4 trường hợp không được uống nước đá

Giúp NTDVN sửa lỗi

Mùa hè mà được uống nước đá thỏa thích thì còn gì bằng, nhưng không phải ai cũng uống được nước đá. Nếu bạn thuộc 1 trong 4 trường hợp sau, hay chờ tới thời điểm phù hợp để giải khát với nước đá...

Rất khó để không dùng nước đá hoặc nước lạnh, nhưng có những trường hợp bạn nhất định phải tránh:

1. Trong kỳ kinh nguyệt

Nước đá có tính hàn và ngưng sáp, uống nước đá và ăn đá trong kỳ kinh dễ gây đau bụng kinh và tắc kinh. Phụ nữ hay bị đau bụng kinh cũng nên hạn chế uống nước đá kể cả ngoài kỳ kinh.

2. Khi bị cảm lạnh

Ngoài việc không nên uống nước đá khi bị cảm lạnh, thì những người thường dễ bị cảm lạnh cũng nên hạn chế uống nước đá.

3. Ngay sau khi tập thể dục

Tại thời điểm này, các mạch máu đang giãn rộng, do đó bạn chỉ nên uống nước ấm hay nước nguội. Bạn có thể uống một chút nước mát khi hơi thở và nhịp tim đã bình hòa trở lại và mồ hôi được giảm bớt.

Ảnh minh họa: người Trung Quốc đeo khẩu trang khi chạy bộ. (Ảnh: China News Service via Getty Images)
Sau khi chạy bộ cũng nên hạn chế uống nước đá... (Getty Images)
4. Sau khi ăn lẩu hoặc bữa ăn lớn

Khi hệ thống tiêu hóa đang được bơm nhiều máu để thực hiện quá trình tiêu hóa thì không nên ăn đá hoặc uống nước đá. Một số nhà hàng lẩu có thể bán kèm các sản phẩm đồ uống lạnh, nhưng sau khi ăn lẩu mà uống đồ lạnh sẽ khiến trong dạ dày như "có hai tầng đá và lửa", rất hại cho dạ dày và đường ruột.

Nếu bạn vẫn muốn uống nước đá...

Khi muốn giải nhiệt thì bạn nên sử nước lạnh thay vì nước đá. Nhưng nếu không thể chịu được và bạn vẫn muốn uống nước đá, thì đừng quên những phương pháp thực dưỡng bổ cứu sau:

    • Trà gừng và táo tàu: Gừng già và táo tàu đỏ, hãm với nước sôi, uống nóng. Gừng già có tác dụng làm ấm dạ dày hơn gừng non.
    • Dùng hạt tiêu để nấu ăn: loại gia vị này có thể làm ấm dạ dày.

Tự kiểm tra độ nhạy cảm trước đá

Có một cách rất đơn giản để bạn biết cơ thể mình có thể chịu đựng được bao nhiêu đá: cầm đá hoặc đồ uống lạnh bằng một tay, thử không đổi tay hơn 1 phút mà tay không bị đau, không cần đổi sang tay còn lại.

Bác sĩ Đông Y Diệp Khải Dân nói rằng: nếu bạn phải đổi tay chỉ sau chưa đầy 1 phút, thì điều này có nghĩa là khí lạnh sẽ dễ dàng ngưng kết khí huyết trực tiếp ngay trong dạ dày. Lượng đá mà những người dễ bị lạnh tay chân có thể chịu đựng được là rất hạn chế, vậy nên họ không phù hợp để ăn các sản phẩm lạnh hoặc uống nước đá.

Đăng Tâm
- Theo The Epoch Time.

Sức khoẻ


BÀI CHỌN LỌC

4 trường hợp không được uống nước đá