10 loại thực phẩm dễ gây ngộ độc, xử lý thế nào trước khi ăn? (Phần 2)

Giúp NTDVN sửa lỗi

Nhiều nguyên liệu bổ dưỡng, thơm ngon nhưng nếu không được xử lý đúng cách, chúng rất dễ gây ngộ độc, hoặc thậm chí gây tử vong.

-> Xem lại: 10 loại thực phẩm dễ gây ngộ độc, xử lý thế nào trước khi ăn? (Phần 1)

Bài viết này phân loại ra 10 loại nguyên liệu dễ bị ngộ độc, nguyên nhân gây ngộ độc và cách phòng tránh:

6. Hoa hiên vàng (kim châm)

Hoa hiên vàng còn có tên là cây kim châm, bản thân chất colchicine trong nó không độc, nhưng khi vào cơ thể nó sẽ chuyển hóa thành chất dicolchicine có độc tính cao.

Người lớn ăn 50-100g kim châm mỗi ngày sẽ dễ bị ngộ độc, khô họng, tức ngực, hồi hộp, buồn nôn, nôn, đau bụng và tiêu chảy.

  • Biện pháp ngăn ngừa:

#1. Chần kim châm trong nước sôi trước, rồi ngâm tiếp vào nước lạnh khoảng 2-3 giờ (giữa chừng thay nước một lần), sau đó xào chín.

#2. Cây kim châm phơi khô không độc hại và an toàn để ăn.

7. Nấm mộc nhĩ ngâm lâu

Nấm mộc nhĩ ngâm lâu ở nhiệt độ phòng dễ sinh ra vi khuẩn Pseudomonas. Loại vi khuẩn này có thể tạo ra độc tố rất bền với nhiệt, vì vậy độc tố vẫn sót lại kể cả khi bạn đã đun nấm ở nhiệt độ 120°C trong 1 giờ.

Triệu chứng ngộ độc thường là buồn nôn và nôn mửa, bất tỉnh nghiêm trọng, khó chịu hoặc thậm chí tử vong do sốc.

  • Biện pháp ngăn ngừa:

#1. Bạn không nên ngâm nấm quá 2 giờ ở nhiệt độ thường, nhất là vào mùa hè, vì 26°C là nhiệt độ thích hợp nhất để vi khuẩn Pseudomonas sinh độc tố.

#2. Nấm không chín kịp sau khi ngâm nên đậy kín và cho vào tủ lạnh, nếu nấm sau khi ngâm không thành hình, dính, mềm, thậm chí có mùi thì nên vứt bỏ ngay.

#3. Ngoài nấm, các loại bột ngô lên men, bột ngô nếp, tinh bột ngô, kê nếp lên men cũng dễ sinh vi khuẩn Pseudomonas trong quá trình lên men lâu ngày.

#4. Bạn nên chú ý thay nước thường xuyên và giữ vệ sinh, không ăn nếu thấy mùi hôi.

8. Cây mía lõi đỏ

Lõi màu đỏ xuất hiện ở cùi mía là biểu hiện của việc nhiễm vi khuẩn Arthrobacter sp., sinh ra độc tố 3-nitropropionic acid.

Ăn loại mía này có thể gây tổn thương hệ thần kinh trung ương, cản trở sự chuyển hóa của các enzym nội bào, nghiêm trọng có thể dẫn đến hoại tử do thiếu máu cục bộ và thậm chí gây chết não.

  • Biện pháp ngăn ngừa:

Khi mua mía, bạn sờ vào thấy vân mía tươi cứng, cùi mía có màu trắng sữa, ngửi thấy có mùi thơm trong, rửa sạch trước và sau khi gọt bỏ vỏ mía.

9. Bạch quả

Bạch quả vốn là quả từ cây bạch quả, nhưng bạn không nên hái trực tiếp bạch quả trên cây để ăn.

Các axit 4'-methoxypyridoxine (MPN) và axit phenolic trong bạch quả sống rất độc. Ngộ độc có thể gây nôn mửa, tiêu chảy, co giật, bồn chồn, khó thở và thậm chí tử vong.

  • Biện pháp ngăn ngừa:

Để loại bỏ chất độc hại, bạn nên luộc qua nước sôi khoảng 20 phút, bạn cũng có thể mua bạch quả làm sẵn đã được khử độc, dù là loại bạch quả nào thì bạn cũng nên ăn ít.

10. Hạt lanh sống

Hạt lanh rất giàu axit béo thiết yếu axit alpha-linolenic, chất này cũng có thể chuyển hóa thành DHA trong cơ thể, vì vậy nó là một loại hạt rất bổ dưỡng.

Tuy nhiên, hạt lanh sống, giống như hạnh nhân đắng, chứa cyanogenic glycoside, có thể gây ngộ độc nếu ăn sống.

  • Biện pháp ngăn ngừa:

Bạn chỉ nên ăn hạt lanh sau khi chiên, vì đun nóng có thể làm giảm hàm lượng cyanogenic glycoside trong hạt, làm tăng độ an toàn.

Hoàng Tuấn
Theo Aboluowang



BÀI CHỌN LỌC

10 loại thực phẩm dễ gây ngộ độc, xử lý thế nào trước khi ăn? (Phần 2)