4 lý do khiến trí nhớ suy giảm (Phần 1)

Giúp NTDVN sửa lỗi

Đôi lúc bạn quên điều gì đó, bạn cảm thấy bản thân thật đãng trí mà không biết lý do. Làm thế nào để phân biệt chứng đãng trí và sa sút trí tuệ?

Tại sao trí nhớ kém đi?

Tình trạng hay quên không chỉ xảy ra ở người già mà còn rất phổ biến ở người trẻ. Yếu tố tâm lý và chất lượng giấc ngủ kém là những lý do phổ biến nhất khiến trí nhớ của con người suy giảm.

● Căng thẳng, lo lắng và trầm cảm

Để lưu trữ ký ức, não bộ cần trải qua một quá trình. Lin Zhihao, một nhà giải phẫu thần kinh và là Giám đốc Trung tâm Đột quỵ tại Bệnh viện Linxin, đã mô tả rằng:

"Quá trình 'lắng nghe' thông tin ở đầu, giống như đọc dữ liệu bằng máy tính. Để những dữ liệu này trở thành bộ nhớ dài hạn, chúng cần được lưu trữ trong 'đĩa cứng' (bộ não). Khi cần nhớ lại, dữ liệu sẽ được đọc từ 'đĩa cứng'."

Không ít người trẻ tuổi thường xuyên ở trong trạng thái căng thẳng, lo lắng làm ảnh hưởng đến khả năng tập trung, khiến não bộ khó ghi chép thông tin, từ đó không thể nhớ được.

Ngoài ra, trầm cảm còn có thể được gọi là “chứng mất trí nhớ giả”. Khi một người bị trầm cảm nghiêm trọng, anh ta không có ý định quan sát thông tin trong môi trường, và anh ta sẽ không lắng nghe những gì người khác nói.

Trong những trường hợp như vậy, mất trí nhớ sẽ xảy ra. Bệnh trầm cảm có thể dễ bị nhầm lẫn với bệnh sa sút trí tuệ ở người lớn tuổi.

● Chất lượng giấc ngủ kém

Ngủ không ngon giấc sẽ ảnh hưởng đến não bộ, vì giấc ngủ ngon có thể giúp não bộ củng cố trí nhớ.

Thức khuya, ngủ không đủ giấc, ngủ quá nhiều, mất ngủ, ngủ nhẹ và mơ, thức giấc thường xuyên vào ban đêm, cảm giác không được sung sức sau khi thức dậy… đều thuộc về chất lượng giấc ngủ kém.

Một nghiên cứu năm 2020 được công bố trên Tạp chí của Hiệp hội Lão khoa Hoa Kỳ cho thấy, so với những phụ nữ ngủ 7-8 giờ mỗi đêm, người ngủ từ 5 giờ trở xuống và 9 giờ trở lên có kết quả kém hơn trong các bài kiểm tra trí não, khả năng ghi nhớ cũng yếu hơn.

● Thiếu vitamin B12

Vitamin B12 rất quan trọng đối với sự ổn định của thần kinh, khi cơ thể thiếu vitamin B12 thì trí nhớ cũng sẽ suy giảm.

Loại vitamin có hầu hết trong thức ăn động vật, những người ăn chay lâu ngày hoặc những người tiêu hóa kém hấp thu rất dễ bị thiếu vitamin B12.

Ngoài ra, những bệnh nhân thường xuyên uống thuốc dạ dày cũng có thể không đủ vitamin B12, vì thuốc dạ dày sẽ ảnh hưởng đến quá trình hấp thụ chất dinh dưỡng.

Lin Zhihao cho biết: “Đôi khi chúng tôi yêu cầu bệnh nhân xét nghiệm máu để kiểm tra xem có thiếu hụt vitamin B12 hay không. Bổ sung vitamin B12 ở những bệnh nhân này có thể cải thiện chứng hay quên".

● Cơ thể có bệnh

Bệnh nhân suy giáp sẽ cảm thấy chán nản và yếu ớt, trí nhớ cũng kém đi.

Những người bị đau nửa đầu nặng dễ gặp phải tình trạng sương mù não, làm giảm khả năng tập trung và các bệnh nhân thường than phiền về trí nhớ kém.

Các yếu tố khác bao gồm thoái hóa não do lão hóa tự nhiên và uống rượu quá nhiều, đều ảnh hưởng đến trí nhớ ngắn hạn.

Phân biệt giữa chứng đãng trí và sa sút trí tuệ

Làm thế nào để phân biệt giữa đãng trí và sa sút trí tuệ? Chủ yếu dựa vào 2 điểm: tần suất và mức độ nghiêm trọng.

- Đãng trí: Những điều chỉ thỉnh thoảng xảy ra và bị lãng quên nhưng sau khi được nhắc nhở thì bạn vẫn có thể nhớ được.

- Mất trí nhớ / Sa sút trí tuệ: Dù đã được nhắc nhưng bạn vẫn không cảm thấy có ấn tượng gì, tình trạng này hầu như ngày nào cũng xuấthienej, thậm chí mức độ quên ngày càng nặng.

Ví dụ, quên cách về nhà, quên cách quá giang xe… ảnh hưởng đến cuộc sống.

>> Xem tiếp: Trí nhớ suy giảm: 6 cách để tăng cường não bộ và ngăn ngừa thoái hóa trí tuệ (Phần 2)

Hoàng Tuấn
Theo Epoch Times tiếng Trung



BÀI CHỌN LỌC

4 lý do khiến trí nhớ suy giảm (Phần 1)