10 lợi ích sức khỏe tuyệt vời của hạt vừng

Giúp NTDVN sửa lỗi

Thực phẩm làm thuốc cổ xưa này đã được sử dụng trong nhiều thế kỷ, và các nhà nghiên cứu đang khám phá lý do tại sao.

Vừng (Sesamum indicum) là một trong những cây trồng lâu đời nhất trên thế giới, và là loại hạt có dầu với tuổi đời ít nhất 5.000 năm được đánh giá rất cao.

Mặc dù được ưa chuộng nhờ hàm lượng canxi và magie đặc biệt lớn, nhưng ít người nhận ra rằng nó cũng là một trong những loại thực phẩm có tác dụng chữa bệnh mạnh nhất ngày nay.

Trên thực tế, lịch sử làm thuốc của vừng bắt nguồn vào 3.600 năm trước từ thời Ai Cập, khi nó được liệt kê trong các cuộn sách của người Ebers như một loại thuốc được ưa dùng.

Ngoài ra, người ta tin rằng phụ nữ thời Babylon cổ đại sử dụng hỗn hợp mật ong và hạt vừng để kéo dài vẻ đẹp và tuổi thanh xuân, trong khi những người lính La Mã ăn hỗn hợp này để tăng cường sức mạnh và bổ sung năng lượng.

Trong 20 năm qua, rất nhiều nghiên cứu khoa học đã chứng minh rằng hạt vừng và các thành phần của nó có hơn 100 ứng dụng chữa bệnh tiềm năng.

Dưới đây chỉ là mười đặc tính y học dựa trên bằng chứng của loại “siêu thực phẩm” này:

- Bệnh tiểu đường: Một nghiên cứu được công bố vào năm 2011 trên Tạp chí Dinh dưỡng Lâm sàng (Clinical Journal of Nutrition) cho thấy dầu mè cải thiện hiệu quả của thuốc uống trị tiểu đường glibenclamide ở bệnh nhân tiểu đường tuýp 2. [1]

Một nghiên cứu khác được công bố vào năm 2006 trên Tạp chí Thực phẩm Thuốc (Journal of Medicinal Foods) cho thấy, việc sử dụng dầu mè trong chế độ ăn hàng ngày có thể giảm huyết áp và glucose ở bệnh nhân tiểu đường tăng huyết áp. [2]

- Cao huyết áp: Một nghiên cứu được công bố vào năm 2006 trên Tạp chí Y học và Sinh học Yale (Yale Journal of Biology and Medicine) cho thấy, dầu mè có tác dụng hữu ích ở bệnh nhân cao huyết áp khi dùng thuốc lợi tiểu hoặc thuốc chẹn beta.

Thay thế tất cả các loại dầu ăn khác bằng dầu mè có thể làm giảm huyết áp tâm thu và huyết áp tâm trương về bình thường, ngoài ra còn làm giảm tình trạng peroxy hóa lipid (tình trạng ôi thiu của cơ thể) và chống oxy hóa. [3]

Một trong những hợp chất được xác định đằng sau tác dụng hạ huyết áp của hạt vừng là các peptide, hoạt động như chất ức chế men chuyển I angiotensin. [4]

- Viêm nướu / Mảng bám răng: Dầu mè đã được sử dụng cho sức khỏe răng miệng từ hàng ngàn năm trước trong y học truyền thống Ấn Độ (được gọi là Ayurveda).

Người ta thường ngậm dầu hạt mè trong thời gian dài và cho rằng nó có thể ngăn ngừa sâu răng, hôi miệng, chảy máu nướu răng và khô họng; đồng thời giúp răng, nướu và hàm chắc khỏe.

