4 huyệt vị nhất định phải biết cho người hay bị trúng nắng, chóng mặt, mệt mỏi

Giúp NTDVN sửa lỗi

Với những người hay phải tiếp xúc với ánh nắng mặt trời gay gắt trong thời gian dài, hoặc thường xuyên ra vào phòng điều hoà khiến nhiệt độ thay đổi đột ngột, thì thường dễ mắc hiện tượng cảm nắng, dẫn đến xuất hiện các triệu chứng như: chóng mặt, đau đầu, mệt mỏi, thậm chí hôn mê...

Trong cuốn Bàn cổ luận kim về Trung Y, Danh y Hồ Nãi Văn có đưa ra phép bấm huyệt đơn giản tại 4 vị trí giúp đẩy lùi các triệu chứng cảm nắng như: chóng mặt, tức ngực, buồn nôn, khô miệng, nóng nảy, uể oải… 4 huyệt vị “giải nắng” đó cụ thể là:

1. Huyệt Đại Chuỳ

Huyệt ở dưới xương to (đại) ở cổ, có hình dáng giống quả chùy (chùy).

Ngồi ngay, hơi cúi đầu xuống một chút, phần dưới cổ nổi lên từ 1-3 u xương tròn, đặt lên mỗi u xương 1 ngón tay rồi bảo người bệnh quay đầu qua lại về bên phải, bên trái, cúi, ngửa, u xương tròn nào cao nhất động đậy dưới ngón tay nhiều là đốt sống cổ số 7, huyệt ở chỗ lõm ngay dưới đầu mỏm gai của đốt này.

Tác dụng: Trị cổ gáy đau cứng, mệt mỏi, nhức đầu, tức ngực.

2. Huyệt Hợp Cốc

Huyệt ở vùng hổ khẩu, có hình dạng giống như chỗ gặp nhau (hợp) của miệng hang (cốc).

(a) Ở bờ ngoài, giữa xương bàn ngón 2.
(b) Khép ngón trỏ và ngón cái sát nhau, huyệt ở điểm cao nhất của ụ cơ tạo thành bởi ngón trỏ và ngón cái.
(c) Ngón tay cái và ngón tay trỏ xòe rộng, lấy nếp gấp giữa đốt 1 và đốt 2 của ngón tay cái bên kia để vào vùng da nối ngón trỏ và ngón cái (hổ khẩu tay này, đặt áp đầu ngón cái lên mu bàn tay giữa 2 xương bàn 1 và 2), đầu ngón tay ở đâu, nơi đó là huyệt, ấn vào có cảm giác ê tức.

Lưu ý: Không áp dụng cho phụ nữ có thai.

Tác dụng: Trị cảm cúm, sốt, tê tay.

Trong cơn say nắng nhẹ, nếu bạn bị chóng mặt, buồn nôn, kiệt sức và các triệu chứng khác, bạn có thể xoa bóp bốn điểm của Đại Chùy, Hợp Cốc, Nội Quan và Khúc Trì (Được cung cấp bởi "Trung Y của người xưa")

3. Huyệt Khúc Trì

Huyệt ở chỗ lõm (giống cái ao = trì) khi tay cong (khúc) lại.

Co khuỷu tay vào ngực, huyệt ở đầu lằn chỉ nếp gấp khuỷu, nơi bám của cơ ngửa dài, cơ quay 1, cơ ngửa ngắn khớp khuỷu.

Tác dụng: Trị sốt, cảm cúm, đau vai, đau cánh tay.

4. Huyệt Nội Quan

Trên cổ tay 2 thốn, giữa khe gân cơ gan tay lớn và bé.

Tác dụng: Trị nôn mửa, hồi hộp, mất ngủ.

Ngoài ra, đối với người cảm nắng mà hôn mê, ý thức không thanh tỉnh, thì ấn vào Nhân Trung hoặc huyệt Bách Hội.

Huyệt Nhân Trung nằm trên đường giữa tại chỗ tiếp nối ⅓ trên và ⅔ dưới rãnh mũi-môi. Khi dùng lực ở đầu ngón tay ấn vào huyệt này, người bệnh sẽ cảm thấy đột nhiên đau nhói và lập tức tỉnh dậy.

Huyệt Bách Hội nằm ở ngay tại điểm giữa đường nối vòng hai chóp tai, là nơi giao hội của tất cả kinh mạch trong cơ thể. Dùng lực ngón tay bấm vào huyệt này cũng dần khiến người bệnh tỉnh dậy.

Bác sĩ Hồ còn đưa ra biện pháp ông hay dùng để cấp cứu nhanh đối với người bất tỉnh do cảm nắng bằng việc châm mười đầu ngón tay (huyệt Thập Tuyên) chảy máu.

Bác sĩ Hồ Nãi Văn là bác sĩ Đông Y nổi tiếng ở Đài Loan đã hành nghề trên 20 năm, có thời gian làm việc tại trường Đại học Stanford hơn một thập niên. Ông từng được tờ Forever Green Monthly, một tạp chí sức khỏe chuyên nghiệp ở Đài Loan phỏng vấn cho ấn bản tháng Mười năm 2002. Ông là người đưa ra rất nhiều phương pháp trị bệnh tự nhiên không dùng thuốc, được nhiều người Đài Loan tin tưởng và áp dụng theo.

Hoàng Hoa
- Theo The Epoch Times.



BÀI CHỌN LỌC

4 huyệt vị nhất định phải biết cho người hay bị trúng nắng, chóng mặt, mệt mỏi