Ý kiến chuyên gia: Thoát Trung là cần thiết và không thể tránh khỏi

Giúp NTDVN sửa lỗi

Đại dịch virus corona mà chính quyền Bắc Kinh “tung ra” đang mang đến cái chết và sự tàn phá tài chính trên toàn thế giới, nhưng nó cũng có thể có mặt tích cực, một luật sư hàng đầu về nhân quyền cho biết trong tuần này.

Do sự khốn khổ mà virus corona Vũ Hán đang gây ra, các chuyên gia về Trung Quốc đồng ý rằng đại dịch đang châm ngòi cho quá trình Mỹ tách rời khỏi sự phụ thuộc vào sản xuất của Trung Quốc.

Gordon Chang, tác giả của cuốn sách “Sự sụp đổ sắp tới của Trung Quốc” (The Coming Collapse of China), nói với The Epoch Times rằng, “sẽ thật tuyệt nếu chính phủ và khu vực tư nhân” có thể hợp tác với nhau để rút việc làm ăn của Mỹ ra khỏi Trung Quốc. Nhưng thật không may, khả năng đó là thấp.

“Hầu hết các ngành công nghiệp sẽ muốn được ở lại Trung Quốc”, ông Chang cho biết. Nhưng ông cũng gợi ý rằng Tổng thống Mỹ Donald Trump nên gây ảnh hưởng lên các ngành công nghiệp để yêu cầu họ làm những gì mà họ nên làm.

Thông điệp cần rõ ràng. “Hãy ra khỏi Trung Quốc”, ông Chang nói.

Thoát Trung là cần thiết

Ông Chang nói rằng ngành công nghiệp đầu tiên nên quay trở lại Mỹ là dược phẩm và vật tư y tế.

Nhờ đại dịch mà người dân Mỹ đã rất sốc khi biết rằng tới 90% đơn thuốc trong tủ thuốc của họ được lấp đầy bởi các loại thuốc sản xuất tại Trung Quốc.

Công nghệ, điện tử và viễn thông nên nối gót rời Trung Quốc theo dược phẩm và vật tư y tế, ông Chang đề xuất.

Thiếu tướng Không quân đã nghỉ hưu Rob Spalding, Uỷ viên cao cấp tại Viện Hudson, và là kiến trúc sư của Chiến lược An ninh Quốc gia (NSS) gần đây cũng đồng ý với đánh giá của ông Chang.

Ông Spalding nói thêm rằng đặc biệt là sản xuất vi điện tử và chất bán dẫn, ngay cả khi chúng không được sản xuất ở Trung Quốc nhưng ở một nước khác bên ngoài Mỹ, thì cũng cần phải được hồi hương về đất Mỹ. Kể cả những thứ được sản xuất tại Đài Loan và các nơi khác.

Theo ông Spalding, các lĩnh vực quan trọng khác cần phải quay trở lại Mỹ bao gồm thép, công suất lọc, kim loại đất hiếm và nhôm.

Ông cũng cho biết thêm rằng trên thực tế, nhiều lĩnh vực cơ bản mà Mỹ cần để xây dựng lại khả năng và năng lực của mình hiện đang nằm trong bản kế hoạch “Made in China 2025” của Trung Quốc.

Được Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường đưa ra vào năm 2015, “Made in China 2025” là một kế hoạch chiến lược của chính phủ Trung Quốc nhằm nâng cấp khả năng sản xuất của nước này trong các ngành công nghiệp được quản lý cẩn thận. Những ngành này bao gồm mười lĩnh vực.

Công nghệ thông tin và robot là hai ngành chủ chốt trong danh sách này, và cả hai đều tập trung vào trí tuệ nhân tạo (AI).

Vận tải, thậm chí đến cả các vì sao, là một phần của kế hoạch trở thành lãnh đạo thế giới về phương tiện và năng lượng xanh, thiết bị đường sắt công nghệ cao, thiết bị hàng không vũ trụ tiên tiến nhất, kỹ thuật đại dương và tàu tiên tiến.

