4 dấu hiệu báo động mạch của bạn đang bị tắc nghẽn và những cách ngăn ngừa chúng

Giúp NTDVN sửa lỗi

Nếu chúng ta bị chảy nước dãi vô thức khi ngủ, hay thậm chí đang thức, thì đó có thể là tín hiệu cầu cứu của mạch máu cơ thể. Ngoài ra, còn có 3 dấu hiệu khác giúp phát hiện mạch máu đang bị tắc nghẽn...

Mạch máu là một phần không thể thiếu của hệ tuần hoàn, giúp vận chuyển nước, oxy, CO2 và các chất dinh dưỡng đến các cơ quan trong cơ thể, đặc biệt là não và tim. Khi bị tắc nghẽn, nó có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm như đột quỵ hay nhồi máu não. Các chuyên gia cho thấy có 4 dấu hiệu có thể phát hiện được tình trạng tắc nghẽn mạch máu.

#4. Khó thở

Nếu chúng ta dễ thở hổn hển sau khi hoạt động, và thường xuyên bị khó thở, tim đập nhanh, chóng mặt, thở gấp… thì nên đến bệnh viện để kiểm tra xem có vấn đề về mạch máu hay không. Vì chúng là những tín hiệu báo động cho thấy mạch máu não hoặc tim mạch có vấn đề.

#3. Tức ngực và đau ngực

Cảm giác tức ngực thường xảy ra khi bị kích động, căng thẳng hoặc suy sụp tinh thần. Hay đau ngực thường xuất hiện sau khi tập thể dục hoặc gắng sức, cảm giác đau có thể ở ngực, lưng, cánh tay, vai và các vị trí khác. Đây có thể là những triệu chứng của tình trạng mạch vành bị tắc nghẽn. Hậu quả thường gây ra những cơn đau thắt ngực, nhồi máu cơ tim, thậm chí trong trường hợp nặng có thể gây ra đột tử, ví dụ tập quá sức.

#2. Chóng mặt

Chóng mặt là một trong những triệu chứng thường gặp của bệnh tắc nghẽn mạch máu não, đặc biệt là khi thức dậy vào sáng sớm. Ngoài chóng mặt, bệnh nhân có thể bị đau đầu, lú lẫn, hay quên trong lúc đang suy nghĩ - đối với những trường hợp bị nhồi máu não nặng.

#1. Chảy nước dãi một cách vô thức

Chảy nước dãi không tự chủ khi ngủ, hoặc kể cả thức, đặc biệt khi chỉ chảy nhiều một bên miệng. Dấu hiệu này có thể là tín hiệu báo động của tình trạng tắc nghẽn mạch máu não do cục máu đông. Nó khiến cơ vùng hầu họng không thể phối hợp hoạt động với nhau.

Tắc nghẽn mạch máu đều có thể để lại những hậu quả nghiêm trọng. Do đó, khi phát hiện tắc nghẽn mạch máu, các bác sĩ thường khuyên bệnh nhân nên dùng thuốc tiêu huyết khối, đặt stent, nong bóng hay bắc cầu mạch máu. Chúng đều là những phương pháp điều trị tốt được dùng sau khi mạch máu đã bị tắc.

Điều chúng ta thường mong muốn là phòng bệnh hơn chữa bệnh. Dưỡng huyết là một trong những cách giúp chúng ta phòng ngừa tắc nghẽn mạch máu. Nó là điều đơn giản có thể thực hành mỗi ngày và được áp dụng cho cả nam lẫn nữ.

Dưỡng huyết và ngăn ngừa lão hóa mạch máu

1. Ăn nhiều “người nhặt rác mạch máu”
Mạch máu cũng như những cơ quan khác, cũng cần năng lượng và tiêu hóa. Trong quá trình tiêu hóa, chúng tạo ra nhiều chất thải, hay còn gọi “rác mạch máu”. Táo gai, bột yến mạch, nấm đen, quất, cà tím, khoai lang, tỏi và hành tây là 8 loại thực phẩm chính có thể nhặt rác trong mạch máu, làm thông mạch và duy trì độ đàn hồi cho thành mạch. Ngoài ra, giấm cũng có thể giúp làm mềm mạch máu và giảm lipid máu.

