trợ từ WTO cho một sản phẩm nông nghiệp, theo thông tin từ Tập đoàn Phát thanh Truyền hình Úc.

Đại sứ Úc tại WTO George Mina cho biết, Úc không phải là quốc gia duy nhất ‘kêu cứu’. Rất nhiều thành viên khác của WTO cũng đang đối mặt với vấn đề tương tự. Trung Quốc “ngày càng thách thức các quy tắc và chuẩn mực thương mại toàn cầu”.

Ông Mina cũng lưu ý, các quy định của WTO không cho phép các quốc gia thành viên - bất kể họ lớn hay nhỏ - áp đặt các điều kiện như vậy lên các quốc gia khác.

NEWCASTLE, AUSTRALIA - APRIL 12: Large coal stocks await loading for export at Port Waratah Coal Services on April 12, 2007 in Newcastle, Australia. Over 150 ships are waiting off Australia's east coast to be loaded with coal. The Newcastle port alone has 72 ships waiting to dock. Australian Prime Minister John Howard blamed the bottleneck on strong exports. (Photo by Corey Davis/Getty Images)
Nhiều triệu tấn than nhiệt Úc đã bị kẹt tại các cảng ở Trung Quốc trong nhiều tháng bởi mối quan hệ đóng băng giữa Bắc Kinh và Canberra. (Ảnh minh họa: Corey Davis/Getty Images)

Theo tạp chí Politico, gần 50 phái đoàn đã phát biểu trong các cuộc họp kín, chủ yếu chỉ trích hoạt động của Trung Quốc trong 2 thập kỷ qua.

Đại biện lâm thời David Bisbee của Mỹ tại WTO nói rằng các chính sách công nghiệp của Trung Quốc đã “làm méo mó sân chơi”, gây khó khăn cho hàng hóa nhập khẩu và các dịch vụ liên quan. Trung Quốc cũng bị cáo buộc đối xử ưu đãi đối với doanh nghiệp nhà nước, hạn chế dữ liệu, thực thi không đầy đủ quyền sở hữu trí tuệ, trộm cắp tài nguyên mạng, và lao động cưỡng bức.

“Những thách thức đó đang hiện hữu trước mắt chúng ta”, ông David Bisbee khẳng định.

Một nghiên cứu từng chỉ ra rằng các hành vi thương mại bất công bằng của Trung Quốc kể từ khi gia nhập WTO vào năm 2001 đã làm tổn hại các tiến bộ công nghiệp ở các nước phát triển, khiến nhiều doanh nghiệp Bắc Mỹ và châu Âu mất lợi thế cạnh tranh trong các ngành công nghiệp tiên tiến.

Nhà phân tích kinh tế Trung Quốc, ông Antonio Graceffo, nói với The Epoch Times tiếng Trung: "Thuyết phục các chính phủ đưa ra chính sách khuyến khích các công ty của họ rời Trung Quốc... đồng thời cắt giảm nhập khẩu hàng hóa Trung Quốc sẽ là các biện pháp hữu hiệu để gửi một thông điệp cứng rắn đến Trung Quốc rằng: Nước này, hoặc phải thay đổi, hoặc phải đi một mình”.

Chủ nghĩa tư bản nhà nước

Nhiều báo cáo cho thấy các doanh nghiệp nước ngoài luôn không hề được chào đón ở Trung Quốc. Tuy nhiên, các công ty Trung Quốc lại có thể hoạt động với ít hạn chế hơn ở Mỹ và châu Âu.

Các phòng thương mại nước ngoài đặt tại Trung Quốc đã nhiều lần kêu gọi Bắc Kinh chấm dứt việc bảo hộ bất công và trợ cấp tài chính cho các doanh nghiệp nhà nước của họ. Đây cũng là vấn đề trọng tâm trong cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung.

Theo quan điểm của ông Graceffo, Trung Quốc không phải là một nền kinh tế thị trường đầy đủ. Chính quyền nước này áp đặt mức độ kiểm soát lớn lên nền kinh tế và các công ty.

Số liệu cho thấy, có đến 40% các doanh nghiệp nhà nước Trung Quốc tham gia vào nền kinh tế, chưa kể đến các doanh nghiệp do nhà nước kiểm soát.

393820 01: A Chinese worker cleans the sign in front of a McDonald''s restaurant in August 29, 2001 Beijing. China''s expected entry into the world trade organization next year will bring its local businesses stiff competition from foreign companies. (Photo by Kevin Lee/Getty Images)
Một lao công lau biển hiệu của một nhà hàng McDonald's ở Bắc Kinh, Trung Quốc, ngày 28/09/2001. (Ảnh: Kevin Lee / Getty Images)

Theo ông Graceffo, “các công ty thuộc sở hữu nhà nước, do nhà nước kiểm soát, hoặc được nhà nước ưu đãi thường dễ dàng tiếp cận nguồn tài nguyên. Họ có được nguyên liệu thô thông qua Sáng kiến ​​Vành đai và Con đường”. Các công ty này cũng đồng thời nhận được nhiều sự bảo vệ từ phía chính quyền trước các tranh chấp pháp lý. Họ cũng nhận được nhiều khoản vay ngân hàng, các khoản vay ưu đãi, và trợ cấp.

