10 nguyên nhân hàng đầu gây táo bón và 7 thói quen ăn uống cần tránh

Giúp NTDVN sửa lỗi

Theo y học cổ truyền Trung Quốc, thời tiết khô và lạnh đều là những yếu tố gây táo bón chủ yếu. Ngoài tác động tiêu cực đến chất lượng cuộc sống, táo bón cũng có thể gây ra các bệnh khác nhau.

Bác sĩ Teng Cheng Liang, giám đốc của Chi Teh Medical Clinic và Cheng-Liang Medical Clinic ở Đài Bắc (Đài Loan), đã giải thích các nguyên nhân khác nhau gây táo bón, đồng thời giới thiệu một số phương pháp trị liệu bằng thực phẩm và xoa bóp huyệt để kích thích nhu động ruột khỏe mạnh.

Ông Teng nói rằng theo định nghĩa y học, đại tiến ít hơn ba lần mỗi tuần được coi là táo bón và có thể ảnh hưởng đáng kể đến sức khỏe của một người.

Táo bón mãn tính gây ra sự tích tụ chất độc trong ruột, từ đó khiến cơ thể dễ hấp thụ các chất gây ung thư. Nó cũng làm tăng nguy cơ mắc nhiều tình trạng khác, chẳng hạn như mụn trứng cá, trầm cảm và tăng nguy cơ mắc bệnh tim...

Những người bị táo bón dễ mắc bệnh trĩ, nứt hậu môn, tiểu không tự chủ do căng thẳng, viêm túi thừa và các bệnh khác. Túi thừa là một mô phình ra trên thành ruột. Nếu phân rơi vào túi thừa, nó có thể gây viêm túi thừa, dẫn đến nhiễm trùng huyết - một căn bệnh đe dọa tính mạng.

Có người lo lắng khi một hai ngày không đại tiện. Bác sĩ Teng chỉ ra rằng khi tuổi tác tăng lên, nhu động ruột cũng như sức mạnh hấp thụ của dạ dày và ruột đều yếu đi, gây khó khăn cho việc đào thải chất cặn bã. Ông khuyến nghị mọi người nên thư giãn khi đại tiện và không cần uống thuốc nếu một hoặc hai ngày mới đi ngoài một lần. Dựa vào thuốc hoặc thuốc nhuận tràng có thể gây ra phản ứng cực đoan, chẳng hạn như tiêu chảy và táo bón xen kẽ.

Nguyên nhân chính của táo bón

Bác sĩ Teng chỉ ra rằng lý do chính của táo bón là do nhu động ruột chậm. Ruột non hấp thụ chất dinh dưỡng và ruột già hấp thụ nước. Khi nhu động ruột quá chậm và thức ăn nằm trong ruột già quá lâu, phân trở nên khô, cứng và khó đào thải ra ngoài.

Ngoài ra, khi ruột hấp thụ nước quá nhanh, táo bón có thể xảy ra.

Táo bón cũng liên quan mật thiết đến chức năng của hệ thần kinh ngoại biên. Tốc độ của nhu động có liên quan đến hệ thần kinh giao cảm và hệ thần kinh đối giao cảm. Hệ thống thần kinh giao cảm làm cho nhu động ruột chậm hơn và hệ thống thần kinh đối giao cảm làm cho nhu động ruột nhanh hơn.

Ví dụ, hệ thống thần kinh giao cảm sẽ kích hoạt khi bệnh nhân cảm thấy lo lắng về việc khám sức khỏe, khiến họ bị táo bón. Nhưng sau khi khám xong, hệ thống hoạt động trở lại bình thường. Cảm xúc phấn khích, chẳng hạn như đi du lịch, cũng kích hoạt hệ thống thần kinh giao cảm, làm tăng khả năng táo bón.

Ngược lại, cảm thấy không vui, khó chịu hoặc có những cảm xúc tiêu cực sẽ kích hoạt hệ thần kinh đối giao cảm, làm cho ruột di chuyển nhanh hơn và gây ra tiêu chảy.

Cảm xúc và táo bón

Trong y học cổ truyền Trung Quốc, táo bón được gọi là hội chứng dư thừa của dạ dày, tức là quá nhiều dương khí trong ruột. Theo thuyết động học đường ruột, người có dương khí mạnh thì nhu động ruột chậm, do đó mức độ nóng giận cũng tương đối nhiều hơn, dễ bị táo bón. Vậy nên, những người tràn đầy năng lượng nói chung dễ bị táo bón hơn.

Ngược lại, những người có nhu động ruột nhanh sẽ tiêu thụ dương khí dễ dàng và do thiếu tinh khí (năng lượng sống) nên thường cảm thấy mệt mỏi, không thích uống nước, chán nản và không quan tâm đến xung quanh.

Cuốn sách y học cổ truyền Trung Quốc “Hoàng Đế Nội Kinh” mô tả dạ dày là “chất dinh dưỡng của khí và huyết”. Y học cổ truyền tin rằng các cơ quan trong cơ thể được nuôi dưỡng bởi lá lách và dạ dày, trong đó, dạ dày kiểm soát khí dương của toàn bộ cơ thể. Bác sĩ Teng chỉ ra rằng ngay cả khi bệnh nhân mắc bệnh nặng, miễn là họ ăn ngon miệng, họ sẽ không dễ chết. Ngược lại, nếu người bệnh không ăn được thì tình trạng rất nguy hiểm.

