Nguyên nhân giá cà phê tăng giảm trên thị trường thế giới và Việt Nam?

Giúp NTDVN sửa lỗi

Diễn biến tình hình thị trường cà phê thế giới và Việt Nam có nhiều biến động trong hôm nay. Vậy vì sao giá cà phê tăng/giảm trong hôm nay?

Giá cà phê hôm nay trên thị trường thế giới tiếp tục chịu tác động từ nhiều yếu tố khác nhau.

Giá cà phê có thể biến động do nhiều yếu tố

  1. Điều kiện tự nhiên: Cà phê thường chỉ được thu hoạch mỗi năm 1 lần, nên giá cả có ảnh hưởng rất lớn trong chuỗi cung ứng. Hạn hán, băng giá cũng có thể ảnh hưởng đến sản lượng cà phê.
  2. Yếu tố thị trường và tài chính: Giá của thị trường cà phê trên thế giới cũng biến động theo từng ngày, thậm chí là từng giờ. Nếu tìm hiểu và theo dõi về giá của cà phê trong nhiều năm trở lại đây, bạn có thể dễ dàng nhận thấy được giá của loại thương phẩm này rất dễ thay đổi.
  3. Các chính sách của nhà nước.
  4. Ảnh hưởng kinh tế – chính trị.
  5. Lạm phát: Khiến chi phí sản xuất tăng cao.
  6. Nguồn cung cà phê toàn thế giới gặp nhiều vấn đề: Cụ thể, nông dân Brazil tỏ ra không còn mặn mà bán cà phê ra thị trường do chênh lệch tỷ giá giữa đồng real Brazil và USD quá lớn.
  7. Sản lượng của các quốc gia: Brazil được xem là nước có sản lượng cà phê lớn nhất thế giới hiện nay. Do đó, thường khi quốc gia này được mùa, thì giá của cà phê sẽ giảm do bị các thương buôn ép giá.

Tuy nhiên, thông tin này có thể thay đổi nhanh chóng do biến động của thị trường, vì vậy bạn nên theo dõi các nguồn tin cậy để cập nhật thông tin mới nhất.

Nguyên nhân giá cà phê tăng/giảm hôm nay

  • Hiện nay, sự chênh lệch giá giữa cà phê Arabica và Robusta trong bối cảnh trong bối cảnh lo ngại suy thoái kinh tế, khiến người dân có xu hướng chuyển từ tiêu dùng Arabica sang Robusta để giảm thiểu chi phí.
  • Điều này đồng nghĩa với việc nhu cầu có thể sẽ suy yếu nhưng không tập trung vào Robusta. Theo dự báo của Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam (MXV), Việt Nam sẽ tiếp tục là quốc gia sản xuất và xuất khẩu cà phê lớn nhất thế giới trong giai đoạn 2023-2033.
  • Bên cạnh đó, nguồn cung từ các quốc gia xuất khẩu lớn khác như Brazil và Indonesia đang có dấu hiệu thu hẹp lại, giúp Việt Nam có cơ hội mở rộng thị phần xuất khẩu.
  • Theo Viện Địa lý và Thống kê Brazil, sản lượng cà phê Robusta của nước này trong năm 2023 có thể sẽ sụt giảm gần 9% so với năm ngoái và Indonesia được Volcafe dự đoán sản lượng sẽ giảm về mức thấp nhất trong gần 1 thập kỷ.
  • Tuy vậy, xuất khẩu cà phê của Việt Nam vẫn còn rất nhiều thách thức lớn cần phải đối mặt để có thể duy trì đà tăng trước đó, nhưng cũng đã có những tín hiệu tích cực hơn cả từ các yếu tố vĩ mô đến nguồn lực trong nước.
  • Do đó, khối lượng và kim ngạch xuất khẩu có thể suy yếu so với năm kỷ lục vừa qua nhưng vẫn sẽ cao hơn 2 năm 2020 và 2021 và nhiều khả năng sẽ nằm trên mức kim ngạch trung bình 3 tỷ USD.
  • Volcafe dự báo rằng thị trường cà phê Robusta toàn cầu niên vụ 2023-24 sẽ thâm hụt kỷ lục 5,6 triệu bao, vì Indonesia, nhà sản xuất cà phê Robusta lớn thứ ba thế giới dự kiến chỉ đạt sản lượng niên vụ 2023-24 giảm xuống 9,1 triệu bao, thấp nhất trong 10 năm do mưa quá nhiều trên các vùng trồng.

