10 loại thảo dược nổi tiếng trong y học cổ truyền (Phần 1)

Giúp NTDVN sửa lỗi

Đông y thường nhắc đến một số loại thảo dược như kỷ tử, táo tàu, địa hoàng, nhân sâm hay nấm linh chi… Vậy tác dụng thật sự của chúng là gì?

Táo tàu

Táo tàu, còn được gọi là táo tàu đỏ, là quả trưởng thành từ cây bụi hoặc cây nhỏ rụng lá thuộc họ rhamnosus. Táo tàu có vị ngọt, tính ấm. Nó có tác dụng bổ trung ích khí, dưỡng huyết an thần, hòa hoãn dược tính.

Ngoài ra, táo tàu cũng giúp cải thiện tỳ vị hư nhược dẫn đến mệt mỏi, chán ăn, đi ngoài phân lỏng; hoặc tình trạng thiếu máu, dễ cáu gắt ở phụ nữ. Mặt khác, bạn có thể kết hợp táo tàu với các vị thuốc mạnh khác để giảm bớt dược tính.

Việc sử dụng táo tàu làm thuốc lần đầu tiên được thấy trong cuốn Thần Nông Bản Thảo Kinh, ghi rằng: “Táo đỏ dưỡng tâm an thần, làm dịu khí dạ dày, thông cửu khiếu, bồi bổ khí. Sử dụng lâu dài có thể giúp cơ thể nhẹ nhàng, kéo dài tuổi thọ".

Theo khoa học hiện đại, vitamin C có trong táo tàu tươi là vua của tất cả các loại quả.

Cứ 100g táo tàu chứa 3.3g protein, 0.4g chất béo, 72.8g carbohydrate, canxi, phốt pho, sắt, caroten, niacin, vitamin B1, B2, C, P… có tác dụng tăng cường thể lực, làm chậm quá trình lão hóa.

Táo tàu giúp chống ẩm và sinh nhiệt, tạo cảm giác no lâu. Do đó, nó không phù hợp với những người bị chướng bụng, khó tiêu, nhiều giun trong ổ bụng, đau nhức do sâu răng, ho nhiệt đờm....

2. Địa hoàng

Địa hoàng là cây thân thảo, có rễ củ dùng làm thuốc bổ. Sản phẩm tươi được gọi là "Tiên địa hoàng", sản phẩm khô được gọi là "Sinh địa hoàng", và nó được gọi là "Thục địa hoàng" sau khi chế biến.

Loại thảo mộc này có công dụng thanh nhiệt, làm mát huyết, dưỡng âm, bồi bổ cơ thể, thích hợp để giải khát.

Địa hoàng có công năng dưỡng huyết, dưỡng âm, dưỡng tinh, dưỡng tuỷ, dùng chữa chứng vàng da do thiếu máu, chóng mặt, tim đập nhanh, mất ngủ, kinh nguyệt không đều, di mộng tinh, bốc hỏa, đổ mồ hôi đêm, tiểu đêm nhiều, khát nước do thận âm thiếu hụt, đau mỏi thắt lưng và đầu gối, chóng mặt, ù điếc tai...

Cuốn Thần Nông Bản Thảo Kinh liệt địa hoàng vào loại thảo mộc hàng đầu mà càng "dùng lâu thì càng nhẹ thân, trẻ mãi không già".

Khai Bảo Bản Thảo nói rằng, địa hoàng giúp “bổ ngũ tạng nội thương bất túc, thông huyết, ích khí”.

Địa hoàng thường được sử dụng trong y học hiện đại để điều trị hội chứng mãn kinh, chẳng hạn như lục vị địa hoàng hoàn, bách hợp địa hoàng thang, địa hoàng ẩm tử...

Người tỳ vị hư hàn và lạnh, phân lỏng không nên dùng; người nóng ẩm, tức ngực, không ăn không được thì không nên dùng riêng địa hoàng.

