Elon Musk đối đầu với hội đồng quản trị Twitter: Trận chiến cho linh hồn nước Mỹ

Giúp NTDVN sửa lỗi

Khi tôi còn là một đứa trẻ lớn lên ở New York vào những năm 1950, cha mẹ tôi là những người theo Đảng Dân Chủ thiên tả. Họ đã “Vui vẻ bỏ phiếu cho ông Adlai” (Stevenson) trong cuộc bầu cử tổng thống năm 1952 và 1956 và do đó, với tư cách là đứa con biết vâng lời của họ, tôi cũng bỏ phiếu ủng hộ. (Ông Dwight Eisenhower, người chiến thắng trong cuộc bầu cử đó, hóa ra là một trong những tổng thống tài ba hơn trong Lịch sử Hoa Kỳ).

Tất nhiên, họ ủng hộ tự do ngôn luận, nền tảng của nền dân chủ nước Mỹ. Tất cả các thành viên của Đảng Dân Chủ sau đó đã làm thế, ít nhất là công khai.

Thời tôi còn học trung học, tôi cũng như bao nhiêu người trong thế hệ của mình, đã làm theo cha mẹ mình, nhưng chưa bao giờ tôi hoặc bạn bè mình thời đó nghĩ đến việc bỏ qua quyền tự do ngôn luận. Chúng tôi đã làm điều đó.

Được ghi nhận trong bản sửa đổi đầu tiên của Tuyên ngôn Nhân quyền, cùng với các nhóm tự do tôn giáo, tự do báo chí, tự do hội họp và tự do kiến ​​nghị, tự do ngôn luận đã và đang là bản chất cấu tạo nên nước Mỹ. Không có tự do ngôn luận thì nền dân chủ không tồn tại.

Ít nhất là kể từ Đại Hiến Chương về các quyền tự do Magna Carta và không nghi ngờ gì trước đó, mọi người đã đấu tranh cho quyền này để họ có thể bày tỏ suy nghĩ của mình với các vị lãnh chúa của họ càng nhiều càng tốt để sống trong một xã hội công bằng hơn.

Khi còn trẻ, cũng như khi tôi lớn lên và trở nên thiên về truyền thốn, tôi chưa bao giờ dao động về việc tôn vinh quyền tự do ngôn luận. Tôi cho rằng, quý vị cũng vậy.

Hạn chế ngôn luận là điều mà chúng ta liên tưởng đến Hitler, Stalin, và sau này là Mao, cho đến nay là ba kẻ sát nhân hàng loạt khét tiếng nhất trong lịch sử nhân loại, số nạn nhân thiệt mạng dưới tay họ khoảng 100 triệu người. Việc họ thường xuyên kiểm duyệt ngôn luận không phải là điều ngẫu nhiên. Đó là một phần của kế hoạch này.

Nhưng ở Hoa Kỳ, phần lớn chúng ta được phép nói những điều chúng ta muốn nói, tất nhiên là với những lời cảnh báo bình thường, chẳng hạn như hét ra lửa trong một rạp hát đông đúc.

Cho đến khi có các đại công ty công nghệ xuất hiện.

Sự xuất hiện của các đại công ty xuyên quốc gia hầu như không được kiểm soát này như Facebook, Twitter, và Google thường đi kèm với những cuộc nói chuyện vui vẻ mà giờ đây đã cận kề với sự lố bịch, chẳng hạn như khẩu hiệu ban đầu của Google, “Đừng trở nên xấu xa”.

Thay vào đó, những gì chúng ta nhận được là sự kiểm duyệt hàng loạt đối với các công dân Hoa Kỳ và thế giới thông qua phương pháp được cho là bí mật và nguy hiểm nhất trong lịch sử.

Các thuật toán bí mật được thiết kế và vô số “giám sát viên hành lang” được thuê để quản lý các khoản đóng góp cho các công ty này, dẫn đến việc “xóa sổ” biết bao nhiêu người được cho là sai lầm về hệ tư tưởng trên toàn cầu.