Vì sao Trung Quốc giảm nhập khẩu cà phê từ Việt Nam?

  • Thị phần cà phê của Việt Nam trong tổng kim ngạch nhập khẩu của Trung Quốc giảm mạnh, từ 10,61% trong năm 2021 xuống 6,91% thị phần trong năm 2022.
  • Năm 2022, Trung Quốc nhập khẩu cà phê từ trên 80 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới. Trong đó, các nguồn cung cà phê chính cho Trung Quốc gồm: Ethiopia, Colombia, Brazil, Malaysia, Italy, Việt Nam…
  • Trong năm 2022, Trung Quốc tăng nhập khẩu cà phê từ hầu hết các nguồn cung lớn, ngoại trừ Việt Nam và Guatemala.
  • Thị hiếu tiêu dùng của người dân Trung Quốc ngày càng ưa chuộng cà phê chế biến, cà phê pha chế sẵn chất lượng cao từ châu Âu, Hoa Kỳ. Trong khi đó, ngành cà phê Việt Nam chủ yếu xuất khẩu cà phê Robusta dưới dạng thô.
  • Dù được đánh giá là thị trường tiềm năng cho Việt Nam xuất khẩu cà phê nhưng thị trường Trung Quốc có tính cạnh tranh cao. Trong khi tỷ trọng đầu tư cho chế biến sâu vẫn chưa cao, các doanh nghiệp Việt nên chú trọng đến chất lượng cà phê xuất khẩu, ngay cả đó là cà phê thô.

Giá cà phê phụ thuộc vào yếu tố nào?

Khuynh hướng biến động giá trên thị trường cà phê thế giới bị ảnh hưởng các yếu tố như sau:

Yếu tố thời tiết và cán cân cung cầu

Brazil là nước có sản lượng cà phê lớn nhất thế giới nhưng vùng trồng cà phê tập trung vào hướng Đông nên thường chịu ảnh hưởng thời tiết chủ yếu là sương giá và sương muối làm ảnh hưởng trực tiếp đến sản lượng.

Khi hiện tượng này diễn ra trong thời kỳ cà phê ra hoa thì ngay lập tức các nhà đầu cơ gom hàng vì biết rằng sản lương sẽ thiếu, cán cân cung cầu sẽ lệch và khi đó giá sẽ tăng.

Vào năm 1995 giá cà phê thế giới đột biến tăng lên 2.400$/tấn, giá cà phê Việt Nam lúc này tăng cực điểm là 42.000 đ/kg. Nguyên nhân vì những năm trước đó chính phủ Brazil chủ trương chuyển đổi giống và di chuyển diện tích trồng cà phê vào hướng Tây nhằm giảm ảnh hưởng về thời tiết nên sản lượng thiếu tạm thời trong những năm trồng lại.

Yếu tố tài chính và thị trường toàn cầu

Thị trường cà phê thế giới chịu ảnh hưởng trực tiếp bởi giới tài chính. Giới này cung ứng vốn cho những nhà đầu cơ. Một khi thị trường thế giới biến động (chủ yếu là biến động về giá vàng-giá dầu thô-tỷ giá đồng USD so với đồng Euro, đồng Bảng Anh, đồng Yên…) ngay lập tức họ điều chỉnh suất đầu tư vào lĩnh vực có lợi nhất. Khi đó thường các nhà đầu cơ nhanh chóng bán ra thu tiền làm giá cà phê rớt nhanh,

Chính trị, chiến tranh và những sự kiện lớn trên thế giới

Đó là những ảnh hưởng mà các nhà kinh doanh cà phê luôn theo dõi, nhưng những ảnh hưởng này ngày nay hầu như không phải là yếu tố quyết định thị trường mà yếu tố cơ bản là “Lợi nhuận của các nhà đầu cơ”.

Xem thêm:



BÀI CHỌN LỌC

Nguyên nhân giá cà phê tăng giảm trên thị trường thế giới và Việt Nam?