4 hiểu lầm lớn về vắc xin, người khỏi bệnh do Covid-19 có nên tiêm chủng không?

Giúp NTDVN sửa lỗi

Một nghiên cứu của Phòng khám Cleveland (Ohio, Hoa Kỳ), một trong những tổ chức y tế hàng đầu thế giới, cho thấy có một nhóm người "không được hưởng lợi từ việc tiêm chủng vắc xin Covid-19".

Nhóm người "không được hưởng lợi từ vắc xin Covid-19"

Một nghiên cứu được thực hiện bởi Hệ thống Y tế Phòng khám Cleveland ở bang Ohio (Hoa Kỳ), phát hiện ra rằng những người bị nhiễm virus một cách tự nhiên, "có thể không thu được bất kỳ lợi ích nào từ việc tiêm vắc xin Covid-19”.

Hệ thống Y tế Phòng khám Cleveland đã tiến hành theo dõi hơn 50.000 người trong vòng 5 tháng để tính tỷ lệ tích lũy các ca nhiễm mới, và phát hiện:

  • Đối với những người chưa bị nhiễm Covid-19 và chưa được tiêm phòng, tỷ lệ mắc bệnh tích lũy tăng đều theo thời gian.
  • Những người đã bị nhiễm Covid-19 một cách tự nhiên nhưng chưa được tiêm phòng, những người đã bị nhiễm virus và đã được tiêm phòng, xác suất lây nhiễm lại đối với virus corona gần như bằng không.
  • Những người chưa bị nhiễm bệnh và đã được tiêm phòng, xác suất nhiễm bệnh trong vòng 100 ngày gần như bằng không, và tỷ lệ mắc bệnh sau đó tăng lên một chút.

Nghiên cứu này mang đến cho chúng ta một thông tin mới: những đối tượng trước đó đã bị nhiễm COVID-19 một cách tự nhiên sẽ không có khả năng bị nhiễm lại, bất kể họ có được tiêm phòng hay không.

Khả năng miễn dịch có được từ nhiễm Covid-19 tự nhiên là đủ để ngăn ngừa hiệu quả nguy cơ lây nhiễm virus corona mới trong tương lai.

Hệ thống miễn dịch của cơ thể người có nhiều mặt, giống như một đội quân hùng mạnh. Nếu người bệnh có thể sống sót sau đợt nhiễm virus đầu tiên và phục hồi sức khỏe, đó sẽ là một bài kiểm tra toàn diện cho các tế bào của cơ thể.

Lúc này, cơ thể phải đối mặt với một loại virus thực sự, nó giống như trải qua một trận chiến cam go. Sau một trận chiến như vậy, các tế bào của cơ thể sẽ sản sinh ra ký ức.

Nhưng vắc xin chỉ là một phần bề mặt của protein virus mô phỏng, giống như một mức độ tập thể dục. Vì vậy, sau khi nhiễm bệnh, miễn dịch tự nhiên sinh ra là miễn dịch toàn diện và lâu dài nhất.

Tất nhiên, chúng ta không mong đợi có được kháng thể thông qua lây nhiễm tự nhiên. Chúng ta không thể chỉ tập trung vào những người sống sót sau đợt nhiễm trùng, mà còn bao gồm những người đã không may qua đời và bị bệnh nặng sau khi bị nhiễm trùng.

Vì vậy, tốt nhất là bạn có thể trực tiếp ngăn chặn virus bằng cách dựa vào khả năng miễn dịch của chính mình và không để bị lây nhiễm.

4 hiểu lầm phổ biến về vắc xin

Tiến sĩ Anthony Fauci đã từng nói rằng những người đã bị nhiễm bệnh một cách tự nhiên, nếu được tiêm phòng thì kháng thể virus trong cơ thể sẽ “chất cao như núi”.

Tuy nhiên, tiến sĩ Patrick Whelan của Đại học California (Los Angeles) cũng tuyên bố trên Tạp chí Y khoa Anh rằng, mặt khác, lượng kháng thể “chất cao như núi” này cũng có thể gây ra tác dụng phụ toàn thân.

Những người đã mắc Covid-19 tự nhiên không cần thiết tiêm phòng lại, vì trong cơ thể họ đã tự sinh ra kháng thể sau khi nhiễm virus, việc bổ sung càng nhiều kháng thể không nhất định là càng tốt. Cần nhớ rằng, sự việc gì cũng có hai mặt.