Tôi từng là một người trong số đó. Gần đây, Facebook đã xóa sổ tôi mà không có lời giải thích nào ngoài việc tuyên bố rằng tôi đã vi phạm “các tiêu chuẩn cộng đồng”. Tôi cũng đã tự động rời khỏi Twitter từ rất lâu trước đó.

Trong một thời gian, Twitter đã trở thành nơi thích hợp của những người trong lĩnh vực kinh doanh tin tức, mang lại cho công ty này tầm ảnh hưởng vượt bậc đối với luồng thông tin: sự đàn áp thông tin.

Sự đàn áp này đã đạt đến đỉnh điểm với sự kiểm duyệt có chủ đích của bản tin (hoàn toàn chính xác) của tờ New York Post về máy tính xách tay của ông Hunter Biden. Theo các nhà thăm dò ý kiến, nếu việc này được cho công bố công khai, lẽ ra ông Trump đã khá dễ dàng giành chiến thắng trong cuộc bầu cử năm 2020 (bất kể có bằng cách nào đi chăng nữa ông ấy cũng không thắng được).

Nói cách khác, Twitter có thể phải chịu trách nhiệm về mức độ lạm phát bất thường, những rắc rối chưa từng có trong chuỗi cung ứng, cuộc rút quân điên rồ khỏi Afghanistan, nơi Hoa Kỳ bỏ lại 80 tỷ USD thiết bị quân sự tiên tiến cho những kẻ khủng bố, cùng với đó là một biên giới phía nam trống trải chưa từng có với vô số các hoạt động ma túy và buôn người hơn. Tất nhiên, đáng lý cuộc xâm lược Ukraine của ông Putin sẽ không bao giờ xảy ra nếu ông Trump còn là tổng thống.

Điều này đưa chúng ta đến với ông Elon Musk.

Ai đã biết được người đàn ông giàu nhất thế giới này sẽ trở thành vị cứu tinh cho tự do ngôn luận? (Chắc chắn điều này đi ngược lại với câu nói nổi tiếng của thi hào Balzac: “Đằng sau mọi tài sản kếch xù là một tội ác”). Nhưng rõ ràng đó là lý do tại sao ông ấy cố gắng mua Twitter.

Liên tiếp chống lại ông ta là hội đồng quản trị của công ty, về căn bản là một Bộ Chính Trị, cũng như hầu hết những người cùng hội cùng thuyền của họ, quyết tâm giữ nguyên hiện trạng. Họ đang làm điều đó thông qua một cấu trúc pháp lý gần đây được gọi là chiến lược phòng thủ “có độc” nhằm mở rộng các đợt chào bán cổ phiếu để làm cho việc mua công ty trở nên đắt hơn đối với tổ chức có ý định tiếp quản Twitter.

Tôi sẽ không nêu tên từng người một trong hội đồng quản trị này — quý vị có thể tìm thông tin này ở nơi khác — bởi vì tôi không muốn giúp những kẻ xấu trở nên nổi tiếng.

Nhưng sự hoài nghi của Giám đốc Điều hành Twitter, ông Parag Agrawal về quyền tự do ngôn luận đã được trích dẫn rộng rãi. Một người ái kỷ về đạo đức (ai đó nên viết một cuốn sách về điều đó), ông ta thích thông báo cho chúng ta những điều thiếu hiểu biết về “sự thật thực sự”, bất kể mức độ sai lầm hay sự thật trong những lập luận của ông này là gì.

Điều này đặt ra câu hỏi: Tại sao những thành viên bộ chính trị này lại giả làm thành viên hội đồng quản trị phản đối quyền tự do ngôn luận? Mọi người bày tỏ quan điểm của họ thì có gì là sai?

Rõ ràng, vấn đề đối với hội đồng quản trị Twitter này và vị giám đốc điều hành của công ty là,họ sợ những người này có thể bày tỏ quan điểm đúng đắn.

Nói cách khác, các thành viên hội đồng quản trị là những kẻ hèn nhát sợ công chúng biết đến những thành kiến ​​tư tưởng của họ.