Thiết bị và máy móc trong các lĩnh vực thiết yếu như năng lượng và nông nghiệp cũng được chỉ định trong danh sách “Made in 2025”, sẽ được hoàn thành nhờ sự tập trung đổi mới vào các vật liệu mới, thuốc và các thiết bị y tế.

Theo ông Spalding, danh sách này, sẽ đóng vai trò là khuôn mẫu cho phần lớn những gì mà nước Mỹ cần khẩn trương đưa trở lại quốc nội.

Cái giá của thoát Trung

Ông Chang không hề ảo tưởng rằng việc thoát Trung của Mỹ sẽ không phải đi kèm với chi phí cao.

“Hãy để tôi nói thẳng”.

“Không có bất kỳ giải pháp miễn phí nào. Nếu bất cứ ai nghĩ rằng chúng ta có thể thoát khỏi hàng thập kỷ chính sách sai lầm về Trung Quốc mà không phải trả giá, thì họ đã sai”.

“Chi phí sẽ rất cao”, ông nói thêm.

Nhưng theo ông Chang: “Chúng ta không có sự lựa chọn nào khác cả”.

“Trung Quốc đã tuyên bố mình là kẻ thù của Hoa Kỳ, và chúng ta cần phải đáp trả”.

Ông Chang đang đề cập đến một tuyên bố của chính phủ Trung Quốc tại đỉnh điểm của những cuộc đàm phán thất bại trong thương chiến hồi tháng 5/2019, rằng Trung Quốc đang ở trong một “cuộc chiến nhân dân” với Hoa Kỳ.

Cụm từ này có tiếng vang đặc biệt ở Trung Quốc.

Khái niệm về một cuộc chiến được toàn thể người dân Trung Quốc theo đuổi đến từ một loạt các bài thuyết giảng vào năm 1938 của Mao Trạch Đông, trong đó ông ta mô tả cuộc kháng chiến của Trung Quốc với Nhật Bản.

Mao Trạch Đông nói rằng Trung Quốc phải “vận động toàn dân đoàn kết làm một và tiếp tục chiến tranh với sự kiên trì không ngừng nghỉ”, đất nước phải “quét sạch mọi bi quan và tư tưởng thỏa hiệp, thúc đẩy ý chí đấu tranh và áp dụng chính sách thời chiến mới, và để vượt qua những khó khăn”.

Thoát Trung là không thể tránh khỏi

Các nhà phân tích đều đồng ý rằng các công ty như Apple sẽ mất một thời gian để tháo rời chuỗi cung ứng phức tạp của họ và mang chúng ra khỏi Trung Quốc.

Nhưng “rất nhiều công ty sẽ hành động một cách tự nguyện”, theo ý kiến của ông Smith - giám đốc Tổ chức tưởng niệm nạn nhân cộng sản (VOC).

Ông nói rằng các công ty đã nhận ra rằng “những ngày vinh quang đã kết thúc”. “Rõ ràng là không có sân chơi bình đẳng ở Trung Quốc”.

Người định hướng cho sự tách rời sẽ là người tiêu dùng, ông Smith nói.

Ông tin tưởng rằng những chiến dịch của người tiêu dùng về việc ngừng mua sắm hàng hóa sản xuất tại Trung Quốc sẽ mang lại hiệu quả.

Hồi cuối năm 2019, Trung Quốc đã có phản ứng dữ dội về những bình luận của ông Daryl Morey, tổng quản lý đội bóng rổ Houston Rockets của NBA, khi ông lên tiếng ủng hộ người biểu tình Hồng Kông. Trung Quốc đã đáp trả bài tweet của ông Morey bằng cách yêu cầu Ủy viên hội đồng của NBA là Adam Silver sa thải Morey.

Vụ việc đã được điều đình bởi tuyên bố ban đầu của NBA, trong đó, ông Smith nói rằng “NBA đã tự làm bẽ mặt mình” bằng cách xin lỗi Trung Quốc, thay vì đứng lên bảo vệ cho tiếng nói tự do.

