13 bệnh ung thư có liên quan đến béo phì và đang ngày càng gia tăng (Phần 1)

Giúp NTDVN sửa lỗi

Các nghiên cứu đã phát hiện ra rằng nhiều bệnh ung thư có liên quan đến béo phì. Xã hội hiện đại chứng kiến sự gia tăng đột biến của tình trạng thừa cân. Tuy nhiên, chỉ bằng cách duy trì hai thói quen thông thường, bạn vẫn có thể vừa đạt được mục tiêu giảm cân vừa giảm thiểu nguy cơ mắc ung thư.

Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC), béo phì sẽ làm tăng nguy cơ mắc 13 loại ung thư, và những loại ung thư này chiếm 40% tổng số ca ung thư được chẩn đoán ở Hoa Kỳ mỗi năm.

Các bệnh ung thư liên quan đến béo phì bao gồm:

  • Ung thư vú
  • Ung thư ruột kết
  • Ung thư dạ dày
  • Ung thư gan
  • Ung thư thực quản (ung thư tuyến thực quản)
  • Ung thư tuyến tụy
  • Ung thư thận
  • Ung thư buồng trứng
  • Ung thư tử cung
  • Ung thư túi mật
  • Ung thư tuyến giáp
  • U màng não (một loại ung thư não)
  • Đa u tủy (một loại ung thư máu).
Béo phì sẽ làm tăng nguy cơ mắc 13 loại ung thư, và những loại ung thư này chiếm 40% tổng số ca ung thư được chẩn đoán ở Hoa Kỳ mỗi năm.
Béo phì sẽ làm tăng nguy cơ mắc 13 loại ung thư, và những loại ung thư này chiếm 40% tổng số ca ung thư được chẩn đoán ở Hoa Kỳ mỗi năm. (Sam Levin - CC BY 2.0)

Gia tăng rủi ro mắc bệnh ung thư liên quan đến béo phì

So với những người có cân nặng bình thường, nguy cơ mắc một số bệnh ung thư tăng đáng kể đối với những người béo phì hoặc thừa cân:

- Ung thư nội mạc tử cung: Nguy cơ cao gấp bảy lần đối với những người béo phì nặng, và cao gấp hai đến bốn lần đối với những người béo phì hoặc thừa cân.

- Ung thư thực quản: Nguy cơ cao gấp 4.8 lần đối với những người béo phì nghiêm trọng, và cao gấp 1.5 đến 3 lần đối với những người béo phì hoặc thừa cân.

- Ung thư dạ dày: Nguy cơ cao gấp đôi đối với người béo phì.

- Ung thư gan: Nguy cơ cao gấp đôi đối với những người béo phì hoặc thừa cân.

- Ung thư thận: Nguy cơ cao gấp đôi đối với những người béo phì hoặc thừa cân.

- Ung thư tuyến tụy: Nguy cơ cao gấp 1.5 lần đối với những người béo phì hoặc thừa cân.

- Ung thư đại trực tràng: Nguy cơ cao gấp 1.3 lần đối với những người béo phì hoặc thừa cân.

- Ung thư túi mật: Nguy cơ cao gấp 1.6 lần đối với người béo phì và 1.2 lần đối với người thừa cân.

- U màng não: Nguy cơ cao gấp 1.5 lần đối với người béo phì và 1.2 lần đối với người thừa cân.

- Ung thư vú (sau khi mãn kinh): Nguy cơ cao hơn 1.2 đến 1.4 lần đối với những người béo phì hoặc thừa cân.

- Ung thư tuyến giáp: Nguy cơ cao hơn 1.2 đến 1.3 lần đối với những người béo phì hoặc thừa cân.

- Đa u tủy: Nguy cơ cao hơn 1.1 đến 1.2 lần đối với những người béo phì hoặc thừa cân.

- Ung thư buồng trứng: Nguy cơ tăng 1.1 lần khi chỉ số khối cơ thể (BMI) tăng 5 điểm.

Từ năm 2005 đến 2014, trong số những trường hợp mắc ung thư mới ở Mỹ, các bệnh ung thư không liên quan đến béo phì đã giảm 13%.

Tuy nhiên, tỷ lệ mắc bệnh ung thư liên quan đến béo phì đã tăng 7%, ngoại trừ ung thư đại trực tràng, có thể được phát hiện và ngăn ngừa trước bằng sàng lọc.

Loại ung thư phổ biến nhất ở nam giới béo phì là ung thư đại trực tràng. Ở phụ nữ, đó là ung thư vú sau khi mãn kinh.

Trong số 13 loại ung thư trên, hơn 90% trường hợp ung thư mới xảy ra ở người từ 50 tuổi trở lên. Một người béo phì hoặc thừa cân càng lâu thì nguy cơ bị ung thư càng cao.

Một người béo phì hoặc thừa cân càng lâu thì nguy cơ bị ung thư càng cao.
Một người béo phì hoặc thừa cân càng lâu thì nguy cơ bị ung thư càng cao. (Unsplash)

Béo phì và ung thư: Nguyên nhân chung

Tiến sĩ Chih Ying Liao, giám đốc Khoa Xạ trị và Ung thư Tích hợp tại Bệnh viện MOHW Đài Trung ở Đài Loan, chỉ ra rằng béo phì chỉ là một trong những “biểu hiện kết quả” của các thói quen, lối sống kém lành mạnh và yếu tố trao đổi chất kém.

Bản thân những yếu tố nói trên đều có nguy cơ thúc đẩy ung thư.

Ví dụ, thường xuyên ăn đồ chiên rán, món tráng miệng, thịt nướng hoặc các thực phẩm không tốt cho sức khỏe khác và ít tập thể dục đều là những nguyên nhân gây béo phì cũng như ung thư.

Thịt sau khi chiên, áp chảo, nướng sẽ sinh ra các chất gây ung thư như amin dị vòng và hydrocacbon thơm đa vòng.

Đặc biệt, sau khi nướng hoặc chế biến bằng các phương pháp nấu nướng ở nhiệt độ cao khác, thịt đỏ (thịt lợn, thịt bò) có xu hướng tạo ra các sản phẩm cuối cùng của glycation (AGEs), dẫn đến tình trạng viêm mãn tính và tăng nguy cơ ung thư.

Nếu tiêu thụ quá nhiều món tráng miệng, đường trong chúng có thể liên kết với các phân tử protein trong cơ thể và sau một loạt phản ứng, cũng có thể tạo thành các sản phẩm cuối cùng của quá trình glycation.

Tình trạng viêm mãn tính kéo dài và hội chứng chuyển hóa liên quan đến béo phì, cũng như nồng độ insulin và các yếu tố tăng trưởng giống insulin cao hơn bình thường sẽ khiến các tế bào ung thư phát triển.

Trong cơ thể thường có tế bào ung thư lưu hành. Khi cơ thể khỏe mạnh, các tế bào miễn dịch có thể tiêu diệt tế bào ung thư.

Tuy nhiên, khi hệ thống trao đổi chất và hệ thống miễn dịch trở nên suy yếu, tế bào ung thư sẽ rất khó bị tiêu diệt. Béo phì cho phép các tế bào ung thư nhân lên dễ dàng và liên tục hơn.

Ngoài ra, một nghiên cứu được thực hiện tại Đài Loan vào năm 2017 đã xác nhận mối quan hệ giữa béo phì, tế bào mỡ và ung thư.

Các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng, một protein MCT2 trên màng tế bào ung thư vú hoạt động như một cổng, gửi các chất chuyển hóa được các tế bào mỡ tiết ra đến các tế bào ung thư vú dưới dạng chất dinh dưỡng, do đó giúp các tế bào ung thư vú phát triển.

(*) Ảnh chủ đề: Tổng hợp từ Unsplash và Marco Verch Professional Photographer - CC BY 2.0

(Còn tiếp)

Theo The Epoch Times tiếng Anh
Bảo Vy biên dịch

Health 1+1 là nền tảng thông tin y tế và sức khỏe có thẩm quyền nhất của Trung Quốc ở nước ngoài, chuyên đưa tin mới nhất về virus corona, phòng ngừa, điều trị, nghiên cứu khoa học và chính sách, cũng như các bệnh ung thư, bệnh mãn tính, sức khỏe cảm xúc và tinh thần , miễn dịch, bảo hiểm y tế và các khía cạnh khác để cung cấp cho người đọc sự chăm sóc và giúp đỡ đáng tin cậy.



BÀI CHỌN LỌC

13 bệnh ung thư có liên quan đến béo phì và đang ngày càng gia tăng (Phần 1)