“Mỹ đã không thể làm gì để thay đổi sự bất công này. Nền kinh tế Trung Quốc là một ví dụ điển hình cho chủ nghĩa phát xít, hay chính là chủ nghĩa tư bản nhà nước”.

Tiêu chuẩn kép

Ông Graceffo cho hay, phương Tây đã ngầm công nhận tiêu chuẩn kép của Trung Quốc. "Hầu hết các nước phương Tây có 2 bộ quy tắc, một bộ dành cho các công ty nước ngoài nói chung, và một bộ cho Trung Quốc”.

“Các công ty Trung Quốc được phép đầu tư vào hầu hết lĩnh vực của nền kinh tế Hoa Kỳ, nhưng có một danh sách dài các lĩnh vực mà doanh nghiệp Hoa Kỳ không được đầu tư vào Trung Quốc”.

“Có một danh sách khác mà doanh nghiệp Hoa Kỳ có thể đầu tư, nhưng dưới dạng đối tác liên doanh sở hữu 51% cổ phần, và phải đồng ý với điều kiện chuyển giao công nghệ cho công ty Trung Quốc”.

Luật bảo mật dữ liệu mới có hiệu lực hôm 01/09 của Trung Quốc yêu cầu tất cả các công ty ở Trung Quốc phân loại dữ liệu thành các mục, và tường trình về cách dữ liệu được lưu trữ hay chuyển giao cho các bên khác. Động thái này của Bắc Kinh diễn ra khi mà chính họ mới là bên thường xuyên bị cáo buộc đánh cắp dữ liệu nhạy cảm của ngoại quốc thông qua các phương thức bất hợp pháp, bao gồm tấn công mạng và ăn trộm thông tin.

Trong khi đó, ông Graceffo cho hay, các công ty Trung Quốc niêm yết trên các sàn giao dịch của Mỹ tuyên bố rằng, theo luật Trung Quốc, họ không thể nhận kiểm toán bởi bên thứ ba. “Nếu một công ty Hoa Kỳ đưa ra tuyên bố như vậy ở Trung Quốc thì doanh nghiệp đó sẽ ngay lập tức bị đóng cửa và những người đứng đầu có thể bị bỏ tù”.

“Hãy nhìn vào từng chi tiết nhỏ mà chúng ta, bằng cách nào đó, đã coi đó là điều hiển nhiên”.

“Trung Quốc thiết lập các viện Khổng Tử trên khắp thế giới. Thế giới có được phép thành lập viện Abraham Lincoln hay trung tâm Socrates ở Trung Quốc không? Tất nhiên là không. Luật về quyền sở hữu của người nước ngoài đối với các cơ sở giáo dục ở Trung Quốc ngày càng được siết chặt hơn”.

Trong một chính sách được ban hành vào cuối tháng 7 sử dụng luận điệu ‘giảm áp lực học tập cho học sinh’, chính quyền Trung Quốc đã cấm các cơ sở dạy thêm tư nhân cung cấp dịch vụ giảng dạy từ nước ngoài, hoặc tuyển dụng gia sư người ngoại quốc.

In 2008, Yang Dezhi was designated a "Red Army primary school" -- funded by China's "red nobility" of revolution-era Communist commanders and their families one of many such institutions that have been established across the country. Such schools are an extreme example of the "patriotic education" which China's ruling Communist party promotes to boost its legitimacy -- but which critics condemn as little more than brainwashing. / AFP PHOTO / Fred DUFOUR (Photo credit should read FRED DUFOUR/AFP via Getty Images)
Học sinh đọc sách trong lớp học ở trường tiểu học Hồng quân Yang Dezhi, tỉnh Quý Châu, Trung Quốc hôm 07/11/2016. (Ảnh: Fred Dufour / AFP qua Getty Images)

Các cơ quan quản lý giáo dục ở Trung Quốc đã chấm dứt 286 quan hệ đối tác giữa các trường đại học Trung Quốc với các trường ngoại quốc, bao gồm Đại học New York, Viện Công nghệ Georgia, và Đại học Thành phố London.

Ông Prestowitz cho biết, “Trung Quốc không hề đối xử với các quốc gia khác và các công ty nước ngoài theo cách mà WTO yêu cầu”.

“Chúng ta không thể thay đổi [Trung Quốc]. Chúng ta chỉ có thể thay đổi chính mình”, ông Prestowitz nhấn mạnh.

