Vốn ngoại tháo chạy, Trung Quốc đối mặt với khủng hoảng tài chính

Giúp NTDVN sửa lỗi

Bao giờ cũng vậy, sau các vụ đổ vỡ bong bóng nhà đất, vỡ nợ, luôn là các cuộc khủng hoảng tài chính. Dòng vốn ngoại đảo chiều chạy khỏi Trung Quốc. Đã xuất hiện các Quỹ đầu cơ, Chuyên gia tài chính kêu gọi nhà đầu tư nhanh chóng tháo chạy khỏi Bắc Kinh. Các số liệu tài chính, tiền tệ đang chỉ dấu tới một khủng hoảng tài chính ở Trung Quốc ngay trước thềm Đại hội Đảng lần thứ 20...

Theo Vision Times, tỷ giá nhân dân tệ (CNY) so với đô-la Mỹ (USD) đã giảm mạnh trong thời gian gần đây. Việc CNY mất giá nhanh chóng càng đẩy mạnh dòng vốn tiếp tục tháo chạy. Phân tích chỉ ra rằng, đã xuất hiện một vấn đề lớn hơn đối với dự trữ ngoại hối, cũng có những dấu hiệu rõ ràng về khả năng bùng nổ khủng hoảng tài chính Trung Quốc.

Vốn tháo chạy khỏi Trung Quốc ở mức kỷ lục: cả hợp pháp và phi pháp

Vào ngày 6/9, hãng truyền thông Nhật Bản Japan Forward đăng một bài báo phân tích, chỉ ra nguyên nhân trực tiếp khiến CNY tiếp tục suy yếu so với USD là do các nhà đầu tư nước ngoài bán trái phiếu Trung Quốc và dòng vốn tháo chạy, điều này có thể dẫn đến khủng hoảng tài chính tồi tệ như của Thái Lan hồi năm 1997.

Kể từ tháng 2/2022 tới nay, giá trái phiếu của Trung Quốc và giá trị của đồng CNY đã giảm song song. Trong tháng 6/2022, mức nắm giữ trái phiếu Trung Quốc của nước ngoài đã giảm khoảng 120 tỷ USD so với tháng 1/2022.

Trong hàng thập kỷ, Trung Quốc đã duy trì mức chênh lệch lợi suất trái phiếu chính phủ ở mức cao hơn nhiều so với lợi suất trái phiếu chính phủ Mỹ. Điều này đã giúp Trung Quốc hút một lượng lớn vốn ngoại vào thị trường vốn dài hạn của quốc gia. Tuy nhiên, Fed đảo chiều chính sách tiền tệ quá mạnh tay khiến xu hướng này đảo chiều. Một hiện tượng chưa từng có đã xảy ra, lợi suất trái phiếu chính phủ Trung Quốc kỳ hạn 10 năm thấp hơn lợi suất trái phiếu chính phủ Mỹ, khoảng cách ngày một nới rộng, trong nhiều tháng gần đây.

Chênh lệch lãi suất ngày càng gia tăng giữa Trung - Mỹ đã làm tăng rủi ro đầu tư chứng khoán vào Trung Quốc, bao gồm cả trái phiếu và cổ phiếu, khiến dòng vốn ngoại thụt giảm. Chỉ riêng sự chênh lệch này đã có thể khiến đồng CNY yếu thêm. Vì đối với các chứng khoán được tính bằng đồng CNY, giá trị USD của nó sẽ giảm khi đồng CNY mất giá, các nhà đầu tư nước ngoài sẽ mất lợi ích.

Chênh lệch lợi suất trái phiếu chính phủ Trung Quốc và Mỹ kỳ hạn 10 năm đã đảo chiều từ dương thành âm trong nhiều tháng qua, thúc đẩy dòng vốn ngoại tháo chạy khỏi Bắc Kinh tìm tới USD vốn an toàn hơn với lợi suất cao hơnChênh lệch lợi suất trái phiếu chính phủ Trung Quốc và Mỹ kỳ hạn 10 năm đã đảo chiều từ dương thành âm trong nhiều tháng qua, thúc đẩy dòng vốn ngoại tháo chạy khỏi Bắc Kinh và tìm tới USD - vốn an toàn hơn với lợi suất cao hơn. (Nguồn: Macro Micro)

Theo dữ liệu của Viện Tài chính Quốc tế (IIF) có trụ sở ở Washington, vốn ngoại đã tiếp tục rút khỏi Trung Quốc kể từ khi các nhà đầu tư nước ngoài bán tháo 30,7 tỷ USD trái phiếu Trung Quốc vào tháng 3. Tính đến tháng 7, tổng số vốn tháo chạy là 83,6 tỷ USD. IIF từng bình luận rằng dòng vốn tháo chạy khỏi Trung Quốc (không chỉ từ việc bán tháo TPCP) đã ở mức kỷ lục, chưa từng thấy, dù cơ quan này không cho biết các con số chi tiết hơn để chứng minh cho nhận định này.

