3 triệu chứng trên miệng báo hiệu dạ dày nhiễm vi khuẩn Helicobacter pylori

Giúp NTDVN sửa lỗi

Helicobacter pylori là vi khuẩn tồn tại trong lớp nhầy trên bề mặt niêm mạc dạ dày. Chúng hấp thụ chất dinh dưỡng trong cơ thể người và có khuynh hướng tấn công niêm mạc dạ dày, gây ra hàng loạt bệnh lý, thậm chí có thể dẫn đến ung thư dạ dày.

Người xưa thường nói: "Bệnh từ miệng mà vào". Nếu bạn không chú ý đến vệ sinh ăn uống, cộng với thói quen sinh hoạt kém lành mạnh, thì điều đó sẽ tạo cơ hội cho vi khuẩn Helicobacter pylori (HP) xâm nhập và phát triển.

Nhưng không dễ để bạn phát hiện sự tồn tại của vi khuẩn Helicobacter pylori trong cơ thể, một số người chỉ đến khi xuất hiện triệu chứng đau đớn, khó chịu và khám nội soi mới được chẩn đoán kết quả dương tính.

Vì vậy, việc tìm hiểu các dấu hiệu sớm cho thấy cơ thể đã nhiễm khuẩn HP là rất quan trọng. Thực ra, nếu dạ dày của bạn có Helicobacter pylori, thì miệng có thể biểu hiện ra 3 triệu chứng dưới đây:

Các triệu chứng cho thấy dạ dày nhiễm vi khuẩn Helicobacter pylori

1. Nhiễm khuẩn HP có thể khiến lưỡi hình thành lớp phủ dày

Sau khi vi khuẩn Helicobacter pylori xâm nhập vào cơ thể, nó sẽ tác động đến khả năng tiêu hóa và hấp thụ của dạ dày, đồng thời cũng gây ra chứng khó tiêu, đau dạ dày cho người bệnh.

Điều này không chỉ làm giảm chức năng của đường tiêu hóa, mà còn khiến thức ăn không thể tiêu hóa hết và tích tụ lại, lúc này lớp phủ lưỡi màu trắng cũng xuất hiện rõ rệt.

2. Chất độc tích tụ do Helicobacter pylori có thể gây vàng răng

Tại sao răng của một số người vẫn chuyển sang màu ố vàng dù họ đánh răng đều đặn mỗi ngày?

Nguyên nhân có thể là do vi khuẩn Helicobacter pylori gây ảnh hưởng đến khả năng tiêu hóa và hấp thụ của dạ dày.

Khi chức năng của dạ dày giảm xuống, phần lớn thức ăn tích tụ trong dạ dày không thể tiêu hóa và hấp thụ kịp thời, do đó liên tục sinh ra độc tố. Các độc tố này dần tích tụ lại, và chúng phản ánh thông qua màu răng, khiến răng chuyển sang ố vàng.

3. Vi khuẩn HP gây ra mùi nặng cho hơi thở

Hôi miệng là điều mà ai cũng gặp phải và thường có thể được loại bỏ bằng cách đánh răng.

Nhưng mùi hôi ở người nhiễm Helicobacter pylori không dễ giải quyết bằng biện pháp chải răng hàng ngày, bởi vì mùi hôi này có thể do chính khuẩn HP gây ra.

Do đó, để khử sạch mùi hôi trong răng miệng, bạn cần loại bỏ hoàn toàn Helicobacter pylori thì mới có hiệu quả.

Làm gì khi nhiễm vi khuẩn Helicobacter pylori?

1. Người nhiễm khuẩn HP nên kiểm tra thường xuyên

Nếu bạn có kết quả dương tính với khuẩn Helicobacter pylori, thì trước tiên bạn cần tiến hành kiểm tra toàn diện, đồng thời xác định loại và mức độ nhiễm trùng.

Chỉ khi chẩn đoán được tình trạng bệnh, thì bác sĩ mới có thể đưa ra phương án điều trị tương ứng.

Vì sao phát hiện sớm rất quan trọng? Vì nhờ việc phát hiện sớm, bạn mới có thể điều trị kịp thời mà không lo ảnh hưởng xấu về lâu dài.

2. Bảo vệ niêm mạc dạ dày để ngăn ngừa khuẩn HP làm tổn thương và gây viêm teo dạ dày

Do vi khuẩn Helicobacter pylori có thể trực tiếp làm tổn thương và gây viêm teo dạ dày, nên bạn cần áp dụng biện pháp bảo vệ niêm mạc và thành dạ dày để tránh ảnh hưởng đến chức năng tiêu hóa.

Nếu tình trạng nhiễm khuẩn được phát hiện sớm kết hợp với niêm mạc dạ dày được bảo vệ, thì bạn có thể kiểm soát hiệu quả sự phát triển của viêm dạ dày mãn tính, đồng thời tránh được nguy cơ ung thư dạ dày.

3. Chế độ ăn uống là rất quan trọng đối với người nhiễm khuẩn HP

Trong trường hợp bị viêm nhiễm dạ dày, ngoài việc dùng thuốc, bạn cũng nên điều chỉnh chế độ ăn uống. Vì chế độ ăn uống có thể thúc đẩy chức năng dạ dày và giúp kiểm soát bệnh.

Chế độ ăn uống hợp lý tránh làm tăng gánh nặng cho dạ dày, người bệnh có thể bổ sung một số vitamin và thực phẩm giàu đạm, tăng cường thể lực đúng cách có thể bảo vệ sức khỏe đường tiêu hóa một cách hiệu quả.

Tóm lại, nếu bạn có kết quả dương tính với khuẩn Helicobacter pylori, thì bạn phải chú ý đến nó. Loại vi khuẩn này vừa nguy hiểm vừa không đáng lo ngại.

Không đáng lo ngại ở chỗ, nếu bạn phát hiện sớm và áp dụng các biện pháp điều trị kịp thời, thì có thể loại bỏ hoàn toàn sự tồn tại của khuẩn HP trong dạ dày, bảo vệ cơ thể khỏi nguy cơ ung thư về lâu dài.

Tuy nhiên, điều nguy hiểm ở chỗ, nếu bạn chủ quan và không tuân theo một chế độ ăn uống - sinh hoạt hợp lý, thì nó có thể gây ra nhiều bệnh khác nhau, chẳng hạn như viêm dạ dày mãn tính, viêm loét dạ dày… Đây đều là những nguyên nhân chính dẫn đến bệnh ung thư.

Bảo Vy
Theo Aboluowang



BÀI CHỌN LỌC

3 triệu chứng trên miệng báo hiệu dạ dày nhiễm vi khuẩn Helicobacter pylori