5 dạng chất lỏng quan trọng trong cơ thể, đừng để chúng khô kiệt

Giúp NTDVN sửa lỗi

Cơ thể người có một số dạng chất lỏng đóng vai trò quan trọng đối với sức khỏe, bao gồm nước mắt, mồ hôi, nước bọt, máu và nước tiểu, chẳng hạn như chuyển hóa chất dinh dưỡng, bài tiết chất thải và điều hòa nhiệt độ cơ thể.

1. Nước mắt: Lối thoát cho cảm xúc

Thói quen sử dụng các thiết bị điện tử như điện thoại di động, máy tính đã khiến cho đôi mắt bị lạm dụng quá mức, tiết nước mắt liên tục dẫn đến tình trạng cận thị, khô mắt.

Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng sau khi trút bỏ cảm xúc qua nước mắt, những suy nghĩ tiêu cực có thể giảm đi 40%. Nước mắt là lối thoát cho cảm xúc và là một kênh quan trọng để cơ thể và tâm trí "giải độc".

Lợi ích của việc khóc

  • Dưỡng ẩm cho mắt: Chảy nước mắt có thể làm ẩm và bảo vệ mắt, đồng thời có tác dụng chống ngứa và khô mắt.
  • Giúp ngủ ngon: Cảm xúc được giải tỏa, có ích cho giấc ngủ.
  • Tăng cường khả năng miễn dịch: Chảy nước mắt rất tốt cho tuần hoàn máu và hệ hô hấp, đồng thời có thể nâng cao khả năng miễn dịch.

Mẹo chăm sóc mắt

- Chú ý cho mắt nghỉ ngơi, tránh sử dụng điện thoại di động, máy tính trong thời gian dài.

- Chớp mắt thường xuyên để tránh khô mắt.

- Uống một ít trà hoa cúc, ăn cà rốt, gan lợn và các loại thực phẩm tốt cho gan và cải thiện thị lực.

2. Mồ hôi: Giúp cơ thể giải nhiệt

Đổ mồ hôi là một trong những cách chính để cơ thể đào thải chất độc ra ngoài, giúp chăm sóc da, kiểm soát huyết áp, thúc đẩy quá trình tiêu hóa, đây cũng là cách để điều hòa thân nhiệt. Đổ mồ hôi bất thường có liên quan đến sức khỏe:

- Đổ mồ hôi ban đêm: Triệu chứng này chỉ xuất hiện khi ngủ và ngừng lại sau khi thức dậy. Nguyên nhân chung là do âm hư, cần cảnh giác với bệnh lao phổi.

- Mồ hôi lạnh: Tình trạng này thông thường là do khí hư dẫn đến, vệ khí không đủ gây nên, tương đối phổ biến. Mồ hôi dạng này thường không phải do sốt hay nhiệt, ngược lại, người bệnh có xu hướng sợ lạnh, tứ chi lạnh run.

- Mồ hôi một phần: Mồ hôi một phần, còn được gọi là "mồ hôi nửa người", chỉ ra rằng mồ hôi tập trung ở một bên của cơ thể, bên trái hoặc bên phải, trên hoặc dưới cơ thể.

Đa số là do khí huyết kém, vệ sinh dinh dưỡng kém, bệnh nhân bị phong thấp hay liệt nửa người thường ra mồ hôi một phần, nếu người già ra mồ hôi một phần thường là dấu hiệu của bệnh tai biến mạch máu não.

Lợi ích của đổ mồ hôi

- Giải độc: Đổ mồ hôi có thể tăng tốc độ trao đổi chất và thải độc tố ra khỏi cơ thể một cách hiệu quả.

- Kiểm soát huyết áp: Khi đổ mồ hôi, các mao mạch sẽ nở ra, đồng thời tính đàn hồi của thành mạch máu tăng lên, giúp giảm huyết áp.

- Chăm sóc và làm đẹp da: Lượng mồ hôi tiết ra vừa phải có thể làm sạch lỗ chân lông, duy trì vẻ đẹp và trì hoãn quá trình lão hóa da.

Tốt nhất nên đổ mồ hôi thông qua đi bộ, chạy, bơi lội và các môn thể thao khác mỗi tuần một lần. Không nên uống nhiều nước ngay sau khi tập, tốt nhất nên đợi đến khi đổ mồ hôi rồi mới từ từ bù nước.