Nghiên cứu lâm sàng xác nhận vừng có tác dụng tương đương với nước súc miệng hóa học (chlorhexidine) trong việc cải thiện tình trạng viêm nướu do mảng bám. [5]

Ngoài ra, nó cũng nó có khả năng làm giảm sự phát triển của vi khuẩn Streptococcus mutans, vốn liên quan đến sự hình thành mảng bám ở miệng. [6]

- Dầu xoa bóp / Sức khỏe trẻ sơ sinh: Một nghiên cứu được công bố trên Tạp chí Nghiên cứu Y khoa Ấn Độ (Indian Journal of Medical Research) năm 2000 cho thấy, xoa bóp cho trẻ sơ sinh bằng dầu mè giúp cải thiện cả sự phát triển và giấc ngủ. [7]

- Bệnh đa xơ cứng (MS): Trong mô hình động vật mắc bệnh MS, còn được gọi là bệnh viêm cơ não tự miễn thực nghiệm, dầu mè đã bảo vệ chuột khỏi sự phát triển của bệnh bằng cách giảm tiết IFN-gamma, một yếu tố quan trọng trong việc bắt đầu viêm và tổn thương tự miễn dịch trong hệ thần kinh. [8]

Nghiên cứu khác cũng cho thấy, vừng có lợi ích tiềm tàng trong một tình trạng thoái hóa thần kinh khác, gọi là bệnh Huntington. [9]

- Tổn thương thận do kháng sinh: Dầu mè bảo vệ và chống lại tổn thương thận do gentamicin gây ra ở chuột bằng cách giảm tổn thương oxy hóa do kháng sinh gây ra. [10]

- Xơ vữa động mạch: Dầu mè ngăn ngừa sự hình thành các tổn thương xơ vữa động mạch ở những con chuột được cho ăn chế độ ăn có chất xơ vữa. [11]

Chất chống oxy hóa và chống viêm lignan được tìm thấy trong hạt vừng, được gọi là sesamol, đã được xác định là chịu trách nhiệm một phần cho các đặc tính chống xơ vữa của nó.

Trên thực tế, sesamol đã được chứng minh là có hơn 20 đặc tính có lợi về mặt dược lý, nhiều trong số đó có thể góp phần cải thiện sức khỏe tim mạch.

- Trầm cảm: Sesamol lignin trong vừng đã được chứng minh là có tác dụng chống trầm cảm trong hành vi tuyệt vọng ở những con chuột bị căng thẳng kinh niên, đặc biệt bằng cách điều chỉnh căng thẳng oxy hóa-nitrosative và viêm. [12]

- Tổn thương DNA do bức xạ: Sesamol đã được chứng minh là có khả năng bảo vệ chống lại sự phá hủy DNA do bức xạ gamma, thông qua các đặc tính chống oxy hóa của nó. [13]

Nó có khả năng giảm tỷ lệ tử vong ở những con chuột được điều trị bằng bức xạ, bằng cách ngăn ngừa tổn thương ruột và lá lách. [14]

Khi so sánh với một chất chống oxy hóa mạnh khác, melatonin, sesamol được phát hiện có hiệu quả gấp 20 lần như một chất thu dọn các gốc tự do. [15]

- Ung thư: Vừng có chứa lignin hòa tan trong chất béo có đặc tính phytoestrogen được gọi là sesamin, có khả năng ức chế sự gia tăng của một loạt các tế bào ung thư, bao gồm:

  • Bệnh bạch cầu
  • Bệnh đa u tủy
  • Ung thư ruột kết
  • Ung thư tuyến tiền liệt
  • Ung thư vú
  • Ung thư phổi
  • Ung thư tuyến tụy
  • Ung thư phổi

Tác dụng chống ung thư của chất sesamin có liên quan đến tín hiệu NF-kappaB. [16] Hàm lượng lignan của vừng thực sự có thể vượt trội hơn so với hạt lanh.

Vừng xứng đáng được công nhận cùng với tỏi, mật ong, nghệ và một số chất khác, như một loại thực phẩm dễ dàng tiếp cận và giá cả phải chăng, nếu tiêu thụ thường xuyên, rất có thể cứu được mạng sống của bệnh nhân.

Hoàng Tuấn
Theo The Epoch Times tiếng Anh



BÀI CHỌN LỌC

10 lợi ích sức khỏe tuyệt vời của hạt vừng