Bài báo phân tích rằng, hành vi của các nhà đầu tư nước ngoài là những phán đoán lý tính dựa trên lợi nhuận đầu tư của họ. Có thể khẳng định rằng, hầu hết các nhà đầu tư lớn được hưởng các quyền lợi bảo đảm ở Trung Quốc sẽ đồng ý với quan điểm này. Cho dù họ có phải là người nhà của các quan chức Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) hay không, họ đều muốn có được lợi ích. Nếu họ thấy bất lợi khi đầu tư tài sản vào thị trường Trung Quốc, họ sẽ phát hiện ra kẽ hở trong việc kiểm soát vốn của chính phủ và sẽ chuyển tài sản ra nước ngoài. Đó sẽ là dòng vốn tháo chạy phi pháp mà chỉ riêng thể chế ĐCSTQ mới có. Nhưng quy mô của dòng chảy này như thế nào?

Bài báo chỉ ra rằng, theo thống kê chính thức của Trung Quốc, thặng dư tài khoản vãng lai trong nửa đầu năm nay của nước này, bao gồm cả thương mại, là 169 tỷ USD. Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc (PBOC) lẽ ra phải lấy thặng dư này và bổ sung vào dự trữ ngoại hối của mình. Tuy nhiên, dự trữ ngoại hối của nước này đã giảm 179 tỷ USD so với cùng kỳ. Điều đó có nghĩa là tổng cộng 348 tỷ USD đã thành công tháo chạy khỏi Bắc Kinh. Nó cũng bao gồm các khoản đầu tư hợp pháp ra nước ngoài và được các cơ quan có thẩm quyền cho phép. Mặc dù vậy, theo suy đoán từ mức độ lưu động vốn của các nhà đầu tư nước ngoài, dòng vốn tháo chạy của họ phải chiếm một phần đáng kể.

Xem thêm: Trung Quốc đang cạn tiền - Lửa đã sém tới lông mày

Tờ Lianhe Zaobao của Singapore đưa tin, Henley & Partners, một công ty tư vấn đầu tư và di dân ở London, chỉ ra rằng trong năm nay, ước tính có khoảng 10.000 người giàu ở Trung Quốc đang tìm kiếm cơ hội di cư sang các nước khác. Trung bình, mỗi người sẽ mang theo khoảng 4,8 triệu USD (hơn 112 tỷ VNĐ). Do đó, ước tính có tới 48 tỷ USD (hơn 1,12 triệu tỷ VNĐ) tài sản chảy ra khỏi Trung Quốc.

Trong số 10.000 cá nhân này, có khoảng 4.200 người đã di cư ra nước ngoài từ tháng 1 đến tháng 6 năm nay. Theo lựa chọn của những trường hợp đã di cư trước đó, quốc gia ưa thích của họ là Hoa Kỳ, tiếp theo là Canada, Úc, Vương quốc Anh và Singapore.

Buộc phải tiếp tục phá giá CNY: Thúc đẩy vốn tháo chạy nhanh hơn

Ngân hàng Trung ương Trung Quốc (PBOC) sẽ phát hành thêm đồng CNY căn cứ theo quy mô tăng dự trữ ngoại hối, nhưng dự trữ ngoại hối lại tiếp tục giảm mạnh.

Tương tự như vậy, việc nước ngoài gia tăng đầu tư vào chứng khoán Trung Quốc và thặng dư thương mại nước ngoài lớn hơn là những điều kiện cần thiết để tăng dự trữ ngoại hối. Thế nhưng, đầu tư nước ngoài vào Trung Quốc lại tiếp tục giảm. Xuất khẩu của Trung Quốc cũng khó có thể tăng trưởng do kinh tế Mỹ và các thị trường khác suy thoái. Lựa chọn duy nhất còn lại là phá giá đồng CNY để thúc đẩy lợi thế sản xuất và xuất khẩu của Trung Quốc. Tuy nhiên, điều này sẽ đẩy dòng vốn tháo chạy nhanh hơn.

