Việt Nam cần ‘vượt khó’ bao lâu để vươn tới công nghệ cao?

Giúp NTDVN sửa lỗi

Năm 2021, số lượng nhân lực ngành công nghệ thông tin cần là 500.000 người, nhưng nước ta thiếu hụt khoảng 190.000 người. Công việc chuyên môn cao với lương tháng 100 triệu trở lên bị lọt vào tay người ngoài.

Việt Nam sẽ phóng chùm vệ tinh như Starlink của Elon Musk?

Đây là đề xuất mới được đưa ra bởi một nhà mạng nhằm đánh giá hiệu quả mô hình kinh doanh Internet vệ tinh. Nếu hiện thực hóa đề xuất này, Việt Nam sẽ đi theo xu hướng công nghệ chùm vệ tinh của thế giới.

Ở thời điểm hiện tại, khoảng 77% khu vực nông thôn ở Việt Nam hiện đã có thể truy cập Internet. Điều này cũng có nghĩa là khoảng 23% khu vực nông thôn ở Việt Nam vẫn chưa thể tiếp cận với dịch vụ này.

Theo ông Lê Bá Tân - Phó Tổng giám đốc Tổng công ty mạng lưới Viettel, để giải quyết được vấn đề trên, Việt Nam nên nghiên cứu và thử nghiệm dịch vụ Internet vệ tinh. Đây cũng là cách mà nhiều quốc gia trên thế giới đã làm để tăng độ phủ của Internet tới những khu vực xa xôi như miền núi, hải đảo.

Thách thức khi phát triển công nghệ chùm vệ tinh quỹ đạo thấp là giá thành dịch vụ còn cao (gấp 7 hoặc 8 lần dịch vụ Internet thông thường). Bên cạnh đó, Việt Nam chưa có quy định về các yêu cầu triển khai hạ tầng. Nhiều doanh nghiệp trong nước chưa đủ tiềm lực để tự nghiên cứu và phát triển dịch vụ.

Việt Nam cần ‘vượt khó’ bao lâu để vướn tới công nghệ cao?

Ngân Hàng Thế Giới (WB) vừa công bố 3 khó khăn, thách thức lớn nhất của Việt Nam trong công cuộc đổi mới sáng tạo:

(i) Nguồn lao động tuy đông đảo, nhưng lại kém chuyên môn;

(ii) 97% doanh nghiệp vừa và nhỏ chưa sẵn lòng đổi mới tư duy để bắt kịp trào lưu công nghệ mới;

(iii) Những bất cập trong việc triển khai các hiệp định thương mại để doanh nghiệp nhận thức được và tham gia vào sinh hoạt thương mại toàn cầu.

Tham gia trực tuyến buổi công bố báo cáo này của WB, Tiến sĩ Nguyễn Đức Kiên, Trưởng Nhóm tư vấn kinh tế cho Thủ tướng Chính phủ cho biết, nguồn lao động đông đảo, dồi dào, vừa là một lợi thế nhưng cũng là hạn chế - khi nguồn lao động này thiếu chuyên môn sâu và trình độ công nghệ cao để có thể chủ động áp dụng được đổi mới sáng tạo cho doanh nghiệp.

Vì vậy, nếu muốn đổi mới sáng tạo ở Việt Nam, thì phải dịch chuyển cơ cấu kinh tế vĩ mô và cơ cấu kinh tế nội ngành toàn diện gắn với giáo dục.

Navigos Group, công ty sở hữu trang web việc làm lớn nhất Việt Nam, cho biết 71% công ty công nghệ cho biết khan hiếm nhân tài trong ngành CNTT là thách thức lớn nhất của họ. (Getty Images)

Việt Nam phải cải cách mạnh mẽ hệ thống giáo dục và đào tạo, đặc biệt là đào tạo nghề, tập trung vào đào tạo công nhân có tay nghề đáp ứng được với công nghệ mới và gắn việc đào tạo công nhân có tay nghề với các nhu cầu đổi mới công nghệ, thiết bị của doanh nghiệp. Những chính sách này đòi hỏi Việt Nam phải có một quãng thời gian khoảng 10-15 năm.

Quỹ Di sản (Heritage Foundation) vừa công bố Chỉ số tự do kinh tế năm 2021 cho thấy, điểm số tự do kinh tế của Việt Nam là 61,7 - giúp Việt Nam trở thành nền kinh tế tự do đứng thứ 90 trong bảng xếp hạng năm nay; và là nước đứng thứ 17 trong số 40 quốc gia ở khu vực Châu Á-Thái Bình Dương; có điểm tổng thể cao hơn mức trung bình của khu vực và thế giới.

WB cho rằng so với các nền kinh tế tiên tiến về độ phủ và cường độ sử dụng công nghệ mới, thì Việt nam nằm trong số các nước Đông Nam Á chưa đạt tới ranh giới công nghệ cao.

Ngân hàng Phát Triển Á Châu (ADB) nhận định, Việt Nam cần tăng cường phát triển kỹ năng nhằm phục vụ chuyển đổi sang cách mạng công nghệ 4.0. Mặc dù 68% số cơ sở đào tạo ở Việt Nam báo cáo rằng họ đã được trang bị tốt cho cách mạng công nghệ 4.0, số liệu này vẫn thấp hơn so với Campuchia (73%), Philippines (81%) và Indonesia (95%).

Thống kê từ TopDev, trang tuyển dụng về công nghệ phần mềm, cho thấy nhu cầu nhân lực Công Nghệ Thông Tin (CNTT) tăng nhưng thị trường lao động lĩnh vực này tại Việt Nam luôn trong tình trạng thiếu hụt về cả số lượng và chất lượng.

Năm 2021, số lượng nhân lực ngành CNTT cần là 500.000 người, nhưng nước ta thiếu hụt 190.000 người. Công việc chuyên môn cao với lương tháng 100 triệu trở lên bị lọt vào tay người ngoài.

Các doanh nghiệp lớn lại phụ thuộc quá mức vào vốn đầu tư nước ngoài (70% vốn FDI) - làm cho xuất khẩu cũng lệ thuộc và gây cản trở cho sự phát triển của ngành công nghiệp nội địa, khiến ngày càng nhiều cử nhân phải làm việc tại những nhà máy cho người ngoài.

Trước mắt, lãi suất huy động từ các ngân hàng trong nước đã tăng, cơn bão lạm phát đang đến gần, thị trường chứng khoán mới nổi như Việt nam sẽ đối mặt với nguồn vốn thuộc khối ngoại lần lượt ra đi. Dragon Capital với 25 năm kinh nghiệm tham gia thị trường Việt Nam đã quyết định thoái vốn, bán 100 triệu cổ phiếu, thu vốn 3.000 tỷ đồng.

Việt nam có thể chịu lệnh trừng phạt “thao túng tiền tệ” của Mỹ trong tương lai không xa. Lạm phát có dấu hiệu tăng cao đáng kể, ngày 14/03 giá vàng trong nước cao hơn giá vàng thế giới gần 9 triệu đồng 1 lượng (trên 16%).

Từ tháng 11/2020 đến nay, xăng đã tăng giá 7 lần. Tính chung 7 lần tăng giá xăng thì mỗi lít xăng đã tăng 3.800 đồng, khoảng 21%.

Thanh Vân

Kinh tế Tin kinh tế


BÀI CHỌN LỌC

Việt Nam cần ‘vượt khó’ bao lâu để vươn tới công nghệ cao?