3. Hoàng Tinh

Hoàng tinh là thân rễ của cây thảo sống lâu năm thuộc họ Liliaceae (hành tỏi).

Loại thảo mộc này có tính bình, vị ngọt, tác dụng bổ khí, làm ẩm phổi, tăng cường cơ và xương, chủ yếu được dùng để chữa tỳ vị hư yếu, ho do phổi, đau nhức do phong thấp, thấp khớp và đái tháo đường.

Các thí nghiệm dược lý hiện đại đã chỉ ra rằng, hoàng tinh có thể thúc đẩy sự hình thành các globulin miễn dịch, cải thiện chức năng miễn dịch của cơ thể, có tác dụng chống mệt mỏi và chống lão hóa.

4. Hoàng kỳ

Hoàng kỳ là rễ phơi hay sấy khô của cây hoàng kỳ.

Nó thích hợp cho người mệt mỏi và nội thương, ngũ tạng suy nhược, già yếu, ốm yếu kinh niên, hồi hộp, khó thở, đổ mồ hôi trộm, tỳ vị hư nhược, sưng da, lở loét, chán ăn, thiếu khí, bọng mắt, di chứng tai biến mạch máu não...

Nghiên cứu hiện đại cho rằng hoàng kỳ chủ yếu chứa glycosid, polysaccharid, acid amin và các nguyên tố vi lượng… có tác dụng tăng chức năng miễn dịch, lợi tiểu, chống lão hóa, bảo vệ gan, hạ huyết áp, loại bỏ protein niệu, tăng cường co bóp cơ tim, thúc đẩy estrogen, có tác dụng giống estrogen và rộng hơn là tác dụng kháng khuẩn. Nó cũng có tác dụng hạ huyết áp và làm bền màng hồng cầu.

Cần lưu ý khi dùng hoàng kỳ: do có tính ấm, dùng riêng lẻ lâu ngày có thể làm tổn thương âm dịch. Vì vậy những người có thể trạng âm hư, mạch mỏng hẹp, lưỡi đỏ nên dùng kèm với thuốc dưỡng âm.

5. Câu kỷ

Câu kỷ (kỷ tử) là một loại cây bụi nhỏ mọc trên các sườn núi đầy nắng. Quả chín khô của nó được sử dụng làm thuốc.

Nó vị ngọt, tính hơi ôn, có chức năng nuôi dưỡng gan thận, cải thiện thị lực và làm ẩm phổi.

Kỷ tử có thể được sử dụng cho các chứng tiêu hao và thiếu hụt tinh khí, đau thắt lưng và đầu gối, chóng mặt và ù tai, nóng trong và khát nước, thiếu máu và huyết ứ, chóng mặt và các bệnh không rõ.

Cuốn Thần Nông Bản Thảo Kinh liệt câu kỷ vào hạng thượng phẩm, cho rằng nó "trấn yểm tà khí trong ngũ tạng, làm dịu cơn khát. Dùng lâu có thể kiên gân cốt, khinh thân, bất lão".

Bản Thảo Cương Mục của Lý Thời Trân có ghi: "Kỷ tử có vị ngọt, tính bình. Bồi bổ sự thiếu hụt của tinh khí, giúp dưỡng máu, trắng da, sáng mắt và xoa dịu thần kinh, giúp sống lâu hơn".

Nghiên cứu hiện đại đã xác nhận rằng quả kỷ tử rất giàu chất dinh dưỡng, nó không chỉ chứa nhiều polysaccharide, protein, axit amin tự do, taurine... mà còn chứa rất nhiều nguyên tố khoáng.

Câu kỷ còn có nhiều tác dụng khác như điều hòa miễn dịch, hạ đường huyết, hạ lipid máu và chống mệt mỏi.

Bảo Vy
Theo Aboluowang



BÀI CHỌN LỌC

10 loại thảo dược nổi tiếng trong y học cổ truyền (Phần 1)