2. Tiêu thụ nhiều thực phẩm giàu arginine
Arginine có thể thúc đẩy việc giải phóng nitric oxide trong cơ thể, làm giãn mạch máu và tăng lưu lượng máu. Thực phẩm giàu arginine bao gồm sâm biển, chạch, lươn, quả óc chó, vừng, khoai mỡ, bạch quả, đậu phụ, hạt hướng dương, v.v..

Quả óc chó là một trong những món ăn rất tốt cho tim mạch... (Pixabay)

3. Bổ sung acid folic
Thiếu acid folic và vitamin B6, B12 trong thức ăn sẽ làm tăng hàm lượng cysteine ​​trong máu, dễ làm tổn thương tế bào nội mô mạch máu, thúc đẩy hình thành các mảng xơ vữa động mạch. Khuyến cáo người trung niên và cao tuổi, đặc biệt là bệnh nhân tim mạch nên ăn nhiều thực phẩm giàu acid folic như rau dền, mồng tơi, măng tây, các loại đậu, nấm men, táo, cam quýt.

4. Sử dụng thực phẩm có chứa acid béo không bão hòa
Thịt cá rất giàu methionine, lysine, proline và taurine, có thể cải thiện độ đàn hồi của mạch máu, và giúp bài tiết muối. Ngoài ra, dầu cá chứa acid béo không bão hòa có thể bảo vệ tế bào nội mô mạch máu, giúp giảm lipid, giảm lắng đọng chất béo và giúp cải thiện chức năng tiêu sợi huyết.

5. Ăn nhiều thực phẩm chống đông máu và giảm lipid tự nhiên
Tỏi, hành tây, hẹ tây, hoa cúc, nấm đông cô, măng tây, dâu tây và dứa, những thực phẩm có tác dụng chống đông máu nhất định, giúp ngăn ngừa hình thành huyết khối trong mạch máu. Cà chua, nho và cam, những quả có chứa một lượng nhỏ chất chống đông máu acid salicylic, có tác dụng tương tự như thuốc aspirin.

Thực phẩm giảm béo bao gồm tảo xoắn, rau mùi tây, cà rốt, táo gai, rong biển, tảo bẹ, quả óc chó, dầu ô liu và dầu mè. Những thực phẩm giúp giảm quá trình hình thành mảng xơ vữa mạch máu.

6. 2 viên chocolate trong 1 tuần
Sô-cô-la đen có chứa chất flavonoid chống oxy hóa tự nhiên, có thể ngăn chặn mạch máu bị xơ cứng, đồng thời tăng sức sống cho cơ tim và giúp cơ thư giãn.

Sô cô la cũng có những lợi ích sức khỏe đáng kể, đặc biệt là sô cô la đen chất lượng cao có thể giúp phụ nữ tránh bị suy tim. 
Sô cô la cũng có những lợi ích sức khỏe đáng kể, đặc biệt là sô cô la đen chất lượng cao có thể giúp phụ nữ tránh bị suy tim. (Wikimedia Commons)

7. Uống sữa đậu nành thường xuyên
Cùng là đạm, nhưng đạm thực vật rất khác biệt so với protein động vật. Nếu chúng ta dùng quá nhiều đạm động vật, thì sẽ có nguy cơ tăng mỡ máu, lắng đọng lipid, xơ cứng thành mạch. Vấn đề này lại không xảy ra khi sử dụng nhiều protein thực vật, đôi khi chúng còn đem lại nhiều lợi ích cho sức khỏe như chất Isoflavones trong đậu nành.

Isoflavones trong đậu nành là một loại phytoestrogen, rất có lợi cho việc trì hoãn sự lão hóa, đối phó với thời kỳ mãn kinh, ngăn ngừa xơ cứng động mạch, bảo vệ tim và não.

8. Tập thể dục trước bữa ăn để giúp mạch máu không bị lão hóa
Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, tập thể dục nửa tiếng mỗi ngày như đi bộ, đạp xe, chạy bộ, bơi lội, khí công, thiền định… có thể giúp giảm cân, giảm xơ cứng mạch máu, tăng cường trẻ hóa mạch máu và ngăn ngừa quá trình lão hóa. Nếu bạn tập thể dục vừa phải thường xuyên trước bữa ăn thì tác dụng bảo vệ mạch máu càng tốt.

Thiện Đức
- Theo NTD tiếng Trung.

Sức khoẻ


BÀI CHỌN LỌC

4 dấu hiệu báo động mạch của bạn đang bị tắc nghẽn và những cách ngăn ngừa chúng