10 món không nên ăn hoặc uống dù cho bụng đói đến mấy

Giúp NTDVN sửa lỗi

Chúng ta nên ăn khi đói, nhưng có một số loại thực phẩm thì dù đói đến mấy cũng không nên ăn. Chúng có thể tổn thương dạ dày của bạn...

1. Cà chua
Cà chua chứa một lượng lớn pectin, chất dễ dàng phản ứng hóa học với acid dịch vị. Điều này làm tăng áp lực lên dạ dày, khiến dạ dày bị căng và gây đau.

Chúng ta nên ăn những thực phẩm dễ tiêu hóa, thức ăn lỏng giàu dinh dưỡng khi bụng đói. Cà chua là chất dinh dưỡng đơn, chỉ chứa các vitamin, chất xơ và nước. Ăn cà chua khi đói không thể thỏa mãn nhu cầu của cơ thể, nó còn cản trở khả năng hấp thụ của dạ dày.

Tuy cà chua rất mát và bổ dưỡng, nhưng nếu ăn lúc đói thì rất dễ khiến căng bụng và gây đau dạ day... (Pixabay)

2. Quả hồng
Giống với cà chua, quả hồng cũng chứa nhiều pectin, ngoài ra nó còn chứa acid tannic. Các chất này phản ứng với acid dịch vị tạo thành khối gel không tan có thể gây ra buồn nôn, ói mửa, loét dạ dày...

Ăn hồng lúc đói dễ dây buồn nôn, ói mửa, loét dạ dày... (Pixabay)

3. Chuối
Chuối có rất nhiều magie. Một khoáng chất có thể tác động tới chức năng tim và ức chế hệ tim mạch. Ăn chuối quá nhiều khi đói có thể gây ra tình trạng tăng đột ngột magie trong cơ thể và phá hủy cân bằng giữa magie và canxi trong máu. Điều này có thể ức chế hệ tim mạch và không tốt cho sức khỏe.

Ăn chuối lúc đói quá nhiều sẽ không tốt, đặc biệt là chuối xanh... (Pixabay)

Đọc thêm: Chuối xanh, vàng, trứng cuốc hay chuối nâu, loại nào tốt cho sức khỏe?

4. Táo gai (Táo ta)
Táo gai chứa rất nhiều acid hữu cơ, acid trái cây, acid maslinic, acid citric... Ăn nó khi đói sẽ làm tăng số lượng acid trong dịch vị và sẽ gây ra kích ứng bất lợi cho niêm mạc dạ dày. Nếu ăn lúc dạ dày đang trống thì táo gai sẽ làm tăng cơn đói, đầy bụng, tích nước và làm trầm trọng thêm cơn đau dạ dày ban đầu.

Ăn táo ta lúc đói không có lợi cho sức khỏe... (Wikipedia)

5. Dứa
Dứa chứa rất nhiều chất phân giải protein, ăn dứa khi đói sẽ làm đau dạ dày. Thời điểm thích hợp để ăn dứa là sau bữa ăn. Tốt nhất là ngâm dứa trong nước muối nhạt trước khi ăn. Ăn dứa quá nhiều không chỉ làm cho bạn bị khô lưỡi và cổ họng, nó cũng làm tăng acid dạ dày và khiến bạn cảm thấy mệt mỏi.

Ăn dứa lúc đói có thể gây tăng acid dạ dày và khiến bạn cảm thấy mệt mỏi... (Pixabay)

6. Tỏi
Tỏi chứa chất allicin có vị hăng. Ngoài ra, ăn tỏi khi đói sẽ ức chế mạnh hấp thu của niêm mạc dạ dày và thành ruột. Đồng thời nó cũng gây co thắt dạ dày ruột, khiến chúng ta bị đau bụng và tiêu hóa kém.

Tỏi thường dùng trong trừ tà hoặc khiển những sinh vật âm độc như ma cà rồng phải bỏ chạy... (Pixabay)

7. Sữa
Sữa chứa rất nhiều protein. Uống sữa khi dạ dày trống rỗng là điều không tốt vì protein trong sữa sẽ bị chuyển hóa thành nhiệt và năng lượng tiêu hao. Điều này sẽ làm mất đi tác dụng bồi bổ cơ thể của sữa. Nên cách tốt nhất để uống sữa là ăn kèm với thực phẩm chứa nhiều flour, như bánh mì và bánh quy.

Sữa đậu nành cũng giống như sữa động vật, chứa rất nhiều protein. Do đó, nếu chúng ta uống nó lúc đói mà không kèm với thức ăn khác, thì các protein trong nó sẽ bị chuyển hóa thành năng lượng. Điều này không chỉ không giúp ích cho cơ thể mà còn tăng gánh nặng lên dạ dày.

Sữa có nguồn gốc thực vật có thể không chứa những chất dinh dưỡng thiết yếu mà trẻ em cần trong giai đoạn phát triển đầu đời... (iStock)

Kể cả uống sữa chua lúc đói cũng sẽ làm tăng tiết acid dịch vị, gây ra thèm ăn và rối loạn chức năng tiêu hóa. Ngược lại, uống sữa chua sau khi ăn khoảng 2 tiếng hoặc trước khi đi ngủ lại là một cách tốt để bồi bổ cơ thể và cải thiện tiêu hóa.

8. Mật ong
Uống nước mật ong lúc đói dễ làm tăng độ acid trong dạ dày, nếu kéo dài có thể gây ra tình trạng loét dạ dày. Ngoài ra, đun nóng mật ong ở nhiệt độ trên 60°C sẽ phá hủy các vitamin ở bên trong. Cách chuẩn là uống mật ong với nước ấm 30°C.

Mật ong rất có lợi cho sức khỏe nhưng không nên uống vào lúc đói... (Wikipedia)

9. Đồ uống lạnh
Uống nước lạnh hay các loại đồ uống khi đói có thể gây co thắt dạ dày ruột, dẫn tới rối loạn các enzym đường ruột và gây ra bệnh về tiêu hóa. Đặc biệt, trong giai đoạn kinh nguyệt, nếu phụ nữ uống đồ uống lạnh thì có thể bị rối loạn kinh nguyệt.

Đọc thêm: 4 trường hợp không được uống nước đá

10. Trà và Rượu

Uống trà lúc đói sẽ pha loãng dịch vị, giảm chức năng tiêu hóa và có thể gây ra tình trạng “say trà”. Tình trạng này biểu hiện với các triệu chứng như: hồi hộp, tim đập nhanh, chóng mặt, yếu tay chân, chướng bụng và cồn cào. Nếu bị rơi vào tình trạng say trà, thì nên ăn một chút đường hay uống một cốc nước đường. Đó là mẹo có thể làm dịu hoặc tan biến những triệu chứng say trà.

Uống rượu lúc đói cũng là điều nên tránh. Nó có thể dễ dàng kích thích dạ dày, gây ra tình trạng viêm và loét dạ dày. Không chỉ vậy, cơ thể còn dễ bị hạ đường huyết do rượu ức chế giải phóng năng lượng ở trong gan, dẫn tới chóng mặt, đổ mồ hôi lạnh và đánh trống ngực. Trong vài trường hợp nghiêm trọng, hạ đường huyết và hôn mê có thể xảy ra.

Hà Thành
- Theo NTDTV tiếng Trung.

Sức khoẻ


BÀI CHỌN LỌC

10 món không nên ăn hoặc uống dù cho bụng đói đến mấy