10 nguyên nhân hàng đầu gây táo bón

    • Rối loạn chức năng nội tiết: Khi tuyến giáp hoạt động kém, chất nhầy và phù nề được tạo ra để làm chậm nhu động ruột.
    • Bệnh tiểu đường: Do các vấn đề về mạch máu, ruột trở nên nhạy cảm và nhu động ruột kém đi, dẫn đến táo bón và tiêu chảy xen kẽ.
    • Urê huyết: Một tình trạng trong đó lượng chất thải cao được lưu trữ trong máu ảnh hưởng đến thận.
    • Ung thư ruột kết hoặc trực tràng: Khối u chặn ruột.
    • Hội chứng ruột kích thích: Táo bón là do kích hoạt các dây thần kinh giao cảm do căng thẳng và lo lắng.
    • Túi thừa: Túi thừa quá lớn, ảnh hưởng đến nhu động.
    • Dùng thuốc tác động lên hệ thần kinh: Clozapine (Clozaril, Versacloz, FazaClo ODT).
  • Tổn thương tủy sống.
  • Bệnh đa xơ cứng: Điều này dẫn đến sự dẫn truyền thần kinh bất thường, ảnh hưởng đến nhu động ruột.
  • Hậu môn quá nhỏ và cần phải phẫu thuật chỉnh sửa.

Nguyên nhân gây táo bón cho bệnh nhân Parkinson

Bác sĩ Teng cho biết những bệnh nhân mắc bệnh thần kinh, chẳng hạn như Parkinson, dễ bị táo bón, một số bệnh nhân chỉ đi ngoài 7 đến 10 ngày một lần. Ông cho rằng có hai nguyên nhân chính khiến bệnh nhân Parkinson dễ bị táo bón:

  • Co cứng cơ toàn thân, kể cả co cứng nhu động ruột.
  • Bệnh nhân phải dùng Levodopa vì run tay, gây ức chế nhu động cơ trơn và làm cho tình trạng táo bón nặng hơn. Trên lâm sàng, bệnh nhân bị táo bón càng nặng thì run càng nặng.

Các bác sĩ Tây y thường kê đơn thuốc nhuận tràng để trị táo bón nhưng tác dụng phụ là tiêu chảy khiến người bệnh mệt mỏi. Mục tiêu của y học cổ truyền là tăng cường nhu động ruột để hỗ trợ thải độc tố.

Thói quen ăn uống để giảm táo bón

Ngoài táo bón do bệnh lý, các nguyên nhân khác gây chậm nhu động ruột có thể liên quan đến chế độ ăn uống, chẳng hạn như ăn quá nhiều thực phẩm giàu calo và không đủ chất xơ. Rượu cũng làm chậm nhu động ruột.

Bác sĩ Teng chỉ ra rằng những người bị táo bón nên trau dồi bảy thói quen sau:

  • Uống đủ nước.
  • Uống ít đồ uống chứa caffein.
  • Tránh đồ uống có cồn.
  • Ăn nhiều trái cây và rau củ hơn.
  • Ăn nhiều thực phẩm giàu chất xơ.
  • Ăn ít thực phẩm giàu chất béo, chẳng hạn như sữa.
  • Ăn ít thực phẩm giàu protein, chẳng hạn như thịt, trứng và pho mát.

Để tránh táo bón, cần ăn nhiều thực phẩm có thể giúp đào thải lành mạnh. Ăn nhiều rau và trái cây có nhiều chất xơ như táo, dâu tây, ngũ cốc giàu chất xơ, các loại đậu… có thể giúp phân đi qua ruột già nhanh chóng. Uống ít nhất tám ly nước mỗi ngày cũng sẽ hỗ trợ quá trình đào thải lành mạnh.

Liệu pháp thực phẩm theo y học cổ truyền để điều trị táo bón

  • Trà Wu Ren Wan (trà thuốc): Một phương thuốc thảo dược để thanh nhiệt, bôi trơn ruột và tiếp thêm sinh lực cho máu.
  • Trà địa hoàng: Địa hoàng có tính mát, dưỡng ẩm, bổ thận tráng dương. Ngoài việc giảm táo bón, nó còn có lợi trong việc cải thiện chứng mất ngủ và lượng đường trong máu cao.
  • Trà quế: Ngăn chặn sự thèm ăn, giảm nhiệt đường tiêu hóa và hỗ trợ giảm cân.

Xoa bóp bấm huyệt chống táo bón

Bác sĩ Teng cũng gợi ý rằng những người bị táo bón nên xoa bóp các huyệt liên quan đến dạ dày, có thể giúp loại bỏ triệu chứng.

Bác sĩ Teng cũng gợi ý rằng những người bị táo bón nên xoa bóp các huyệt liên quan đến dạ dày, có thể giúp loại bỏ triệu chứng.
Bác sĩ Teng cũng gợi ý rằng những người bị táo bón nên xoa bóp các huyệt liên quan đến dạ dày, có thể giúp loại bỏ triệu chứng. (The Epoch Times)

Thời điểm tốt nhất để đại tiện

Y học cổ truyền tin rằng hệ thống 12 kinh mạch của cơ thể tương ứng với 12 canh giờ (trong văn hóa cổ truyền Trung Hoa, mỗi canh giờ tương ứng với hai tiếng đồng hồ ngày nay). Kinh ruột già lưu thông từ 5 giờ sáng đến 9 giờ sáng, kinh mạch dạ dày hoạt động từ 7 giờ sáng đến 9 giờ sáng, kinh mạch lá lách là từ 9 giờ sáng đến 11 giờ sáng.

Bác sĩ Teng chỉ ra rằng vào buổi sáng, khí huyết tập trung ở hệ thống tiêu hóa và nhu động đường tiêu hóa; do đó, đây là thời điểm tốt nhất để đại tiện.

Theo Amber Yang & Alice Zhu từ The Epoch Times
Hoàng Tuấn biên dịch



BÀI CHỌN LỌC

10 nguyên nhân hàng đầu gây táo bón và 7 thói quen ăn uống cần tránh