Trung Quốc thắt chặt hoạt động di cư đầu tư nhằm ngăn chặn thất thoát vốn
Kể từ khi ĐCSTQ đàn áp các doanh nghiệp Trung Quốc, dòng vốn tháo chạy khỏi Trung Quốc ngày một nhiều. Bức ảnh này cho thấy một nhân viên giao dịch ngân hàng đang đếm những xấp USD và tờ 100 nhân dân tệ của Trung Quốc tại một ngân hàng ở Hợp Phì, tỉnh An Huy, Trung Quốc. (Ảnh: STR / AFP / Getty Images)

Bài báo trên kênh truyền thông Nhật Bản chỉ ra rằng, việc phá giá đồng CNY vào mùa hè năm 2015 đã dẫn đến tình trạng tháo chạy vốn. Lần này, Trung Quốc có thể rơi vào thảm họa kép là khủng hoảng tài chính và kinh tế rối ren.

Hôm nay (8/9), Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang (Fed) Jerome Powell đã đưa ra một thông điệp diều hâu rằng sẽ sử dụng tất cả các công cụ chính sách tiền tệ để kiềm chế lạm phát ở Mỹ, và mức lãi suất tăng trong kỳ tới nên là 0,75%; mức tăng tương đương hồi tháng 7.

Bà Alicia Garcia-Herrero, nhà kinh tế trưởng phụ trách khu vực Châu Á - Thái Bình Dương tại Natixis, cho biết: "Đây là một tin xấu đối với Trung Quốc, vì nó thu hẹp không gian cắt giảm lãi suất của PBOC, đặc biệt là vào thời điểm Trung Quốc cần cắt giảm lãi suất nhất. Thay vào đó, ngân hàng trung ương Trung Quốc cần phải thắt chặt kiểm soát vốn để ngăn chặn dòng vốn tiếp tục tháo chạy”.

Hôm 5/9, PBOC đã quyết định hạ tỷ lệ dự trữ tiền gửi ngoại hối của các tổ chức tài chính từ 8% xuống 6% kể từ ngày 15/9. Thị trường nhìn chung cho rằng, khi tỷ giá CNY/USD đạt đến mốc quan trọng – mức 7, chính phủ sẽ cần phải can thiệp vào tỷ giá hối đoái.

Thị trường nhìn chung cho rằng, động thái trên của PBOC là đang phát đi một tín hiệu để hạn chế sự mất giá quá nhanh của đồng CNY. Hạ thấp tỷ lệ dự trữ ngoại hối có nghĩa là tiền gửi ngoại hối mà các ngân hàng cơ sở chuyển giao cho ngân hàng trung ương sẽ giảm xuống; ngoại hối mà các ngân hàng cơ sở có thể sử dụng sẽ tăng lên, hạn ngạch ngoại hối có thể sử dụng để cho vay sẽ được mở rộng. Cung ngoại tệ trên thị trường sẽ tăng lên, như vậy sẽ thúc đẩy tỷ giá ngoại tệ giảm, tỷ giá CNY tương ứng sẽ tăng, do đó, giảm dự trữ tiền gửi ngoại hối là biện pháp để kìm hãm sự mất giá của đồng CNY.

Chuyên gia: Hãy lập tức rút tiền của quý vị ra khỏi Trung Quốc

Và rất nhiều chuyên gia tài chính có cùng góc nhìn với các nhà phân tích tài chính vĩ mô. Trong mắt họ, Trung Quốc đang đứng trên bờ vực không thể cứu vãn; Trung Quốc đang sụp đổ. Bởi vì, vấn đề của Trung Quốc không chỉ là chênh lệch lợi suất TPCP Mỹ hiện đang âm, xuất khẩu đang giảm, dự trữ ngoại hối đang yếu dần. Vấn đề của Trung Quốc là cấu trúc kinh tế, dân số và sự đổ vỡ BĐS là không thể cứu vãn.

Gần đây nhất, như NTDVN đã đưa, nhà đầu tư quỹ phòng hộ Kyle Bass cảnh báo, bất kỳ ai nắm giữ bất kỳ khoản đầu tư nào ở Trung Quốc nên rút ra ngay lập tức, nếu không họ sẽ phải đối mặt với nguy cơ mất trắng.

Người gửi tiền Trung Quốc biểu tình đòi NHTM nông thôn tỉnh Hà Nam phải trả lại tiền gửi cho họ, yêu cầu giải thích và đối thoại. Trong ảnh người biểu tình giăng biểu ngữ trước Cục Quản lý Ngân hàng và Bảo hiểm tỉnh Hà Nam ngày 27/6/2022. (Ảnh chụp từ video)

Ông Kyle Bass, người sáng lập và Giám đốc Đầu tư của công ty Hayman Capital Management, cho biết: Không chỉ nền kinh tế Trung Quốc đang ở trong tình trạng bấp bênh, mà nếu lập trường ngày càng hung hăng của họ đối với Đài Loan dẫn đến xung đột quân sự, đất nước tỷ dân có thể nhanh chóng bị lệch hướng khỏi các thị trường tài chính giao dịch bằng đồng USD và tất cả các khoản đầu tư nước ngoài có thể bị mất trắng.