Trung Quốc chưa bao giờ có ý định thay đổi

Tháng 12 năm nay đánh dấu 20 năm kể từ khi Trung Quốc gia nhập WTO, tuy nhiên, các nhà phân tích nhận thấy Trung Quốc chưa từng muốn thay đổi để phù hợp với các cam kết quốc tế.

Tại cuộc họp của WTO ở Geneva, Bộ trưởng Thương mại Trung Quốc Vương Văn Đào đã phủ nhận những hành vi sai trái của Trung Quốc, đồng thời yêu cầu WTO công nhận sự tham gia của Trung Quốc ở tổ chức này với tư cách là một nước đang phát triển. Quy chế này cho phép Trung Quốc hưởng lợi từ những ưu đãi thương mại đơn phương, không dựa trên cơ sở có đi có lại.

Kể từ khi Trung Quốc trở thành thành viên thứ 143 của WTO ngày 11/12/2001, nước này vẫn giữ nguyên trạng thái là một nước “đang phát triển”.

WTO không chia các quốc gia thành “đã phát triển” hay “đang phát triển”, mà để các nước thành viên tự quyết định. Điều này cho phép quốc gia tự chỉ định mình là “đang phát triển” có quyền thực hiện ít nghĩa vụ hơn, bằng cách hưởng miễn trừ nhiều điều khoản. WTO cũng phê duyệt khung thời gian dài hơn để các quốc gia thay đổi để tuân thủ các quy tắc toàn cầu về thương mại điện tử, trợ cấp, v.v.

Hơn 3/4 thành viên WTO hiện coi mình là các nước đang phát triển và đang trong quá trình chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường - bao gồm cả Trung Quốc.

Ông Graceffo cho hay, “với suy nghĩ rằng nếu ngay từ đầu, Trung Quốc phải tuân thủ tất cả quy tắc thì họ sẽ không thể kiếm tiền hoặc phát triển, Hoa Kỳ và cộng đồng thế giới đã cho Trung Quốc một thời hạn rất dài để đạt được sự tuân thủ 100%”.

Tuy nhiên, Trung Quốc, nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới, sau 20 năm vẫn từ chối rũ bỏ cái mác “đang phát triển”.

Vào năm 2019, Hàn Quốc - nền kinh tế lớn thứ 4 và Đài Loan - nền kinh tế lớn thứ 7 châu Á, đã quyết định từ bỏ sự đối xử đặc biệt bởi vị thế kinh tế toàn cầu của 2 quốc gia này đã được nâng cao.

Nhà kinh tế Milton Ezrati nói với The Epoch Times tiếng Trung rằng, “ngay từ khi gia nhập WTO, Trung Quốc đã không có ý định tuân theo các quy định của WTO”.

Theo ông Graceffo, “điều này không phải là một phép màu do Trung Quốc tạo ra”, chính các chính trị gia Hoa Kỳ lúc bấy giờ đã giúp Trung Quốc giao thương với thế giới. Ông tin rằng Mỹ nên thúc đẩy giai đoạn 2 của các cuộc đàm phán thương mại với Trung Quốc, qua đó yêu cầu Trung Quốc thay đổi cách thức giao dịch và hoạt động.

Công nhân làm việc tại cảng Thanh Đảo, tỉnh Sơn Đông, phía đông Trung Quốc, hôm 14/01/2019. (Ảnh: STR / AFP / Getty Images)

“Đây là những vấn đề cơ bản và mang tính hệ thống trong hệ thống kinh tế - chính trị của Trung Quốc. Bắc Kinh coi bất kỳ nỗ lực nào nhằm thay đổi các chính sách thương mại hiện có đều là sự xâm phạm chủ quyền [của họ]. Và Trung Quốc sẽ không bao giờ sẵn sàng thay đổi”.

Theo ông Ezrati, Hoa Kỳ cần áp đặt các mức thuế trừng phạt đối với hàng hóa xuất khẩu của Trung Quốc, "và cần nói rõ rằng chúng sẽ được giữ nguyên cho đến khi Bắc Kinh thay đổi hành vi của mình”.

“[Tuy nhiên] tôi hoài nghi về việc ông Biden có thể đoàn kết các đồng minh trong hoặc ngoài WTO hay không”, ông Ezrati lưu ý thêm. “Phía châu Âu dường như quyết tâm hợp tác với cả Mỹ và Trung Quốc. Mặt khác, WTO cho đến nay đã cho thấy họ không hề có khả năng thi hành kỷ luật đối với các hành vi vi phạm quy tắc của Trung Quốc”.

Lê Minh

Theo The Epoch Times



BÀI CHỌN LỌC

Úc ‘kêu cứu’ khi Trung Quốc đã lợi dụng WTO suốt 2 thập kỷ