Họ đang hoảng loạn. Tại sao họ lại phải làm nhiều việc đến thế để ngăn cản ông Musk thiết lập quyền tự do ngôn luận ở nơi mà lẽ ra nó phải hiện diện ngay từ đầu? (Tôi cho đó là công việc của họ. Lược lại những gì mà các giám mục đã nói với ông Galileo khi ông ta khăng khăng rằng thế giới là hình tròn, họ coi những phát ngôn mà họ không đồng ý là “thông tin sai lệch”).

Và giờ đây, theo ông Charles Gasparino của Fox Business, chính phủ của chúng ta đang can dự vào cuộc chiến này.

Ông Gasparino cho biết, “Cả Bộ Tư pháp (DOJ) và Ủy ban Chứng khoán và Giao dịch (SEC) đều đang xem xét kỹ lưỡng toàn bộ vấn đề này. Bây giờ, chúng tôi nhận được điều này từ các luật sư… họ đang theo dõi và xem xét kỹ lưỡng toàn bộ vấn đề này — liệu [ông Musk] có nộp đơn đúng hay không, liệu có vụ thao túng cổ phiếu nào ở đây hay không, liệu ông ấy có đưa ra những tuyên bố công khai mà có lẽ ông ấy không nên đưa ra hay không. Thưa DOJ, SEC, tôi nhận được điều này từ các luật sư giải quyết vụ việc”.

Này ông Elon, đừng để những kẻ này ngăn cản ông. Tự do ngôn luận là linh hồn của nước Mỹ. Hãy chiến đấu vì nó! Chiến đấu vì tất cả chúng ta!

Hãy làm điều đó và thậm chí tôi có thể sẽ mua một chiếc Tesla. Công nghệ này thật tuyệt và tôi thích ý tưởng về một chiếc xe hơi lái tự động (khi nó sẵn sàng), mặc dù tôi nghi ngờ việc những chiếc xe hơi điện sẽ làm được nhiều thứ cho môi trường.

Và tôi cá là ông sẽ để tôi nói điều đó trên Twitter khi ông sở hữu công ty này.

Và đối với những người trong số quý vị nghĩ rằng tôi đang phóng đại khi tôi gọi các thành viên hội đồng quản trị công ty là những người cộng sản, thì đây là những lời của ông Alexander Trachtenberg nói tại Đại hội Quốc gia của các ĐCS ở Madison Square Garden, vào năm 1944:

“Khi sẵn sàng thâu tóm Hoa Kỳ, chúng tôi sẽ không thâu tóm quý vị dưới cái mác Chủ nghĩa Cộng sản. Chúng tôi sẽ không thâu tóm quý vị dưới cái mác Chủ nghĩa Xã hội. … Chúng tôi sẽ thâu tóm Hoa Kỳ dưới hình thức mà chúng tôi đã tạo ra; chúng tôi sẽ thâu tóm đất nước này theo Chủ nghĩa Tự do, theo Chủ nghĩa Tiến bộ, theo Dân chủ. Nhưng chúng tôi sẽ xâm chiếm Hoa Kỳ".

Nếu ông ấy biết, có thể ông ấy đã nói thêm, “Chúng tôi sẽ dùng Twitter để chiếm lĩnh Hoa Kỳ”.

Quan điểm được trình bày trong bài viết này là ý kiến ​​của tác giả và không nhất thiết phản ánh quan điểm của NTDVN.

Tác giả Roger L. Simon là một tiểu thuyết gia từng đạt giải thưởng, nhà biên kịch được đề cử giải Oscar, người đồng sáng lập PJMedia, và hiện là biên tập viên chính cho The Epoch Times. Những cuốn sách gần đây nhất của ông là tiểu thuyết viễn tưởng “The GOAT” (“Con Dê”) và sách phi hư cấu “I Know Best: How Moral Narcissism Is Destroying Our Republic, If It Hasn’t Already” (“Tôi Biết Rõ Nhất: Sự Ích Kỷ về Đạo Đức Đang Phá Hủy Nền Cộng Hòa của Chúng Ta Như Thế Nào, Nếu Điều Đó còn Chưa Xảy Ra”).

Huyền Anh

Theo The Epoch Times


Elon Musk đối đầu với hội đồng quản trị Twitter: Trận chiến cho linh hồn nước Mỹ