Giờ đây, với những lời nói dối của Trung Quốc về đại dịch virus Corona Vũ Hán rằng “hoàn toàn có thể ngăn chặn được”, cùng với “hành vi săn mồi” của chính phủ Trung Quốc trong việc vơ vét thiết bị bảo vệ cá nhân (PPE) từ khắp nơi trên thế giới, người Mỹ đã cảm thấy như vậy là quá đủ, ông Smith chắc chắn.

Ông nói: “Tôi nghĩ người dân Mỹ đều đang có chung một cảm xúc là muốn ĐCSTQ phải trả giá. Họ cần phải lãnh hậu quả”.

Cuối cùng, “chúng ta sẽ có một sự tách rời triệt để hơn những gì mọi người có thể nghĩ tới”, ông Smith nói.

Ông Chang cũng hy vọng như vậy.

Ông tin tưởng rằng một vài ngành công nghiệp sẽ có thể rời khỏi Trung Quốc rất nhanh chóng. Ông từng là luật sư tư vấn cho một công ty đã rời khỏi Trung Quốc đến một nước Đông Nam Á khác sau vụ thảm sát tại quảng trường Thiên An Môn năm 1989. Kinh nghiệm này chỉ cho ông thấy rằng một vài công ty đã có thể ổn định ở những địa điểm mới nhanh chóng như thế nào.

Ông nói: “Đây là một điều quan trọng đối với chúng ta. Chúng ta nên ngừng làm giàu cho Trung Quốc. Chúng ta không nên làm giàu cho bất kỳ quốc gia nào mà ôm giữ sự thù địch và ác ý như vậy đối với chúng ta”.

Một sự lựa chọn của các mô hình

Xu hướng thoát Trung có thể buộc Bắc Kinh phải thực hiện cải cách thị trường một cách thực chất như họ đã hứa hẹn trong nhiều thập kỷ, ông Spalding nói.

Ông cho biết: “Tất cả mọi người nói rằng Đặng Tiểu Bình đã mở cửa cho những cải cách dựa trên thị trường”.

Nhưng thực sự, Đặng - nhà lãnh đạo tối cao của Trung Quốc trong hầu hết những năm 1980 và 1990, đã mở ra cánh cửa để “các nguồn lực và vốn mà chính phủ có thể cung cấp” chảy vào các doanh nghiệp và ngành công nghiệp của Trung Quốc.

“Không có cách nào để cạnh tranh với điều đó”, ông Spalding nói. Kết quả của việc làm này là một nền kinh tế không phải là kế hoạch tập trung, mà là nguồn lực tập trung.

“Chỉ duy nhất những tập đoàn lớn mới có thể cạnh tranh được”, ông Spalding nói. “Những gì mà nó đã làm là phá hủy ngành công nghiệp ở Hoa Kỳ”.

“Nếu chúng ta tiếp tục gắn bó”, chúng ta có thể “sẽ cho phép Trung Quốc dẫn hướng chúng ta đến mô hình của họ”.

“Việc tách rời chắc chắn là cần thiết để duy trì nền dân chủ của chúng ta”, ông Spalding thúc giục.

“Tách rời khỏi bất kỳ quốc gia nào cũng là điều đáng tiếc”, ông Chang nói. “Có thể có những hậu quả địa chính trị rất bất lợi”.

Nhưng “nếu mọi người lo lắng về điều này, họ không cần gọi tới 1600 Đại lộ Pennsylvania NW”, ông nói, đề cập đến địa chỉ của Nhà Trắng ở Washington, D.C. “Nếu mọi người lo ngại, họ cần gọi cho Trung Nam Hải”.

Trung Nam Hải là khu phức hợp có tường bao ở phía tây của Tử Cấm Thành nằm ở trung tâm Bắc Kinh, nơi các nhà lãnh đạo Trung Quốc từ Tập Cận Bình trở xuống hiện đang sinh sống.

Thanh Hương

Theo The Epoch Times



BÀI CHỌN LỌC

Ý kiến chuyên gia: Thoát Trung là cần thiết và không thể tránh khỏi