3 thay đổi trong cơ thể báo hiệu mạch máu bị tắc nghẽn, huyết khối

Giúp NTDVN sửa lỗi

Khi hàm lượng cholesterol và chất béo trong cơ thể con người quá cao, máu chảy chậm ở một số nơi sẽ xảy ra hiện tượng kết tủa, lâu dần hình thành các mảng xơ vữa động mạch…

Nếu các mảng này bong ra, các chất đông trong máu sẽ tích tụ lại, từ đó hình thành cục máu đông.

Do huyết khối liên tục di chuyển trong các mạch máu nên có thể gây tắc nghẽn bất cứ lúc nào. Vì thế, cơ thể cũng sẽ biểu hiện ra các triệu chứng khác nhau.

Ba thay đổi trong cơ thể cho thấy mạch máu bị tắc nghẽn

1. Tê tay chân sau khi ngủ dậy

Khi ngủ, các cục máu đông không ngừng di chuyển trong tuần hoàn mạch máu. Lúc này, do cơ thể duy trì ở trạng thái tĩnh khá lâu nên huyết khối có thể gây ra tình trạng tắc nghẽn.

Nếu một mạch máu bị tắc nghẽn, thì các bộ phận tương ứng trong cơ thể sẽ không được cung cấp đủ máu, tay chân dễ bị tê mỏi, làm nhiệt độ giảm xuống.

Do đó, sau khi ngủ dậy, nếu bạn thường xuyên cảm thấy tê tay chân và tình trạng không thuyên giảm trong thời gian ngắn, kể cả trong ngày thì bạn có thể đang bị tắc nghẽn mạch máu.

2. Phù không đối xứng hai chi dưới

Nhân viên văn phòng ngồi nhiều, ít vận động cũng dễ dẫn đến tình trạng phù nề. Nếu bạn phát hiện tình trạng phù chân ở các mức độ khác nhau, thì đây thường là hiện tượng huyết khối tĩnh mạch sâu chi dưới.

Hiện tượng này có nghĩa là một cục máu đông xảy ra ở một bên của chi dưới làm tắc nghẽn mạch máu, lúc này phần lớn máu lưu thông một bên nhưng bên còn lại không được cung cấp máu.

Tình trạng nói trên đương nhiên sẽ khiến một bên chân bị phù, trong khi bên còn lại phù ít hoặc không phù.

3. Tức ngực

Huyết khối là bệnh lý mạch máu toàn thân, ảnh hưởng đến nhiều bộ phận trong cơ thể, trong đó thần kinh tim và não bị ảnh hưởng nhiều nhất, một khi động mạch tim bị tắc nghẽn thì tình trạng thiếu máu tim, tức ngực dễ xảy ra.

Bệnh thiếu máu tim cục bộ và bệnh mạch vành cũng có thể xảy ra nếu quá nhiều mạch máu bị tắc nghẽn. Nếu xảy ra hiện tượng này, bạn nên đến bệnh viện để kiểm tra kịp thời.

Trước tình trạng huyết khối, chúng ta có thể thực hiện những biện pháp nào để ngăn ngừa và giảm thiểu xác suất xảy ra?

Cách ngăn ngừa và giảm nguy cơ hình thành cục máu đông

1. Xây dựng thói quen tập thể dục

Hàng ngày trước khi đi ngủ hoặc khi nghỉ ngơi nên xoa bóp tay chân, dùng đá cuội hoặc gậy xoa bóp ấn vào vùng cơ đang căng, giúp thư giãn cơ, xương, thông mạch máu.

Ngoài ra, bạn cũng có thể tập thể dục thường xuyên cũng là một cách tốt để thúc đẩy quá trình lưu thông máu và ngăn ngừa cục máu đông.

2. Dùng thuốc chống đông máu

Vì huyết khối cần có sự tham gia của các chất đông máu, nên việc dùng hợp lý một số loại thuốc chống đông máu cũng có thể giảm nguy cơ hình thành cục máu đông.

Tuy nhiên, khi dùng thuốc, trước hết bạn phải tham khảo lời khuyên của bác sĩ và xây dựng liệu pháp điều trị phù hợp. Không nên tự ý mua thuốc vì sử dụng không đúng cách cũng làm tăng nguy cơ vỡ mạch máu.

3. Hạn chế thức ăn nhiều dầu mỡ

Mức cholesterol trong máu càng cao thì khả năng hình thành cục máu đông càng lớn. Hàm lượng cholesterol có mối quan hệ nhất định với hàm lượng chất béo trong cơ thể.

Thông thường, nếu bạn ăn ít các thực phẩm có hàm lượng calo cao, bạn có thể giảm lượng cholesterol trong cơ thể, đồng thời giảm xác suất hình thành cục máu đông một cách tự nhiên.

4. Uống nhiều nước

Việc chờ khát khô cổ mới uống nước có thể làm tăng nguy cơ hình thành cục máu đông. Vì ít nước trong mạch máu đồng nghĩa với việc máu đặc hơn. Lúc này, cholesterol và các chất khác trong máu dễ bị kết tủa và hình thành huyết khối.

Những người ít uống nước trong thời gian dài có xác suất hình thành cục máu đông cao hơn so với những người uống nước thường xuyên.

Nói chung, bạn nên hình thành thói quen uống nước thường xuyên, đừng chỉ uống khi khát. Ngoài ra, bạn cần đảm bảo uống khoảng 1500ml nước mỗi ngày. Đặc biệt, bạn hãy uống một cốc nước sau khi thức dậy vào buổi sáng.

Hoàng Tuấn
Theo Secret China



BÀI CHỌN LỌC

3 thay đổi trong cơ thể báo hiệu mạch máu bị tắc nghẽn, huyết khối