2 loại rau củ giúp đào thải axit uric và tạm biệt bệnh gút

Giúp NTDVN sửa lỗi

Để giảm đau do gút, người bệnh cần ăn nhiều hơn các loại rau quả và trái cây, hạn chế thịt, đặc biệt là nội tạng động vật. Vậy 2 loại rau nào tối ưu nhất trong việc loại bỏ axit uric.

Nguyên nhân nào khiến nồng độ axit uric trong cơ thể tăng cao?

Tây y cho rằng bệnh gút là do rối loạn chuyển hóa purin trong cơ thể người bệnh, tạo ra quá nhiều axit uric hoặc rối loạn đào thải axit uric, sẽ gây ra tình trạng tăng axit uric trong máu.

Khi các tinh thể urat dần dần lắng đọng trong khớp hoặc các mô khác, chúng có thể gây đau khớp nghiêm trọng theo thời gian.

Những cơn đau dữ dội của bệnh gút còn có thể tái phát, cơn đau không những bất thường mà còn có thể gây biến dạng khớp và khiến người bệnh gặp khó khăn trong vận động.

Chìa khóa để điều trị bệnh gút là đào thải urat càng sớm càng tốt và giảm thiểu lượng axit uric vào cơ thể càng nhiều càng tốt.

Người bệnh phải hạn chế uống rượu, giảm thức ăn có nhiều purin (chủ yếu là thịt, nhất là nội tạng động vật), ăn nhiều thức ăn ít purin (chủ yếu là rau và trái cây).

Những loại rau được giới thiệu sau đây như bí đao, dưa chuột rất hữu hiệu cho việc đào thải axit uric.

Hai loại rau tốt nhất giúp loại bỏ axit uric

1. Bí đao

Bí đao có thể giúp thanh nhiệt, hóa đàm, lợi tiểu và giảm cơn khát.

Đề xuất món: Canh bí đao

Nguyên liệu: 250 gram bí đao, gừng, hành lá, muối lượng thích hợp.

Cách thực hiện:

(1) Rửa sạch bí đao, gọt vỏ và cắt miếng. Băm nhuyễn hành và gừng.

(2) Cho nước vào nồi, thêm bí đao và gừng băm vào. Đun sôi nước trên lửa lớn, sau đó chuyển sang lửa nhỏ và đun thêm khoảng 2 phút.

(3) Thêm một lượng muối thích hợp và rắc hành lá cắt nhỏ lên trên.

Công hiệu:

Canh bí đao có tính thanh nhiệt, lợi tiểu. Người bệnh thận, phù thũng hoặc bị gút có thể ăn thường xuyên.

Tuy nhiên, bí đao có tính lạnh, nếu bệnh nhân thuộc nhóm người thận thiếu, tỳ vị hư nhược, ốm yếu kinh niên, thiếu dương, chân tay lạnh hoặc phụ nữ đang hành kinh thì nên cẩn thận.

2. Dưa chuột

Theo y học cổ truyền, bệnh gút thuộc chứng “đau khớp". Nguyên nhân của nó được chia thành nhiều loại, chẳng hạn như loại huyết nhiệt xâm nhập, loại hàn thấp tý, loại thấp nhiệt tý, loại huyết ứ đàm trệ, loại tỳ hư thấp trệ, gan thận hư tổn…

Nói chung, đối với mỗi tình trạng khác nhau, bệnh nhân cần có cách điều trị tương ứng.

Dưa chuột vị ngọt, tính bình, mát, không độc, đi vào tỳ vị, dạ dày và ruột già, có tác dụng thanh nhiệt, lợi tiểu và giải độc.

Nó chủ yếu được dùng để chữa các chứng như polydipsia (khát nước quá mức), đau họng. Ngoài tác dụng thanh nhiệt và giải độc hiệu quả, dưa chuột còn có tác dụng tán phong nhiệt, giảm đau nhức.

Tây y cũng khẳng định dưa chuột có thể giúp giảm nồng độ axit uric trong cơ thể. Thí nghiệm cho thấy chất silicon có trong dưa chuột giúp tăng cường sức khỏe của các mô liên kết khớp, đồng thời có thể giảm đau viêm khớp và đau gút hiệu quả.

Đề xuất: Nước ép cà rốt dưa chuột

Nguyên liệu: 1 quả dưa chuột, 1 củ cà rốt

Cách thực hiện:

(1) Bỏ đầu và đuôi của dưa chuột và cà rốt.

(2) Cho dưa chuột và cà rốt vào máy ép, xay nhuyễn. Sau đó, đổ nước ép dưa chuột và cà rốt đã vắt vào cốc.

Công hiệu:

Nước ép từ dưa chuột và cà rốt không chỉ có hương vị thơm ngon mà còn làm giảm nồng độ axit uric trong cơ thể, giảm đau khớp và đau gút hiệu quả.

Bảo Vy
Theo Secret China



BÀI CHỌN LỌC

2 loại rau củ giúp đào thải axit uric và tạm biệt bệnh gút