3. Nước bọt: Chất khử trùng tự nhiên cho miệng

Nước bọt làm ẩm và làm sạch miệng, tiêu diệt vi khuẩn sinh cao răng, hòa tan các chất gây hại cho răng, làm mềm thức ăn để dễ nuốt hơn và phá vỡ tinh bột để hỗ trợ tiêu hóa.

Vai trò chính của nước bọt

- Kháng khuẩn: Nước bọt có tác dụng kháng khuẩn nhất định, có thể ngăn ngừa viêm miệng, cổ họng và nướu răng.

- Hỗ trợ tiêu hóa: Chứa một lượng lớn men amylase, có thể thủy phân tinh bột thành đường maltose giúp dễ hấp thu.

4. Máu: Vận chuyển dinh dưỡng

Máu chứa nhiều chất dinh dưỡng khác nhau và lưu trữ thông tin sức khỏe của cơ thể. Nó không chỉ đảm nhận nhiệm vụ vận chuyển chất dinh dưỡng và oxy, mà còn có chức năng miễn dịch mạnh mẽ để hoạt động như một cơ quan bảo vệ cơ thể.

Rối loạn mỡ máu và các vấn đề về độ nhớt của máu do chế độ ăn uống nhiều dầu mỡ và vận động không đủ gây nên.

Các vấn đề sức khỏe liên quan đến máu

- Yếu chân tay: Khí huyết không đủ dễ gây suy nhược toàn thân, tê bì tay chân.

- Bệnh tim mạch: Nồng độ máu quá cao, huyết động không đủ có thể gây suy tim và các bệnh liên quan khác.

- Suy giảm trí nhớ: Máu cung cấp lượng oxy cần thiết cho não, và phải có đủ lượng máu cung cấp cho não hoạt động bình thường.

Cách cải thiện chất lượng máu

Các phương pháp chính để cải thiện chất lượng máu là: tránh chế độ ăn quá nhiều đường, nhiều muối, nhiều dầu và nhiều calo, chú ý ăn uống điều độ; tập thể dục hợp lý và kiểm soát cân nặng để tránh béo phì.

Ngoài ra, việc cai thuốc lá và hạn chế rượu bia cũng rất quan trọng.

Cai thuốc lá có thể ngăn chặn các chất độc hại như nicotine và hắc ín xâm nhập vào mạch máu, cản trở quá trình chuyển hóa mỡ máu. Trong khi hạn chế rượu bia có thể làm tổn thương tế bào gan.

5. Nước tiểu: Một phong vũ biểu của sức khỏe

Nước tiểu là chất lỏng được cơ thể bài tiết ra ngoài qua hệ tiết niệu và đường tiết niệu phục vụ nhu cầu chuyển hóa. Nó có thể điều chỉnh sự cân bằng nước và điện giải trong cơ thể và loại bỏ các chất thải chuyển hóa.

Vai trò chính của nước tiểu

- Chuyển hóa chất thải trong cơ thể và duy trì cân bằng điện giải: Đây là vai trò cơ bản nhất của quá trình tiểu tiện.

- Duy trì nhiệt độ cơ thể và giảm huyết áp: Tiểu tiện có thể làm giảm nhiệt độ cơ thể, người bị sốt cao cần uống nhiều nước để thúc đẩy quá trình tiểu tiện và hạ nhiệt độ cơ thể.

- Kiểm tra thể trạng: Thông qua khám nước tiểu, người ta có thể chẩn đoán được tình trạng của cơ thể, ví dụ như lượng protein, một số lượng lớn bạch cầu và tế bào máu trong nước tiểu bình thường.

Thông thường, bạn nên uống nước thường xuyên để đảm bảo quá trình thải độc diễn ra suôn sẻ, nói chung là khoảng 2000ml mỗi ngày, tối đa không quá 3000ml, không nên nhịn tiểu, nếu không sẽ dễ dẫn đến các bệnh liên quan đến tuyến tiền liệt.

Bảo Vy
Theo Secret China



BÀI CHỌN LỌC

5 dạng chất lỏng quan trọng trong cơ thể, đừng để chúng khô kiệt