Trong một cuộc phỏng vấn gần đây với Wealthion, ông Bass nói rằng vấn đề trước mắt nhất là sự sụp đổ rất nhanh sẽ xảy đến của thị trường bất động sản Trung Quốc.

Xem thêm:

BĐS Trung Quốc: Vỡ nợ 1.000 tỷ USD, hàng chục tỷ USD nợ sắp đến hạn mà không thể trả

Những tòa nhà dở dang ở Trung Quốc đẩy hàng nghìn tỷ CNY của các ngân hàng nước này vào rủi ro

ĐCSTQ trong nhiều thập kỷ đã sử dụng việc xây dựng bất động sản để đẩy cao số liệu về GDP, khuyến khích người dân bỏ tiền tiết kiệm vào nhà đất. Thị trường nhanh chóng tràn ngập đầu cơ, khiến giá bất động sản tăng vọt.

Năm ngoái, thị trường dường như đã đạt đến đỉnh điểm với giá nhà trung vị tại các thành phố hạng nhất cao gấp 36 lần mức thu nhập trung vị của cả nước. Chuyên gia cũng lưu ý rằng trước khi xảy ra vụ sụp đổ thị trường nhà ở năm 2007 tại Mỹ, giá nhà của Hoa Kỳ chỉ gấp 6 lần so với mức thu nhập trung vị.

Sau khi "chính sách một con" tàn bạo của ĐCSTQ khiến hàng triệu phụ nữ buộc phải phá thai và triệt sản, dân số trong độ tuổi lao động tại Trung Quốc đã sụt giảm. Điều này buộc Bắc Kinh phải rút lại chính sách một con để tránh thảm họa kinh tế. Bởi thế, cuộc khủng hoảng nhà ở giá rẻ đã nổ ra.

Ông Bass cho biết, đàn ông Trung Quốc sau khi tốt nghiệp đại học, họ trở về sống cùng cha mẹ trong thời gian dài. Họ không hẹn hò, không kết hôn và không sinh con.

Giải pháp mà nhà lãnh đạo ĐCSTQ Tập Cận Bình đưa ra là chính quyền phải hạ giá nhà ở bằng cách hạn chế đầu cơ bất động sản. Nhưng nhiều ngôi nhà có giá cả phải chăng hơn đồng nghĩa với việc các nhà phát triển bất động sản đang nợ nần chồng chất sẽ thu về ít tiền hơn. Ông Bass cảnh báo khi tình trạng nợ nần trở nên xấu hơn, những người mua nhà trả trước và các nhà đầu tư sẽ mất tiền.

Ông tiết lộ rằng một tỷ lệ rất lớn các nhà phát triển Trung Quốc hiện trong giai đoạn vỡ nợ, họ sẽ duy trì tình trạng vỡ nợ. Ông cảnh báo: Nếu quý vị là trái chủ phương Tây, những gì quý vị nhận về sẽ là con số 0. Quý vị sẽ không được trả bất cứ thứ gì và đó là những gì quý vị xứng đáng nhận được khi đầu tư vào một chính quyền như vậy với tư cách là người phương Tây.

Bắc Kinh đang cố gắng kích cầu bằng cách cắt giảm lãi suất, nhưng kết quả chưa có gì khả quan.

Ông Bass nói: “Họ đang cắt giảm lãi suất nhưng không có phản hồi nào từ người tiêu dùng; và điều đó thực sự gây khó khăn cho các nhà hoạch định trung ương”.

Chính quyền Trung Quốc cuối cùng có thể cứu trợ thị trường bằng cách in thêm CNY, nhưng điều đó sẽ chỉ làm mọi thứ tồi tệ thêm, tiền sẽ tiếp tục tháo chạy, BĐS vẫn sụp đổ, hệ thống ngân hàng vẫn sẽ tắc nghẽn thanh khoản...

Một cuộc khủng hoảng tài chính đã xuất hiện ở chân trời của Bắc Kinh.

Đông Phương



BÀI CHỌN LỌC

Vốn ngoại tháo chạy, Trung Quốc đối mặt với khủng hoảng tài chính