Dưới đây là 4 hiểu lầm chính về vắc xin:

Hiểu lầm 1: Càng nhiều kháng thể càng tốt

Một nghiên cứu lớn của Anh được công bố trên tạp chí The Lancet Infection Diseases cho thấy, so với những người không mắc Covid-19, những người từng nhiễm coronavirus sau khi tiêm chủng sẽ phải đối mặt với nhiều tác dụng phụ hơn.

Bất kể tác dụng phụ toàn thân hoặc tại chỗ, các tác dụng phụ đều tăng lên sau liều đầu tiên và liều thứ hai.

Trong đó bao gồm 56% khả năng gặp tác dụng phụ nghiêm trọng phải nhập viện, hơn 100% trường hợp khó thở, hơn 124% sốt và hơn 78% tình trạng bệnh tương tự cúm.

Tiêm phòng sau khi nhiễm virus corona có thể gây ra tác dụng phụ toàn thân nếu sản xuất quá nhiều kháng thể.

Các phức hợp miễn dịch được hình thành bởi quá nhiều kháng thể và kháng nguyên vắc xin có thể lắng đọng trên khớp, màng não và thậm chí kể cả thận và nhiều bộ phận khác, từ đó dẫn đến sự xuất hiện của các triệu chứng, đây có thể là cơ chế bệnh sinh.

Hiểu lầm 2: Không muốn kháng thể suy giảm theo thời gian

Trao đổi chất là một quy luật bất biến. Bao gồm các tế bào của chính cơ thể con người phải được thay thế thường xuyên.

Ví dụ: tế bào da sẽ tự đổi mới một lần trong 28 ngày; tế bào niêm mạc dạ dày sẽ thay mới 3 ngày một lần. Khi các chất tích tụ đến một mức độ nhất định, chúng phải được loại bỏ khỏi máu. Lúc này, máu sẽ dính như mật ong.

Có câu nói, cái cũ nếu không mất đi thì cái mới sẽ chưa đến, đây chính là biểu hiện của chức năng tự sửa chữa của cơ thể. Người có sức khỏe tốt thì khả năng tự đổi mới ổn định và mạnh mẽ. Đây cũng là một trong những bí ẩn của cơ thể con người.

Hiểu lầm 3: Kháng thể có thể bảo vệ chúng ta khỏi Covid-19 một cách hiệu quả

Sự bảo vệ của các kháng thể chỉ là một phần của khả năng miễn dịch tổng thể.

Hệ thống miễn dịch của con người cũng bao gồm các hàng rào vật lý, hàng rào biểu mô niêm mạc và hàng rào tế bào miễn dịch tự nhiên, tất cả đều rất quan trọng.

Có kháng thể không nhất thiết đảm bảo rằng bạn sẽ không bị nhiễm bệnh. Ví dụ, nhiễm trùng đột phá vẫn có thể xảy ra sau khi được chủng ngừa.

Hiểu lầm 4: Kháng thể làm tăng trí nhớ miễn dịch

Không phải là sau khi tiêm vắc xin, kháng thể sẽ có ký ức và thực tế là bản thân kháng thể không có ký ức.

Trí nhớ miễn dịch là khả năng được lưu trữ trong toàn bộ hệ thống miễn dịch của cơ thể, bao gồm tế bào biểu mô, tế bào miễn dịch tự nhiên, tế bào B và tế bào T.

Hiện tại làn sóng bùng phát dịch bệnh đã đến đợt thứ 5, số người chết trên toàn thế giới chưa có dấu hiệu thuyên giảm.

Trong hoàn cảnh này, dù tiêm phòng hay không, chúng ta cũng phải tự bảo vệ mình bằng khả năng miễn dịch tự nhiên của cơ thể, bao gồm thể trạng, chế độ dinh dưỡng, làm việc và nghỉ ngơi... để giảm khả năng lây nhiễm virus, thậm chí kể cả khi mắc virus, tình trạng bệnh cũng sẽ không chuyển biến nặng.

Hoàng Tuấn
Theo Epoch Times


4 hiểu lầm lớn về vắc xin, người khỏi bệnh do Covid-19 có nên tiêm chủng không?