"Khói ngạt không chịu được nên chúng tôi chui vào tủ quần áo trốn, đồng thời gọi cứu hộ", nữ nạn nhân kể lại trong khi đang nằm trong bệnh viện.
Tiếp tục cập nhật thông tin về vụ cháy chung cư mini 9 tầng ở quận Thanh Xuân, TP. Hà Nội, dưới đây là câu chuyện về một gia đình thoát chết kỳ diệu.
Một nạn nhân của vụ cháy kể lại với báo Dân trí, giữa đêm nghe tiếng báo cháy nên hai vợ chồng chị chạy xuống tầng 1, nhưng thấy khói, tắc nghẽn không ra được nên lại quay lên tầng 8. Lúc này, chồng chị kéo các con cùng với một vài người hàng xóm chạy vào nhà, đóng kín cửa.
"Khói ngạt không chịu được nên chúng tôi chui vào tủ quần áo trốn, đồng thời gọi cứu hộ. Sau đó, chúng tôi chạy ra hành lang, được cứu hộ giải cứu và đưa vào bệnh viện cấp cứu", nữ bệnh nhân kể lại.
Hai vợ chồng chui vào tủ chờ cứu hộ trong 4 tiếng
Anh Lưu Văn Công (30 tuổi, quê Nam Định) là một trong những người may mắn thoát nạn trong vụ cháy kinh hoàng đêm 12/9.
Anh Công kể lại với báo Lao động: "Vào lúc 11h50 đêm ngày 12/9, khi đang chuẩn bị đi ngủ thì cả toà nhà bỗng mất điện kèm theo tiếng hô có cháy lớn. Lúc này, vợ chồng tôi vội chạy xuống tầng 2 nhưng khói và lửa lớn đã bắt đầu bùng lên dữ dội do khu vực này chứa nhiều xe máy. Vụ hoả hoạn kèm theo nhiều tiếng nổ lớn".
Thấy vậy, vợ chồng anh Công hoảng hốt, chạy lên ban công tầng 9 nhưng cũng bị sức nóng táp vào mặt, kèm khói lớn bốc lên. Không còn cách nào, vợ chồng anh Công chạy vào trong phòng dùng các biện pháp để tránh ngạt khói.
“Cũng may, vợ chồng tôi mới mua 2 bình nước loại 20 lít để uống. Lúc này, vợ chồng tôi lôi hết quần áo trong tủ ra thấm ướt đẫm hết quần áo để che mũi miệng. Vợ tôi cũng lấy điện thoại gọi cho em, người em sau đó gọi điện báo cho lực lượng cứu hoả.
Hai vợ chồng mỗi người ngồi một ngăn tủ chờ cứu hộ giải cứu nhưng sau ngạt khói quá chạy ra ngoài ban công bật điện thoại báo hiệu kêu cứu.
"Lúc đó cũng có người mẹ cùng 2 con nhỏ ở tầng dưới chạy lên. Cũng may đến gần 4h sáng, vợ chồng tôi cùng 3 mẹ con tầng dưới được cứu hộ trèo lên từ nhà hàng xóm rồi bám vào ban công leo lên cứu sống”- anh Công nhớ lại.
Hiện tại sức khoẻ của vợ anh Công đang khá lên, tuy nhiên do hít nhiều khí độc từ vụ cháy nên phổi hiện đang bị ảnh hưởng.
Theo chia sẻ của anh Công, anh là người thuê trọ tại chung cư mini này. Căn nhà vợ chồng anh đang ở thuê lại mỗi tháng 5 triệu đồng.
Theo các chuyên gia, trong tình huống xảy ra đám cháy, mọi người ít nhất nên phủ khăn ướt che kín mặt, mũi để tránh khói. Tuy nhiên, việc làm này cũng không ngăn được ngộ độc khí CO. Trong đám cháy, nếu ở trong phòng kín quá thì dù có khăn ướt vẫn có thể bị ngộ độc khí CO.
Có gia đình 7 người thiệt mạng
3 đứa trẻ và 4 người lớn là người trong một gia đình. Họ sống tại 2 căn hộ khác nhau trong khu chung cư mini vừa bị cháy. Không may mắn như nhiều người, cả 7 nạn nhân đều thiệt mạng vì vụ hỏa hoạn.
Bà H., người thân của các nạn nhân, cho biết chị ruột của bà đã lớn tuổi, sống cùng chồng tại căn hộ trên tầng 8 của chung cư. Hai ông bà có một người con con gái đã lập gia đình. Người con gái có chồng và 3 cậu con trai nhỏ, họ thuê một căn hộ khác ở tầng 6 để 3 đứa trẻ được ở gần ông bà ngoại.
"7 người trong một nhà, sống tại 2 căn hộ, đều tử vong", bà H. thẫn thờ kể với báo Dân trí.
Dưới đây là lời kể của một nạn nhân khác trong vụ cháy chung cư mini 9 tầng ở Thanh Xuân, Hà Nội:
Cập nhật tình hình điều trị của các nạn nhân tại bệnh viện:
Trốn vào tủ có thoát được ngạt khí cháy nhà?
Về mặt khoa học, trốn vào không gian kín như tủ quần áo hay nhà vệ sinh khi bị cháy không phải là biện pháp tối ưu.
Trong phòng kín, dù có xả nước lạnh hay quạt thông gió, dưỡng khí sẽ mất dần sau khi bị các loại khí độc như CO, HCN, CO2 len vào.
Các khí độc này thường gây các triệu chứng thần kinh. Ở mức độ nhẹ, nạn nhân có thể đau đầu, buồn nôn, nôn ói. Trường hợp nặng thường mất tập trung, hoa mắt, lờ mờ, lú lẫn, thậm chí khó thở, đau ngực, hôn mê, tử vong.
Nếu đám cháy được dập tắt nhanh chóng, hoặc khí độc chưa xâm lấn quá nhiều, không gây thiếu oxy, không còn cách nào khác để thoát nạn, trốn vào tủ quần áo được xem như một cách kéo dài thời gian sống trước khi cứu hộ đến.
Nếu thời gian cháy dài, nạn nhân ở trong tủ quần áo hoặc nhà vệ sinh có nguy cơ ngạt và nguy hiểm tính mạng. Kể cả phủ khăn ướt che miệng cũng chỉ hạn chế ngạt khói nhưng không tránh được ngộ độc khí độc.
Khi xảy ra sự cố cháy, bạn nên khom lưng, ngồi hoặc bò sát dưới sàn nhà, bởi đây là vùng không khí có chứa ít khí độc hơn. Tẩm khăn hoặc vải ướt che mũi, miệng để có thể hạn chế tối đa hít khí và ngạt. Người dân có thể chạy ra ban công, nơi thoáng khí để gọi cứu trợ.
Xem thêm:
- Cháy chung cư mini 9 tầng: Bố mẹ bế con 2 tuổi nhảy từ tầng 3 xuống đất
- Cập nhật vụ cháy chung cư mini: Có 2 bố con ôm nhau nhảy từ tầng 6 xuống
- Nguyên nhân cháy chung cư mini 9 tầng ở Thanh Xuân, Hà Nội
Có thể bạn quan tâm: