1/3 số binh sĩ quân đội Mỹ từ chối tiêm vaccine COVID-19 và hơn một nửa số người Mỹ không muốn tiêm vaccine

Giúp NTDVN sửa lỗi

Dù hiện giờ thế giới đang “nở rộ” các loại vaccine ngừa COVID-19, và các kênh truyền thông dòng chính luôn “quảng bá” vaccine an toàn và hiệu quả cao, nhưng một cuộc khảo sát cho thấy hơn một nửa số người Mỹ có kế hoạch trì hoãn việc tiêm vaccine hoặc từ chối tiêm hoàn toàn. Thậm chí ⅓ số binh lính Mỹ đã từ chối tiêm vaccine COVID-19, bất chấp mức độ lây nhiễm đáng kể trong lực lượng quân đội.

Theo dailymail.co.uk, cuộc khảo sát mới cho thấy hơn một nửa số người Mỹ nói rằng họ muốn trì hoãn việc tiêm vaccine COVID-19 cho đến khi biết thêm thông tin, hoặc thậm chí từ chối tiêm hoàn toàn.

Chỉ 41% trong số những người được khảo sát cho biết họ mong muốn được tiêm phòng càng sớm càng tốt (theo dự án của Tổ chức Gia đình Kaiser).

Theo nghiên cứu của Kaiser được thực hiện vào tháng 1/2021, trong số những người không muốn tiêm vaccine, 31% cho biết họ muốn chờ xem thêm kết quả từ vaccine, 13% nói rằng họ chắc chắn sẽ không tiêm, và 7% nói rằng họ sẽ chỉ tiêm nếu họ bị bắt buộc phải làm như vậy tại trường học, cơ quan hoặc trong các sự kiện hoạt động khác.

Cuộc khảo sát với 1.563 người trưởng thành ở Mỹ cũng chỉ ra rằng đảng Cộng hòa, người gốc Phi, gốc Tây Ban Nha, các hộ gia đình có thu nhập thấp hơn và những người lớn tuổi ở nông thôn là những nhóm miễn cưỡng tiêm vaccine nhất.

43% người trưởng thành gốc Phi và 37% người gốc Tây Ban Nha cho biết họ muốn ngừng tiêm vaccine cho đến khi biết rõ thêm về chúng, trong khi 26% người da trắng cũng cùng quan điểm như vậy. Trong khi đó, 43% thanh niên từ 18 đến 29 tuổi cho biết họ muốn “chờ xem” vaccine có tác dụng như thế nào.

Cuộc khảo sát cho thấy, những người sẵn sàng tiêm vaccine COVID-19 chủ yếu là những người từ 65 tuổi trở lên, đảng viên Đảng Dân chủ và những người có tình trạng sức khỏe đặc biệt yếu kém.

Việc nhiệt tình tiêm vaccine cũng được phân chia theo đảng phái: 64% đảng viên Dân chủ cho biết họ đã được tiêm phòng hoặc muốn tiêm phòng càng sớm càng tốt; chỉ 32% đảng viên Đảng Cộng hòa cũng nói như vậy, trong đó 25% chắc chắn từ chối tiêm vaccine.

68% những người không muốn tiêm vaccine COVID-19 nói rằng họ lo ngại về tác dụng lâu dài của thuốc, trong khi 59% lo ngại các tác dụng phụ nghiêm trọng của vaccine. 55% cho biết họ tin rằng vaccine không an toàn như các hãng dược tuyên bố, và 53% cho biết họ cảm thấy vaccine không hiệu quả như truyền thông và hãng dược đã tuyên bố. Và dưới ⅓ số người lo lắng rằng vaccine có thể gây ra virus.

Những lo ngại này không có gì đáng ngạc nhiên khi nhiều loại vaccine ngừa COVID-19 đang nhanh chóng tung ra thị trường, đã bỏ qua quá trình thử nghiệm vaccine điển hình, bao gồm cần thời gian nghiên cứu phát triển lâu, và thông thường thử nghiệm lâm sàng phải trải qua ba giai đoạn bắt buộc. Những vaccine đã được cấp phép lưu hành trên thị trường (sau thử nghiệm giai đoạn 3) phải được xác nhận tính an toàn trong quá trình sử dụng (thử nghiệm sau cấp phép), với số lượng đối tượng thử nghiệm có thể lên tới hàng chục nghìn người.

Theo trợ lý giáo sư Jeanette B. Ruiz, tốc độ nghiên cứu phát triển vaccine là điểm chung đáng lo ngại, khi nhiều người tự đặt câu hỏi: Liệu quá trình chạy đua với thời gian để cho ra vaccine sớm nhất có khiến tính hiệu quả và an toàn của vaccine bị cắt giảm hay không?

Những lý do hàng đầu để nhiều người chần chừ không tiêm vaccine COVID-19 là do lo lắng về tác dụng phụ, phản ứng dị ứng, và nghi ngờ về tính hiệu quả của nó.

Một cuộc thăm dò do YouGov thực hiện vào tháng 1/2021 cho thấy người dân Mỹ hoài nghi về vaccine COVID-19 nhiều hơn các quốc gia khác. Ở Anh, 73% người nói rằng họ sẽ tiêm vaccine và tỷ lệ tương ứng lần lượt với 70% ở Đan Mạch, 69% ở Ấn Độ, 68% ở Mexico và 64% ở Úc.

Theo Tiến sĩ Anthony Fauci cho biết, khoảng 75 đến 85% người Mỹ sẽ cần tiêm vaccine để "kiểm soát" đại dịch, và Tổng thống Biden đã công bố kế hoạch tiêm chủng cho 150 triệu người Mỹ trong vòng 100 ngày đầu cầm quyền.

Tất nhiên, sẽ rất khó để đạt được những mục tiêu đó khi một số loại vaccine trên thị trường, đang cho thấy có liên quan đến những phản ứng phụ như sốc phản vệ, dị ứngthậm chí tử vong.

Còn theo Forbes, ngày 17/2 các quan chức Lầu Năm Góc vừa cho biết 1/3 số binh sĩ trong quân đội Mỹ đang từ chối tiêm vaccine COVID-19.

Phó Giám đốc phụ trách hoạt động của Bộ Tham mưu Liên quân, Tướng Jeff Taliaferro trong phiên điều trần tại Ủy ban Hạ viện cho biết, dựa trên “dữ liệu có từ rất sớm” cho thấy khoảng ⅓ binh sĩ quân đội Mỹ có khả năng từ chối tiêm vaccine COVID-19.

Theo các quan chức Lầu Năm Góc, 359.000 quân nhân đã được tiêm mũi vaccine đầu tiên, và 147.000 người đã tiêm cả 2 mũi vaccine COVID-19.

Người phát ngôn Lầu Năm Góc John Kirby nói với truyền thông sau phiên điều trần ngày 17/2 rằng, tỷ lệ chấp nhận tiêm vaccine trong quân đội cũng gần tương đương với tỷ lệ chấp nhận vaccine trong xã hội Mỹ.

Tính đến ngày 29/1, khoảng 35 triệu người ở Mỹ đã tiêm một hoặc cả hai liều vaccine COVID-19. Cho đến nay, chỉ có vaccine Pfizer và Moderna được Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ (FDA) cấp Giấy phép Sử dụng Khẩn cấp tại Mỹ.

Theo dữ liệu ngày 29/1, 453 trong số 501 trường hợp tử vong được ghi nhận là ở Mỹ. 53% số người tử vong là nam giới, 43% là nữ giới, các trường hợp tử vong còn lại không liệt kê giới tính của người đã chết. 59% số người tử vong đã sử dụng vaccine Pfizer, trong khi 41% sử dụng vaccine Moderna.

Dữ liệu cũng bao gồm 690 báo cáo về phản ứng sốc phản vệ đối với vaccine Pfizer hoặc Moderna, trong số đó vaccine Pfizer chiếm tỷ lệ 76%, vaccine Moderna chiếm 24%.

Ngoài 2 loại vaccine nổi tiếng thế giới của hai hãng Pfizer và Moderna, còn có vaccine Sputnik V của Nga. Vaccine này được phê chuẩn chỉ sau chưa đầy 2 tháng thử nghiệm lâm sàng.

Theo một khảo sát thực hiện trên hơn 3.000 nhân viên y tế Nga, phần lớn các bác sĩ nước này không cảm thấy thoải mái nếu bị buộc phải tiêm vaccine Sputnik V vì thiếu dữ liệu về vaccine, và quá trình phê chuẩn quá nhanh.

Quốc Hưng



BÀI CHỌN LỌC

1/3 số binh sĩ quân đội Mỹ từ chối tiêm vaccine COVID-19 và hơn một nửa số người Mỹ không muốn tiêm vaccine